Tổng hợp thông tin, tác dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Kim Quýt | Canh Điền

Cây kim quýt sở hữu thân hình gai góc nên thích hợp uốn nắn tạo cây bonsai vô cùng đẹp mắt bởi thế mà giá trị của nó cũng khá cao. Quả kim quýt khi chín mang hương vị rất độc đáo, nó hội tụ đủ những vị chua, cay, the mát, mặn ngọt chúng không chỉ là phương thuốc chữa bệnh đường hô hấp mà còn tạo bản lĩnh cho phái “mày râu”.

I. Giới thiệu về cây Kim quýt

  • Tên thường gọi: Cây kim quýt
  • Tên gọi khác: Cây kim quất
  • Tên khoa học: Triphasia trifolia
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Rutaceae (họ cam)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây kim quýt có xuất xứ từ vùng châu Á nhiệt đới
  • Nơi sống: Cây kim quýt mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam từ tỉnh Khánh Hòa trở vào
  • Phân bố: Cây được trồng rộng rãi ở khắp cả nước qua con đường giao thương cây cảnh bởi giá trị khá cao của nó. Cây phân bố chủ yếu ở các nước Việt Nam, Thái lan, Indonesia…
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Màu sắc của hoa: Cây kim quýt có hoa màu trắng
aay kim quýt
Cây kim quýt mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam từ tỉnh Khánh Hòa trở vào

II. Đặc điểm của cây Kim quýt

  • Hình dáng bên ngoài: Cây kim quýt là cây thân gỗ nhỏ, sinh trưởng chậm phân cành thấp sát gốc, thân cành có gai nhọn hướng lên như chông nhọn.
  • Kích thước: Cây mọc tự nhiên cao khoảng 8 – 10m, đối với cây bonsai có chiều cao cây khoảng 1.5 – 3m.
  • Lá: Lá cây kim quýt là dạng lá chét hình bầu dục, có 3 lá trên cùng một cuống, trong đó có lá chính to và 2 lá phụ nhỏ hơn ở hai bên gốc lá. Lá mang màu xanh đậm, dày và bóng bẩy quanh năm.
  • Hoa: Hoa kim quýt thường mọc theo cụm từ kẽ lá, mỗi cụm có từ 1 – 3 bông với tông màu trắng chủ đạo. Khi nở hoa có màu trắng sáng và có mùi thơm rất đặc biệt.
  • Quả: Quả kim quýt thường ra cùng một lứa, khi non màu xanh, tròn, có múi, đỏ mọng kích thước chỉ bằng viên bi. Khi chín ăn có vị chua, the mát, ngọt…bên trong lõi có chứa 1 – 2 hạt giống hạt chanh.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Kim quýt

1. Ý nghĩa phong thủy

Theo quan niệm phong thủy của người Việt, thì những loại cây có tán lá xanh bóng, sai quả trĩu cành, quả đỏ mọng tròn trịa là những cây mang lại phong thủy tốt cho gia chủ và cả những người chiêm ngưỡng.

Xem thêm  Cây Vạn niên thanh leo cột

Cây kim quýt cũng được coi là loại cây phong thủy đó, nó mang ý nghĩa gia đình hạnh phúc tròn trịa, viên mãn, tiền bạc dồi dào, phát tài phát lộc.

2. Tác dụng

  • Tác dụng trang trí, làm cảnh

Cây kim quýt có thể trồng ngoài sân vườn để làm cảnh hoặc làm cây bóng mát, đặc biệt cây có thế đẹp có thể trồng trong chậu uốn nắn làm cây bonsai vô cùng bắt mắt và giá thành cũng khá cao.

  • Tác dụng chữa bệnh

Lá và quả kim quýt cũng là một vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp rất hiệu quả, vị the mát của nó có thể làm dịu cơn đau họng, tiêu đờm trừ ho và bổ phế. Ngoài ra, một số tài liệu y khoa đã nghiên cứu, loại quả này còn giúp cho phái “mày râu” thăng hoa, sung mãn trong chuyện giường chiếu.

  • Tác dụng khác

Quả kim quýt phơi hoặc sấy khô đến khi héo nhăn vỏ giống như nho khô cũng là một thứ quả dùng ngâm rượu uống có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giảm đau mình mẩy, xương khớp. Ngoài ra, quả còn được dùng để làm mứt và nấu thành siro trị ho uống có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Tìm hiểu về cây kim quýt
Cây mang ý nghĩa gia đình hạnh phúc tròn trịa, viên mãn, tiền bạc dồi dào, phát tài phát lộc.

IV. Vị trí đặt cây kim quýt trong nhà

Có thể chọn những chậu cây kim quýt có kích cỡ khác nhau để trang trí ở những vị trí khác nhau. Cụ thể, cây cỡ nhỏ để trong phòng ngủ, bàn làm việc cạnh máy tính, cây cỡ trung để bàn nước phòng khách, văn phòng, cây cỡ to trang trí ở cạnh cửa, sảnh vào các tòa nhà. Các vị trí trên đều rất hợp lý bởi cây không chỉ làm đẹp cho căn nhà mà còn thanh lọc không khí giúp thông thoáng nhà cửa.

V. Cách trồng và chăm sóc cây Kim quýt

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống

Cây kim quýt được nhân giống bằng cách chiết cành, ghép cành và gieo hạt nhưng biện pháp này thương lâu cho thu hoạch quả nên ít khi dùng.

  • Giống và đất trồng

Nếu trồng với mục đích làm dược liệu: thì chọn biện pháp nhân giống chiết cành và ghép cành sẽ nhanh cho thu hoạch.

