Me Tây – thông tin chi tiết, báo giá, quy cách cây – Vingarden

Me tây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, cây thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi.

1. Giới thiệu chung cây me tây

me tây
Giới thiệu chung cây me tây

– Tên phổ thông: Me tây

– Tên khác: Muồng tím, Muồng ngủ, Còng

– Tên khoa học: Samanea saman

– Họ thực vật: Fabaceae

– Nguồn gốc: cây có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới: Colombia, Venezuela, El Salvador, México, Peru, Brasil, Bolivia… các đảo trên Thái Bình Dương cũng được xem là nơi khởi nguyên của cây me tây: Quần đảo Guam, Hawaii, Marshall thuộc Mỹ, Samoa, Saipan, Palau,…

Tại Việt Nam nó đang được trồng rộng rãi tại tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết, Phan Rang…

2. Đặc điểm cây me tây

▼ Đặc điểm hình thái cây me tây

me tây
Quả cây me tây

– Cây me tây là cây gỗ cực lớn, cao từ 15-25 m, trong điều kiện sống lý tưởng có thể cao đến 50m

– Gốc có bạnh vè lớn, vỏ cây màu nâu đen

– Đường kính thân và tán cây rất lớn, tán cây rậm rạp có thể rộng đến 30m

– Tán lá luôn luôn xanh cho dù vào mùa Đông, tán có hình mâm xôi (hay hình ô dù)

– Đây là loại cây có lá kép lông chim hai lần chẵn, có từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa

Xem thêm  9 loại cây trồng trong nhà sống dai, dễ chăm sóc - KataHome

– Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm

– Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài khoảng 10-20 cm

– Một quả có khoảng 10 – 15 hạt có cơm dính

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý của me tây

me tây
Đặc điểm sinh thái cây me tây

– Cây me tây có tốc độ sinh trưởng nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, cây thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi.

– Phù hợp với đa số các loại đất, có khả năng chịu hạn rất cao, chịu được đất chua với độ pH từ 3,5.

– Cây phát triển tốt ở nơi có lượng mưa từ 600-3000 mm. Ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận được xem vùng đất trồng me tay phát triển tốt nhất.

3. Tác dụng của cây me tây

me tây
Gỗ cây me tây là vật liệu làm ghe, thuyền

– Tác dụng quan trọng của cây me tây là làm cây che bóng mát, cây công trình tạo cảnh quan do nó mọc nhanh, có tán đẹp và hoa có hương thơm ngát. Có thể trồng cây trên đường phố, công viên, trường hoc, bệnh viện, các khu dân cư lớn…

– Cây là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: đóng đồ gỗ thông thường, chạm khảm đồ thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch.

Tại Hawaii gỗ me tây là một trong các loại gỗ thương phẩm đặc trưng dùng làm đồ lưu niệm như: muỗng, nĩa, đồ treo trên tường.

Xem thêm  Sen đá ngọc bích - cây cảnh phong thuỷ mang lại may mắn và tiền tài

– Quả và lá me tây có đến 13-18% protein nên là một nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho gia súc: trâu, bò, cừu… Cây trên 5 tuổi có thể cung cấp đến 550 kg thực phẩm xanh/ năm.

– Ở Mỹ La tinh quả của loại cây này được dùng làm nước giải khát tương tự nước me

– Ngoài ra nhiều bộ phận của cây cũng có tác dụng làm thuốc. Tại Philippin vỏ và lá được dùng trị bệnh tiêu chảy, tại Venezuela rễ cây dùng trị bệnh ung thư dạ dày, tại Ấn Độ hạt được dùng để nhai trị vết thương ở cuống họng.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây me tây

me tây
Kỹ thuật trồng và chăm sóc me tây như thế nào?

▼ Kỹ thuật trồng cây me tây

– Sau khi chọn được giống cây đạt tiêu chuẩn thì cần đào hố để trồng cây con

– Mật độ trồng cây thích hợp nhất là 7m x 8m, hố sâu rộng và sâu 40cm x 40cm x 40cm

– Bón lót lớp phân hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai…dầy khoảng 20- 25 cm

– Đặt cây con vào hố và trộn đều với đất tại chỗ, dùng cọc cố định giúp cây con không bị lung lay hay bật gốc

▼ Cách chăm sóc me tây

Để cây được phát triển tốt, thân to khỏe cho tán lá rộng thì cần chú ý chăm sóc cây từ 3-4 năm đầu.

– Tưới nước đủ cho cây. Bên cạnh đó cần bón phân, phát quang bụi rậm quanh gốc, cắt tỉa cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh, gia xúc phá, con người…

Xem thêm  Cách Làm Xơ Dừa Trồng Cây Xử Lý Loại Bỏ Độc Hại Dễ Dàng

– Hàng năm bón phân từ 1-2 đợt, mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây

– Chủ động phòng ngừa sâu bệnh, nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc cây và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây