Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu bà phù hợp với phong thủy

Cây trầu bà có dễ trồng không? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu bà như thế nào? Cây trầu bà có ý nghĩa gì? Chăm sóc cây trầu bà có cần bón phân không? Làm thế nào để cây trầu bà có thể luôn xanh tốt? Trồng cây trầu bà hay bị vàng lá, dụi dần thì phải làm như thế nào?… Rất nhiều những câu hỏi được bạn đọc quan tâm đến cách trồng và chăm sóc cây trầu bà gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc cây trầu bà luôn xanh tốt cho không gian luôn tươi mới.

Cây trầu bà được đặt trong văn phong

Cây trầu bà được đặt trong văn phong

1. Đôi nét về cây trầu bà

– Cây trầu bà có tên khoa học Epipremnum aureum, là thực vật có hoa thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonesia. Một số tên gọi khác người ta đặt cho cây trầu bà như: Vạn niên thanh, Hoàng Tâm Điệp, Thiết Mộc Lan, Thạch Cam Tử,… mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

– Cây trầu bà là loại cây thân thảo, lá đơn và có hình tựa như trái tim. Cuống hoa ngắn và có rễ dài màu trắng. Rễ sẽ rất đẹp nếu được trồng trong bình thủy sinh. Cây trầu bà vừa để làm cây trang trí vừa có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người.

Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

Xem thêm – Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)

– Cây trầu bà hiện nay được trồng phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng và làm cây trang trí trong nhà, cây phong thủy. Cây rất dễ sinh trưởng, là loại cây ưa bóng râm nên phát triển nhanh trong điều kiện trong mát, là loại cây trồng ưa nước, cây cần lượng nước lớn để cung cấp cho cây và lá, chính vì vậy cây có thể trồng thủy sinh được.

Xem thêm  Những hình ảnh cây dừa đẹp nhất

2. Ý nghĩa cây trầu bà

– Cây trầu bà còn được xem là cây phong thủy, mang lại may mắn, sự bình an, sự thành đạt cho gia chủ. Cây còn mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ khi đặt cây tại bàn làm việc, trong nhà, cây còn giúp tránh xa những điều xui xẻo, thị phi, không may mắn trong cuộc sống. Giúp cho gia chủ luôn bình an. Cây còn mang lại ý nghĩa biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

– Ngoài ra, cây trầu bà còn là loại cây thanh lọc không khí thêm trong lành, mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát cho không gian nhà. Cây giúp loại bỏ Formaldehyde và Carbon monoxide. Cây sống có thể bằng đất, nước, lại cần ít ánh sáng nên có thể để cây ở các góc chết trong nhà, sinh khí vẫn có thể trỗi dậy trong đó.

3. Kỹ thuật trồng cây trầu bà

– Cây trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh tươi tốt trở lại khi được chăm sóc. Tuy nhiên, khi trồng cây trầu bà trong chậu, bình đặt tại nhà hay ở văn phòng làm việc bạn cũng cần chú ý đến các điều kiện sinh trưởng của cây như sau:

+ Cây trầu bà là loại cây không chịu được lạnh, chính vì vậy khi trồng cần đảm bảo nhiệt độ cây luôn trên 8oC. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh là từ 15-30oC.

Xem thêm  Những cách chăm sóc cây nhất mạt hương dễ dàng nhất

+ Cây trầu bà là loại ưa bóng mát, ánh sáng nhẹ đến trung bình, cây thích hợp trồng trong nhà nơi có ánh sáng tự nhiên cũng giúp cây phát triển tốt. Vì vậy, khi trồng cây trầu bà để bàn cần chú ý không đặt nơi có ánh nắng quá gắt hay gần cửa sổ, cửa kính.

+ Nếu trồng cây trầu bà ngoài trời cần có mái che để hạn chế tình trạng cây bị vàng lá, cháy lá.

Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng cây trầu bà

– Để trồng cây trầu bà, bạn cần chuẩn bị giống trồng, cắt một đoạn cành có nhánh, mầm giâm vào chậu cát thô hoặc đá trân châu, cho cây ra rễ và phát triển lên mầm khỏe mạnh mới mang ra chậu trồng. Bạn cần chú ý, không nên trồng cây trầu bà trông nước hoặc đất ẩm vì nó chỉ có thể nhân giống khi bị chặn sinh trưởng.

Kỹ thuật nhân giống cây trầu bà

Kỹ thuật nhân giống cây trầu bà

– Cây trầu bà là loại cây không kén đất, cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng cần chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm và giàu chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây.

– Cũng có thể sử dụng trộn hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục để làm đất trồng, sử dụng đất vườn hay đất thịt vẫn được.

– Cần làm thêm giàn leo hoặc cắm cọc để cây trầu bà có giá leo, nếu không thì để cây trầu bà leo bám trên một thân cây khác.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa trà nở đúng dịp tết

– Nếu trồng cây trầu bà trong nước thì rửa sạch rễ cây rồi cho vào bình đựng dung dịch để trồng cây.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà

– Cây trầu bà là loại cây ưa ẩm, không thể chịu hạn, nên nếu trồng ngoài trời thì cần tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

– Còn nếu trồng trong nhà, mỗi tuần tưới 2 lần cho cây đủ ẩm đất là được, cũng nên mang cây ra phơi nắng mỗi tuần vào sáng sớm khoảng 15 – 30 phút.

– Tuy nhiên khi trồng trong đất, đảm bảo lượng nước vừa đủ, tránh quá nhiều gây hiện tượng ngập úng, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.

– Đối với cây trầu bà thủy sinh cần lượng nước ngập 2/3 bộ rễ, khi nào cạn nước thì đổ thêm nước vào là được, nên thay toàn bộ nước mỗi tuần và tỉa bỏ bớt rể hư.

– Về dinh dưỡng, không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây trầu bà, thỉnh thoảng chỉ nên sử dụng một số loại phân bón lá cho cây phát triển tốt.

5. Sâu bệnh hại thường gặp trên cây trầu bà và biện pháp khắc phục

– Cây trầu bà rất ít bị sâu hại nhưng thỉnh thoảng hay gặp vấn đề ve, rệp, thối rễ…nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật để khắc phục tình trạng này.

– Nếu cây có hiện tượng vàng lá, khô héo thì cần kịp thời hồi phục lại sự sống cho cây bằng cách tưới nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng, cắt bỏ các lá vàng, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá gay gắt.