Cây ngũ gia bì phong thủy – Cây thần hút tài lộc | 9houz

Từ lâu, cây ngũ gia bì đã được biết đến là một cây thuốc quý thuộc dòng nhân sâm với nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống. Ngày nay, cây ngũ gia bì phong thủy còn được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh trong nhà khi được ví như cây “thần” hút tài lộc và làm rất tốt nhiệm vụ của “những chiến binh đuổi muỗi” nhằm nâng cao sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cùng các chuyên gia phong thuỷ tìm hiểu bí mật về các loại cây này nhé!

Cây ngũ gia bì hút tài lộc

I. Cây ngũ gia bì là gì?

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là thực vật có hoa, cây hình ô (umbrella tree), thuộc họ Araliaceae và có tên khoa học là Schefflera heptaphylla. Ở nước ta, loài cây này còn có tên gọi phổ thông khác là Chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm Nam, Cây chân vịt,…

Ngũ gia bì là cây mọc hoang phân bố ở Việt Nam, cây thường xanh phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, … và miền Trung, dãy Nam Trường Sơn.

Loài cây này được xếp vào loại những cây cảnh đẹp, cao cấp, đắt tiền, có thể mua trồng làm cảnh như một món đồ trang trí phong thủy để đem lại may mắn, hút tài lộc đến cho gia chủ.

Đọc thêm:

  • Chọn cây cảnh trong nhà theo phong thuỷ – BÍ QUYẾT rước lộc vào nhà
  • 100+ Ý tưởng thiết kế sân vườn đẹp nhất

II. Đặc điểm và hình thái cây ngũ gia bì

1. Đặc điểm

Dựa theo y học cổ truyền, loài cây này có mùi thơm nhẹ, dễ sinh khí (Aerial root), vị đắng chát, tính mát, có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, giải biểu, hạ đường huyết, chống suy nhược thần kinh, giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, tăng trí nhớ, hạn chế đi lại,…cực hiệu nghiệm.

Bên cạnh đó, ở nhiều vùng lá cây ngũ gia bì tươi hoặc khô còn được sử dụng nấu canh ăn thay rau giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, rượu ngũ gia bì tăng lực, trừ phong thấp.

Ngoài công dụng chữa bệnh, ngũ gia bì còn là loài cây được ví như “khắc tinh của muỗi”, thường được trồng quanh nhà để xua đuổi muỗi bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Đặc biệt. với khả năng lọc được phần lớn các chất gây ô nhiễm trong nhà, không khí luôn trong lành tạo cảm giác thư thái và minh mẫn cho cả gia đình.

2. Hình thái

Hình thái cây ngũ gia bì

Thân, tán, lá: Loài cây này có dạng thân gỗ rất nhiều gai, kích thước từ nhỏ đến trung bình, chiều cao từ 2m-3m cho tới hơn 10m-15m.

Hoa, quả, hạt: Hoa mọc khác gốc, cụm hoa chùm tụ tán, hình thành ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả mọng nước, hình cầu, khi chín có màu tím đen với đường kính 3-4mm, chứa từ 6-8 hạt. Loại cây này là loài bán rụng lá hay thường xanh.

Xem thêm  Hoa Mai xanh - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây mau ra hoa

3. Điều kiện sống của cây

Cây ngũ gia bì có sức sống mạnh mẽ, ưa thích khí hậu nóng ẩm và thích ánh nắng, chịu được hạn, sợ khô. Đất trồng tốt nhất nên là đất chua và phì nhiêu cùng nhiệt độ sinh trưởng từ 20-30 độ C cho cây phát triển nhanh.

Nhu cầu nước của cây ở mức trung bình, dễ trồng bằng giâm cành, lá xanh quanh năm và là cây trang trí nội thất đẹp bởi khả năng chịu bóng tốt.

III. Tại sao cây ngũ gia bì lại là cây hợp phong thủy?

1. Ý nghĩa của cây

Trong phong thủy, cây ngũ gia bì có ý nghĩa giúp gia chủ phát triển vững mạnh, ổn định con đường tài vận; giúp chủ nhân củng cố tiền bạc; quản lý, giữ vững tài khí để tài sản làm ra không bị tiêu biến mà mang đến sự thịnh vượng. Cây ngũ gia bì trồng trong nhà có ý nghĩa phong thủy biểu tượng cho sự hòa thuận, êm ấm.