Chọn những cành kim quýt khỏe, lá xanh tốt, đảm bảo rễ đẹp, thân không bị tổn thương khi trồng sẽ sinh trưởng nhanh hơn.

Xem thêm  24 thế cây bonsai cây cảnh cổ truyền và hiện đại phổ biến nhất

Đất trồng có thể lên luống cao khoảng 20 – 30cm nếu là đất ruộng bằng phẳng hay ngập úng, có thể làm luống trồng hai hàng cây hoặc ba hàng cây tùy ý.

Đất trồng cây kim quýt phải được bừa kỹ, cuốc hố sâu 20 x 20cm, cây x cây là 2 – 3m, hàng x hàng là 4m. Lót phân chuồng ủ ải ít nhất là 4 tháng, ủ khoảng 1 tháng mới trồng cây.

Nếu trồng làm cây cảnh: thì chọn cây gieo hạt thì mới có dáng vẻ đẹp tự nhiên và dễ uốn nắn.

Đất trồng cây kim quýt nên dùng loại đất vi sinh lấy 20% trộn thêm đất thịt hoặc đất cát pha cộng với 10% trấu mục, đảo đều tất cả rồi cho vào chậu để sẵn.

Nên dùng chậu có kích thước nhỏ trước, khi cây trưởng thành sẽ thay đổi chậu và đất sang loại to hơn.

  • Cách trồng:

Đối với cây trồng dược liệu: Khi đã chuẩn bị đủ giống cây kim quýt cần thiết tiến hành trồng ngay. Xé bỏ phần túi bầu, đặt cây xuống hố đã cuốc sẵn, giữ cho cây thẳng đứng rồi vùi đất lại. Tưới nước ngay sau khi trồng.

Đối với cây kiểng: Cách trồng cây kim quýt kiểng thì rất đơn giản nhưng để uốn nắn, tạo kiểu bonsai cho cây lại không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi người trồng cây phải hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kiểng mới thiết kế được những kiểu cây kim quýt bonsai đẹp. Một công trình nghệ thuật bonsai đẹp cần phải hội tụ những yếu tố toàn diện đó là sự tạo hình, uốn nắn tỉ mỉ và sự kết hợp giữa chậu và cây phải thật hài hòa.

2. Cách chăm sóc cây

  • Đối với cây dược liệu:

Cần tưới tắm thường xuyên cho đất và cây kim quýt luôn ẩm mát nhưng không nên tưới quá nhiều làm úng nước gây thối rễ nhanh.

Sau 5 – 7 ngày pha phân hữu cơ vi lượng tưới gốc đại trà cho toàn bộ vườn cây nhằm thúc đẩy việc ra rễ được nhanh chóng. Tưới nhắc lại sau 7 ngày, có thể tưới được đến hết chu kỳ cây trồng.

Phân bón: Có thể dùng loại phân hữu cơ Đầu Trâu 13-13- 13 hoặc 15-15-15 tùy từng giai đoạn phát triển và độ tuổi của cây kim quýt. Ngoài ra, có thể rắc thêm phân chuồng hoai mục mỗi năm một lần để tăng độ phì nhiêu cho đất.

  • Đối với cây kiểng
Xem thêm  07 cây nguyệt quế bonsai đẹp nhất tại triển lãm cây cảnh Tao Đàn

Cây kim quýt thường ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên, nước tưới là nước sạch, khi tưới phải tỏa đều lên cả lá và thân.

Phân bón cho cây kim quýt kiểng cũng phải khắt khe hơn chỉ nên dùng phân hữu cơ dạng viên hoặc dạng nước không nên bón phân vô cơ sẽ làm thối rễ cây nhanh chóng. Ngoài ra, có thể dùng bột đỗ tương (đậu nành) nghiền nhỏ rắc mỗi năm khoảng 3 lần để cung cấp đủ đạm tự nhiên cho cây.

Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt

Khi cây kim quýt trưởng thành hơn, kích thước to hơn cũng như các chất dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt, cây có biểu hiện vàng lá, rễ non chồi lên mặt chậu là lúc cần phải thay chậu cho cây. Cần chọn loại chậu to hơn phù hợp với vị trí đặt cây, dùng hoàn toàn đất mới hoặc dùng lại một nửa đất cũ nhưng bổ sung thêm đất vi sinh và phân chuồng kèm với một lượng nhỏ trấu mục để độn với đất làm tăng độ tơi xốp.

Nên dùng kéo sắc cắt tỉa bớt những rễ quá dài để ra rễ mới, việc thay chậu nên thực hiện trước khi cây đâm chồi nảy lộc, cụ thể là vào mùa xuân hoặc trước khi mùa mưa đến.

Tỉa cành và uốn nắn

Tỉa cành và tỉa lá già thì nên làm thường xuyên nhưng uốn nắn thì không phải lúc nào cũng làm được mà phải phụ thuộc vào thời tiết, không nên uốn nắn cây kim quýt khi thời tiết nắng gắt cũng như mưa nhiều.

Trước khi uốn nắn cho cây kim quýt phải tạo kiểu rõ ràng mới thực hiện tránh làm sai lệch kiểu thế của cây. Dụng cụ để uốn nắn cũng rất đơn giản chỉ là sợi thép mềm và nhỏ nhắn nhưng lại tạo được kiểu bonsai ưa thích.

Cây kim quýt bonsai là cây có kiểu thế đẹp nên được lựa chọn trang trí rất nhiều ở những nơi sang trọng để làm tôn lên vẻ đẹp của cây. Quả của cây cũng là một món hàng đắt giá khi được ngâm cùng với rượu tạo nên một hương vị rất độc đáo là món mà “phái mạnh” luôn săn tìm.