Cách trồng hoa thiên lý trong chậu, trên sân thượng

Cách trồng hoa thiên lý trong chậu mang đến một sự khác biệt hoàn toàn so với những cây được trồng trong những khu vườn, cây hoa thiên lý là giống cây ưa ẩm, ưa ánh sáng và cần nhiều nước trong quá trình phát triển, để có thể chăm sóc cây phát triển trong chậu cần quan tâm tới các yếu tố sau đây

1.Chuẩn bị trồng hoa thiên lý trong chậu, thùng xốp

Để cho cây sinh trưởng phát triển, ra nhiều hoa thì cần chuẩn bị phân bón, đất đai và những dụng cụ trồng cần thiết

Chuẩn bị thùng xốp: có thể là thùng xốp, chậu, tận dụng mọi thứ mà mình kiếm được hoặc có thể mua ở các cửa hàng, sau khi mua về thì nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước

Đất trồng dinh dưỡng: có thể lựa chọn các loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, mua ở các cửa hàng bán đất sẵn, nếu bạn có đất thì trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế cùng nhiều loại phân bón khác tạo nên hỗn hợp chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng.

Phân bón: lựa chọn phân bón hữu cơ là tốt nhất cho cây hoa thiên lý, phân hữu cơ đã ủ hoai mục, phân chuồng hoai mục hoặc tự ủ phân hữu cơ từ rác thải tại nhà

Cách trồng hoa thiên lý trong thùng xốp, trong chậu

Bước 1: làm đất

Trước khi tiến hành trồng cây hoa thiên lý vào trong chậu cần tiến hành làm đất thật kỹ, có thể cài xớt đất cho đất tơi xốp, cho đầy đủ các loại phân chuồng hoai mục cùng nhiều chất dinh dưỡng vào trong chậu trước khoảng 1 tuần.

Xem thêm  Cây lá vối là gì? có công dụng gì?

Bước 2: tiến hành ươm dây hoa thiên lý

Để giúp cho cây nhanh ra rễ, ra mầm nhanh, có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ, bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng nào cũng có bán các loại thuốc kích thích ra rễ

Sau khoảng thời gian 1 tuần khi tiến hành giâm cành hoa thiên lý vào trong đất hoặc trong cát hoặc bầu giâm thì lúc này cây đã bắt đầu rễ mới và lá mới thì tiến hành trồng cây vào trong chậu

Bước 3: trồng hoa thiên lý vào trong chậu

Sau khi đã đổ đất vào trong chậu, đem cây giống đặt bầu xuống chậu rồi lấp đất vun lên sao cho gốc chặt cứng và không bị lung lay rồi tiến hành tưới nước đẩm cho gốc cây và xung quanh chậu

Dùng cọc tre hay gỗ có chiều cao từ 1m-1,5m cắm sát gần thân cây hoa thiên lý rồi buộc dây chặt vào cọc, giúp cố định cọc cho chắc để cho cây phát triển về sau này

Bước 4: chăm sóc hoa thiên lý

Tưới nước cho cây sớm phát triển

Cây hoa thiên lý cần được tưới nước nhiều hơn để phát triển, tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng vì vậy trong quá trình tưới nước cần tưới lượng nước vừa phải, không nên tưới nhiều quá sẽ làm cho cây bị ảnh hưởng và bị thối rễ. cũng không được để đất quá khô khiến cho cây bị còi cọc.

Xem thêm  Cây Cảnh

Phần đáy của chậu cần được đục thông lỗ giúp cho cây thoát lượng nước thừa.

Làm giàn cho cây hoa thiên lý

Việc trồng cây trong chậu sẽ khiến cho việc làm giàn trở nên đơn giản hơn vì có thể mang chậu di chuyển ra vị trí phù hợp, có thể sử dụng cho cây leo lên bờ rào sắt hoặc làm lưới để cho cây leo lên, tùy vào từng thiết kế của từng ngôi nhà mà cây leo giàn phát triển khác nhau.

Bón phân cho cây khi ơ trong chậu

Sau khoảng 2 tuần thì có thể bón phân cho cây phát triển, bón các loại phân như phân đạm và ure pha loãng với nước rồi tưới vào trong gốc

Sau khi bón thúc lần 1 thì tiếp tục bón thúc các lần tiếp theo với 200g phân NPK cho mỗi gốc cây với quy trình mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày.

Giai đoạn sắp thu hoạch: Ở thời điểm khi cây sắp cho đợt thu hoạch hoa, thì trước khoảng 15 ngày cần tăng cường bón thêm lân và kali.

Giai đoạn sau thu hoạch: Sau mỗi đợt thu hoạch bông thiên lý thì cần phải bón thúc thêm phân chuồng ủ hoại, rơm rạ, mùn mục hoặc tro trấu vào xung quanh khu vực gốc cây với lượng phân chuồng từ 15 – 25kg 1 gốc cây. Nếu bón phân NPK thì mỗi gốc cần phải bón 300g phân vào gốc rồi tưới nước để cây tiếp tục phát triển

Xem thêm  Phong thủy cây trầu ông và kỹ thuật trồng mới nhất

Cắt tỉa cây

ở giai đoạn cây phát triển thường xuyên xuất hiện các cành nhánh nhỏ, cành mọc kém cần tiến hành loại bỏ để cho cây tập trung dinh dưỡng vào thân cành chính, ra hoa nhiều hơn, cắt tỉa bỏ lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại

phòng trị bệnh ở cây hoa thiên lý

cây hoa thiên lý thường bị một số loài sâu gây bệnh như bọ trĩ, rệp vào những ngày thời tiết nắng nóng cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây phát triển, tránh để cây bị thiếu nước, nếu phát hiện cây có hiện tượng bị rệp hoặc rầy non cần tiến hành bắt giấy ngay hoặc nếu mật độ nặng thì có thể sử dụng thuốc

Bước 5 : thu hoạch hoa thiên lý

cây hoa thiên lý sau khoảng thời gian trồng 3 tháng thì có thể cho thu hoạch hoa đợt đầu tiên, chỉ cần hái chum hoa và lá non vào buổi sáng, Cây hoa thiên lý mỗi vụ trồng có thể cho thu hoạch từ 4 – 6 năm mới phải trồng lại. Tuy nhiên cần chú ý mỗi năm phải cắt bỏ toàn bộ những cành lá và nhánh phụ, chỉ giữ lại hệ thống thân cây và nhánh chính, sau đó vun xới gốc và bón thêm phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK để cây tiếp tục sinh trưởng và tiếp tục phát triển qua các vụ mới.