Cùng với đó, loài cây này còn mang ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình. Mang theo khả năng chấn phong rất tốt, xua đuổi tà ma, khí độc từ bên ngoài.

Mỗi lá cây sở hữu 5 thùy, điều này góp phần cân bằng và tăng tương tác của ngũ hành trong phong thủy với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngôi nhà của bạn.

Cây ngũ gia bì ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy

Cây ngũ gia bì ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy

2. Cây ngũ gia bì hợp tuổi nào?

Trong phong thủy, con ngư quan niệm rằng ngũ gia bì là loài cây cảnh thích hợp nhất với người tuổi Dần (năm sinh 1950, 1962, 1974, 1986, 1998). Nhận thức được điều này, gia chủ tuổi Dần nên sở hữu loài cây này trong nhà để có thêm được nhiều tài khí, tìm kiếm vận may nâng cao thu nhập và nhận được nhiều điều may mắn.

Bên cạnh những băn khoăn về cây ngũ gia bì hợp với tuổi nào thì cung mệnh hợp với loại cây này cũng được không ít người quan tâm. Trên thực tế, ngũ gia bì không kén mệnh, tuy nhiên trong ngũ hành tương sinh, để cây phát huy hết ý nghĩa phong thủy thì người mang mệnh Mộc là phù hợp nhất.

3. Vị trí đặt cây phong thủy trong nhà

  • Ngũ gia bì nên được đặt ở những vị trí sang trọng như phòng khách đẹp hay phòng làm việc để hút tài lộc, tránh đặt cây ở trong không gian nghỉ ngơi bởi có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn do hiện tượng hiếm khí vào ban đêm. Bên cạnh đó, không đặt cây trong nhà vệ sinh hay tại những vị trí quá tối.

  • Cây ngũ gia bì cũng có thể đặt ở cửa sổ hoặc ban công đẹp giúp không gian ngôi nhà thêm sống động

  • Về hướng đặt cây ngũ gia bì, bạn cần căn cứ dựa trên bản mệnh của gia chủ để bố trí cây theo hướng phù hợp. Nếu gia chủ mang mệnh Mộc, hãy đặt cây theo hướng Đông, Đông Nam. Bản mệnh Hỏa thì hướng Tây Nam, Đông Bắc hay chính Nam là hướng phù hợp để đặt cây. Mách nhỏ cho bạn, hãy sử dụng la bàn để có thể xác định hướng dễ dàng và chính xác nhất.

Xem thêm  Cây lưỡi hổ xanh và cách chăm sóc

Đọc thêm:

  • 50+ Ý tưởng thiết kế cảnh quan nhà đẹp nhất thế giới

IV. Cách trồng, chăm sóc và nhân giống cây ngũ gia bì

1. Cách trồng

Cây ngũ gia bì rất dễ trồng nếu bạn đã biết cách. Thông thường người ta sẽ trồng cây bằng cành, chỉ sau khoảng nửa tháng, cây sẽ ra rễ và nảy mầm mới.

2. Chăm sóc

Hàng ngày tưới nước đều lên thân và lá cây. Hàng tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 120 phút.

  • Ánh sáng: Ngũ gia bì là loại cây ưa sáng, tuy nhiên cũng cần tránh ánh nắng gay gắt vào buổi trưa hè nắng nóng. Để bảo vệ cây ở ngoài trời, gia chủ cần tạo lưới che đen. Còn nếu trồng trong nhà thì có thể đặt ở cửa sổ hoặc giếng trời để cây hấp thụ nắng và lá có màu xanh đẹp hơn.

  • Nhiệt độ: Cây thích hợp với nền khí hậu nóng ẩm, không chịu được quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp khoảng 20-30 độ C, mùa đông nhiệt độ không được thấp hơn 5 độ C, nếu không cây sẽ bị rụng lá.

  • Nước: Nếu trồng ngoài trời, bạn cần duy trì tưới nước mỗi ngày 1 lần, tủy theo lượng đất trồng cùng khả năng giữ nước của đất để cung cấp tưới nước phù hợp. Nếu trồng cây trong nhà, có thể 1 tuần tưới 2 lần là đủ, độ ẩm giữ ở mức ¾ đất. Sau mỗi lần tưới cần để đất ẩm rồi khô lại ít thời gian mới được tưới tiếp, tránh để đất ẩm lâu sẽ là tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm thối cây.

  • Đất: Trộn đất bùn than, đất mùn và đá trân châu Perlite với nhau, thêm một lượng nhỏ phân trộn tổng hợp là được. Hoặc có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.

