KỸ THUẬT TRỒNG DỪA XIÊM LÙN

Cây này được bà con nhiều nơi mạnh dạn phát triển trồng và đã cho năng suất cao. Cây Dừa Xiêm Lùn với lợi thế là cho trái sớm tuy nhiên để có được hiệu quả kinh tế cao cần biết áp dụng khoa học và những kinh nghiệm thực tế để trồng Dừa Xiêm Lùn đúng kĩ thuật.

Sau đây là đúc kết nhiều năm và tham khảo nhiều nguồn có uy tín chúng tôi tổng hợp lại những kỹ thuật trồng Dừa Xiêm Lùn để đưa đến cho bà con trồng Dừa tham khảo thông tin đáng tin cậy nhất.

Trồng Dừa không được cho giao lá

Đây là kinh nghiệm của nhiều người sau nhiều năm trồng Dừa. Dừa Xiêm Lùn nói riêng, đặc điểm của cây là không chịu núp dưới bóng của cây nào, chịu ánh sáng hoàn toàn và không muốn bị cây khác che khuất. Chính đặc điểm quan trọng này kết hợp với kinh nghiệm ta có thể áp dụng vào để trồng Dừa Xiêm Lùn.

Trồng Dừa không được cho giao lá

Khoảng cách trồng Dừa thích hợp nhất là “ trồng Dừa không được cho giao lá”. Để cho năng suất, nên trồng 5m x 6m và trồng theo kiểu hình nanh sấu. Trồng theo kiểu này Dây Dừa Xiêm Lùn hấp thụ đầy đủ sáng. Cách trồng này sẽ cho trái có chất lượng và hiệu quả nhất.

Cây Dừa khá dễ trồng và không kén chọn đất

Cây Dừa Xiêm Lùn khá dễ trồng và không kén đất, tuy nhiên, thích hợp nhất với Cây Dừa là đất có kết cấu tơi xốp, có hàm lượng chất dinh dưỡng là các chất dễ tiêu cao. Đất không được quá nhiều phèn và độ pH từ 4,8 trở lên là trồng Dừa Xiêm Lùn sẽ rất tốt. Đặc biệt cây cho năng suất trên đất có độ cao cách mặt biển dưới 600 mét.

Xem thêm  Cây đậu phộng| Syngenta

Mỗi loại đất cây lại có một cách chuẩn bị để trồng khác nhau. Tạm chia thành ba thành phần đất hay được trồng Dừa nhất là đất ruộng, đất vườn cũ và đất ở miền Đông Nam bộ.

Đối với đất ruộng: Gom lớp đất mặt ruộng lại đắp thành mô trồng cho phù hợp với địa hình và triều cường khu vực. Sau đó mới tiến hành lên liếp trồng Dừa. Đối với đất vườn cũ: Chúng ta nên gom lớp đất mặt để vun mô, nếu liếp cao thì không cần vun quá cao, cố gắng không để bị úng trong mùa mưa là đạt. Ở miền Đông Nam bộ: Đất ở vùng này cần được chuẩn bị trước để tiết kiệm nước cho cây hấp thụ bằng cách đào hố vớ kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 3.

Về bón lót: Việc này được thực hiện trước khi xuống giống Dừa Xiêm Lùn khoảng 20 ngày. Mô và hố trồng đã chuẩn bị xong, ta tiến hành công việc này luôn sau đó trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô. Khối lượng phân bón cân đối theo thổ nhưỡng trồng Dừa Xiêm Lùn Xanh.

Đặt cây con

Trên mô, ta đào một hố nhỏ tương đương với kích cỡ của Trái Dừa Giống. Nếu cây giống được ươm trong bầu nylon thì cắt đáy bầu. Đặt bầu vào hố đã đào rồi kéo túi bầu lên khỏi thân cây. Cuối cùng lấp đất vùng quanh cho kín trái là đạt. Một số cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm một cột giữ chặt cây để tránh gió làm lung lay bầu đất mới trồng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Xem thêm  NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI CHĂM SÓC CÂY HOA TRÀ MY

Đăt cây con Dừa Xiêm Lùn

Một số lưu ý nho nhỏ người trồng Dừa cần lưu ý đó là đặt Trái Dừa Giống ở độ sâu vừa phải. Nếu đặt trái quá sâu sẽ làm cho cây sẽ chậm phát triển, nếu không bít kín trái , sau khi phát triển gốc cây sẽ phình to.

Trong trường hợp ươm cây ngoài đất, ta lưu ý thêm thao tác, khi bứng cây lên chúng ta nên cắt rễ cho sát trái. Việc làm này sẽ kích thích cho cây phát triển bộ rễ mới và không tạo môi trường cho các loại nấm bệnh tấn công.