Cây NGỌC LAN cổ Thụ trồng công trình đô thị

Công ty TNHH Cây xanh đô thị Việt Nam

Cây ngọc lan công trình

Hình: Cây ngọc lan trồng khuôn viên

Cây ngọc lan cổ thụ

Hình: Trồng cây ngọc lan cổ thụ

Có lẽ nhiểu người đã từng đắm chìm trong ca khúc “Hương ngọc lan” và có lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như ngửi mùi thơm man mác của hoa cây Ngọc lan mang lại. Không những thế, cây còn đem đến nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho con người.

Tên thường gọi: Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan, Ngọc lan Hoa Vàng

Tên tiếng Anh: champaca, champak, champac, champa, cempaka, sampige hoặc shamba.

Tên khoa học: Michelia champaca L.

Họ thực vật: Magnoliaceae (Ngọc lan)

cây ngọc lan dâm ủ

Hình: cây ngọc lan được dâm ủ tại vườn ươm

Xuất xứ cây ngọc lan:

Cây Ngọc Lan Ta là cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, được du nhập và trồng ở nước ta từ rất lâu đời.

Hình thái và đặc tính cây ngọc lan:

Thân, Tán, Lá ngọc lan: Cây gỗ lớn, vỏ nhẵn màu xám, phân cành nhánh dài thẳng. Lá thuôn bầu dục, đầu nhọn, gốc tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa.

Cây ngọc lan công trình

Hình: Cây ngọc lan vừa mới được trồng

Hoa, Quả, Hạt: Hoa đơn độc ở nách lá thơm, có 10 – 15 cánh hình dải thuôn xếp xoắn ốc. Nhị nhiều, ngắn và hẹp, quả kép hình nón. Ngọc lan có chiều cao trung bình là 3m-3,5m. Đường kính thân: 7cm-10cm.

Tốc độ sinh trưởng của cây Ngọc lan trung bình. Ngọc lan ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. Đất nhiều mùn, thoát nước tốt, pH trung bình. Nhân giống từ hạt hặc giâm cành. Cây khó bứng hoặc ghép cành.

Xem thêm  Trồng cây trong dung dịch

Hoa ngọc lan

Hình: Hoa cây ngọc lan màu trắng

Đặc điểm cây ngọc lan:

Cây Ngọc Lan là loài cây công trình đô thị có hoa đẹp và thơm ngát hương, thường được dùng làm cây bóng mát trồng trong công viên, vườn thú, khu dân cư đô thị, tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự…

Ngọc lan thường được dùng làm cây bóng mát trồng trong sân vườn, dọc lối đi dạo, trồng thành hàng trên đường phố hay tạo cảnh quan cho các khu dân cư, khu đô thị, khuôn viên bệnh viện…

Bán trồng cây ngọc lan

Hình: Cây ngọc lan được trồng tại Khách Sạn

Cây có lá xanh, hoa đẹp với hương thơm lan tỏa làm cho không khí dễ chịu hơn, thoáng đãng và màu sắc hơn. Ngọc lan được rất nhiều người lựa chọn trồng làm cây cảnh quan trong vườn nhà.

Ngoài ra cây ngọc lan còn được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược. Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Bên cạnh đó, hoa Ngọc lan thể hiện sự thanh cao, quý phái.

Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây Ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, hoa của Ngọc lan vàng được dùng điều trị ung thư vùng bụng.

Xem thêm  Cây trầu bà hợp tuổi nào? Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây ngọc lan công trình

cây ngọc lan công trình

Hình: Cây ngọc lan đã được dâm ủ vừa được trồng

Tham khảo các bước trồng cây Ngọc Lan:

Chọn nguồn giống Cây ngọc lan:

Cây Ngọc Lan bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 năm để lấy giống.

Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.

Mua bán cây ngọc lan

Hình: Cây ngọc lan to được dâm ủ

Tạo cây giống ngọc lan:

Cây con Ngọc Lan có thể được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết.

Gieo hạt giống:

Trước khi gieo, xử lý hạt ngọc lan bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây hoa Hồng xanh mang đến tình yêu bất diệt

Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

Cây ngọc lan giống Hình 4: Cây ngọc lan giống cỡ nhỏ

Cách chăm sóc cây ngọc lan:

– Tưới nước thường xuyên cho cây. Bạn nên tưới cây vào buổi sáng và chiều muộn.

– Bón phân cho cây ngọc lan: nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. Trong trường hợp bạn quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bón phân động vật hoặc dùng phân lân N-P-K để bón cho cây.

– Giai đoạn đầu khi cây còn yếu, bạn nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.

Cây ngọc lan tại vườn ươm

Hình: Cây ngọc lan giống

Cây Ngọc lan mang lại giá trị về vật chất lẫn tinh thần cho người, từ đó cây trở thành sự lựa chọn của nhiều người để trồng làm cây cảnh trong vườn nhà.

Công ty CÂY ĐÔ THỊ chuyên cung cấp cây Ngọc Lan và các loại cây công trình với chất lượng cao đi kèm các dịch vụ bảo hành uy tín!! Hotline: 0919280392.

Xem thêm:

Trồng cây bưởi trang trí ngoại thất.

Trồng cây dừa xiêm cho bể bơi.

Tg: Hứa Diện