  • Phân bón: Mùa hè là thời gian sinh trưởng, nên bón phân cho cây vào thời điểm này để cây phát triển tốt.

  • Phòng trừ sâu bệnh: Vào thời điểm ngũ gia bì bắt đầu ra lá non, cây dễ bị rầy nâu phá hoại gây mất thẩm mỹ và làm chậm sinh trưởng, bởi vậy cần theo dõi để kịp thời chữa trị, tránh để rầy nâu lây lan ra diện rộng.

Thêm vào đó, để tránh tái phát, nên vệ sinh vị trí đặt để thường xuyên thật kỹ càng, tốt nhất nên bố trí cây ở khu vực cao ráo và thoáng mát.

3. Nhân giống

Nhân giống cây ngũ gia bì bằng giâm cành

Nhân giống cây ngũ gia bì bằng giâm cành

Xem thêm  Nước lá cây đinh lăng có tác dụng gì? Cách nấu nước lá đinh lăng

Hiện nay, giâm cành là phương pháp thông dụng được sử dụng để nhân giống cây ngũ gia bì.

  • Bước 1: Chọn 1 cành cây hơi già một chút, có màu nâu trên cây to rồi cắt đi.
  • Bước 2: Ngâm phần gốc của cành vào trong nước đã được pha thêm chất kích thích mọc rễ. Sau 20-30 phút, mang cành cây ra ươm vào bầu đất trồng khoảng 15-20 ngày.
  • Tất tần tật những điều cần biết về cây phong thủy sanh tiền tài lộc

V. Tham khảo thêm một số cây phong thủy khác

Ngoài cây ngũ gia bì có tác dụng hút tài lộc cho gia chủ thì còn có cây vạn niên thanh, cây kim tiền, cây lưỡi hổ, cây phú quý, cây ngọc bích,…cũng mang đến nhiều sự may mắn, sự thịnh vượng và sức khỏe. Dưới đây là một vài loại cây và những lưu ý khi chọn cây phong thuỷ trong nhà.

1. Cây vạn niên thanh

Loài cây cát tường, biểu trưng cho sự sung túc tốt đẹp trong ngày lễ tết, cầu chúc như ý trong việc hôn nhân và để chúc sống lâu trong lễ mừng thọ.

Cây kim tiền

Cây vạn niên thanh

2. Cây kim tiền

Có đầy đủ yếu tố phong thủy gồm: cây là mộc, trồng dưới đất là thổ, nước tưới là thủy, chậu trồng hoặc bình thủy sinh là kim, giúp cân bằng âm dương cho không gian sống và được đánh giá cao khi đem đến tài lộc, thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe cho gia chủ. Cây kim tiền là loài cây quý, mang lại nhiểu tài lộc cho gia chủ, đặc biệt là khi nó nở hoa.

Cây lưỡi hổ

Cây kim tiền

3. Cây lưỡi hổ

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tác dụng trừ tà, hóa giải những điềm xấu, như tấm bùa hộ mệnh đem lại điềm lành, sự may mắn và cảm giác an toàn, thoải mái cho gia chủ.

Cây phú quý

Cây lưỡi hổ

4. Cây phú quý

Đúng như tên gọi của nó, loài cây này rất có ý nghĩa trong phong thủy, đem đến giàu sang, thịnh vượng, sức khỏe và vượng khí cho chủ nhân.

Cây ngọc bích

Cây phú quý

5. Cây ngọc bích

Cành lá cây biểu trưng cho tiền bạc, hoa nở tượng trưng cho phú quý. Hơn nữa, màu lá xanh mướt quanh năm còn biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, sự trường tồn và vĩnh hằng. Loại cây này còn có tác dụng chiêu tài nên rất hợp để trưng bày ở chỗ máy đếm tiền hoặc quầy thu ngân, trước cửa hàng, lối ra vào để kích hoạt năng lượng tài lộc.

Cây ngũ gia bì phong thủy - Cây “thần” hút tài lộc | 9houz

Cây ngọc bích

Trên đây là những đặc điểm cũng như cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của cây ngũ gia bì phong thủy để các gia chủ có thêm nhiều thông tin. Bên cạnh đó, dựa vào cách đặt cây cùng một số loại cây phong thủy khác, hy vọng nhiều gia chủ sẽ đem lại nhiều tài lộc, may mắn đến cho gia đình.