Các loại cây giâm cành phổ biến nhất năm 2021

Các loại cây giâm cành được lấy một cành nhỏ hay một nhánh nhỏ trên thân cây chủ của nó và giâm xuống đất. Các cây được sử dụng biện pháp giâm cành có đặc điểm là vẫn giữ được di truyền từ cây chủ ban đầu.

Phương pháp giâm cành là gì?

Phương pháp trồng cây giâm cành như thế này còn được gọi theo một cách khác đó chính là nhân giống vô tính. Những loại cây được sử dụng phương pháp này nhiều nhất có lẽ là cây cảnh và cây rau củ quả.

Cây giâm cành có ưu điểm vượt trội về mặt đặc tính, nhân giống nhanh và số lượng nhiều. Các loại cây giâm cành này có thể nhân giống từ một cây chủ thể ban đầu ra rất nhiều cây khác nhau nhờ vào phương pháp giâm cành này.

Trái lại với những ưu điểm vượt trội của cây giâm cành thì nhược điểm của nó nằm ở vị trí, độ phù hợp đất, ánh sáng, thời tiết, độ ẩm kĩ càng đối với những loại cây thân gỗ khó mọc rễ, nên việc này rất quan trọng tới sự phát triển của cây.

Vậy đâu là các loại cây giâm cành dễ trồng hãy cùng Sachico tìm hiều nhé?

1. Cây si

Có lẽ dân chơi cây cảnh không ai là không biết đến cây si ( cây gừa, cây cừa). Cây si là một loại cây rất được ưa chuộng ở giới cây cảnh, cây bonsai. Cây si có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Châu Á.

Thật không khó khăn gì khi đi tìm một cây si để lấy cành về trồng, bởi vì cây si sinh sôi nảy nở rất triển ở ven các con sông hay kênh, mương.

Đặc biệt cây si có thể cao tới 20m và trên cành cây của si mọc ra rất nhiều rễ để đi tìm chất khoáng, nước có trong đất hay là hút trực tiếp nguồn nước sông, mương nơi nó sinh sống.

Xem thêm  Cây Bạc Hà có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc đơn giản tại nhà

Bạn chỉ cần cắt một cành nở của cây si và giâm vào đất, tạo độ ẩm vừa phải cho đất để cây nhanh chóng ra rễ.

Vỏ và lá cây si là chất làm se, chất làm lạnh, chát và dạ dày. Vỏ cây được sử dụng để điều chế các loại thuốc chữa bệnh loét, bệnh ngoài da, phù nề và viêm . Vỏ cây được dùng với sữa bơ để chữa bệnh gan trong bảy ngày. Nước sắc của vỏ cây được dùng làm thuốc giải nhiệt trong trường hợp đau bụng, ung nhọt, các vấn đề về gan, loét miệng và bệnh trĩ. Bột lá và vỏ cây được tìm thấy rất tốt trong đau đầu do thấp khớp .

2. Cây sanh

Cây sanh cũng là giống cây cùng họ với cả cây si, đặc tính của cây sanh cũng gần như tương tự cây si. Chúng thường sinh trưởng ở ven hồ, ven mương hay thậm chí có thể là những khe nứt nhỏ trên tường nhà.

Các loại cây giâm cành dễ trồng như cây sanh có phương pháp nhân giống cũng gần như giống hệt cây si, bạn có thể đọc ở bài trên nhé.

3. Cây rau muống

Không chỉ những loại cây thân gỗ mới có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, cây rau muốn cũng có khả năng như vậy. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, chúng là một loại cây thực vật bán thủy sinh.

Rau muống chia ra 2 loại, một loại là rau muống đỏ có đặc tính sống ở dưới nước, loại thứ 2 là rau muống trắng sống ở đất.

Xem thêm  Top 10 cây trồng trước cổng nhà tốt cho phong thủy | Quang Cảnh Xanh

Về loại rau muống sống ở đất, chúng ta có thể cắt trực tiếp thân cây của chúng và giâm trực tiếp xuống đất, tưới cho cây có độ ẩm vừa đủ để cây có thể ra rễ và tăng trưởng mạnh.

4. Cây rau ngót

Cây tiếp theo trong danh sách các loại cây giâm cành dễ làm ở nhà đó chính là cây rau ngót. Rau ngót có lẽ quá đỗi thân thuộc với bữa ăn của người Việt, chúng cung cấp các loại vitamin C, vitamin A, protein và một số chất khác.

Rau ngót là một loại cây trồng bằng thân, bạn chỉ việc cắt thân của chúng ra và giâm trực tiếp và vùng đất mà mình đã xử lí sau đó tưới nước cho cây để cây mau chóng ra rễ, lá và thu hoạch.

5. Cây hoa hồng

Hoa hồng là một loại hoa vô cùng đẹp bởi màu đỏ thẫm đặc trưng của chúng. Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng nhưng cách người ta hay dùng nhất đó chính là giâm cành hoa xuống đất.

Cành hoa hồng phải được chọn lọc kĩ càng từ những cây chủ khỏe mạnh, năng suất sao. Giâm cây trực tiếp vào đất và tưới cây mỗi ngày, căng giấy bóng kín cây để có thể giữ được độ ẩm đều đặn cho cây.

Cây hoa hồng

6. Cây Khoai lang/Rau lang

Khi nhắc đến khoai lang có thể các bạn nghĩ ngay tới phương pháp trồng cây khoai lang bằng củ của chúng. Đúng là như vậy nhưng khoai lang còn có một cách trồng khác được rất nhiều nông dân sử dụng đó chính là nhân giống bằng dây của chúng hay còn gọi là cành.

Các nhánh dây của cây khoai lang nên chọn lọc ra những cây có nhiều củ, và củ to nhất vì nó là giống chất lượng. sau đó tách những nhánh đó ra và giâm trực tiếp vào với đất và phần phân, rơm đã xử lí ngay từ đầu, chú ý tưới nước cho cây đều đặn để nhanh ra rễ.

Xem thêm  Cách trồng Lan Quân Tử cho Hoa đẹp đơn giản tại nhà

7. Cây lá lốt

Lá lốt là một loại cây thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể dùng lá lốt để chế biến những loại thức ăn như chả cá, chả thịt lơn, chả ếch, ếch hầm chuối đậu,…

Bạn hãy lựa chọn những cành to dài, khỏe mạnh rồi giâm cành vào những nơi râm mát, cây chỉ cần sau một trận mưa thì lá có thể phát triển mạnh to như bàn tay, đặc biệt rất là xanh tốt.

8. Cây rau thơm

Cây rau thơm là loại thực phẩm rất phổ biến trong các bữa nhậu, trong các món gỏi hay bánh xèo,… có thể bạn không biết được rằng cây rau thơm có thể trộng được bằng phương pháp giâm cành.

Phương pháp giâm cành thường xuyên được sử dụng cho loại cây này, chúng ta ngắt hết phần lá, phần ngọn không cứng, để chừa lại phần ngọn cứng để trồng cây mới.

Bạn có thể giâm nó vào thùng xốp để ở nơi ánh sáng dịu, tưới nước đều đặn cho cây. Chúng tôi đảm bảo rằng nếu bạn làm tốt thì chắc chắn bạn không còn phải tất bật đi chợ mua rau thơm nữa và đặc biệt các loại rau mùi khác như tía tô, rau húng cho đều có thể làm như vậy.

Trên đây là các loại cây giâm cành đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà. Các loại cây này đã được chúng tôi tìm hiểu rất kĩ càng nhằm mục đích đưa ra cho các bạn những nguồn thông tin tuyệt vời nhất.