Cây vạn niên tùng – Đặc điểm hình thái và cách chăm sóc

Không chỉ có hình dáng đẹp, cây vạn niên tùng là loại cây cảnh sống lâu năm có giá trị kinh tế cao được giới chơi cây cảnh bonsai cực kì ưa chuộng.

Việc trồng cây cảnh trong sân vườn nhà không chỉ là thú chơi của nhiều người mà còn giúp không gian sống được phủ thêm màu xanh giúp không khí trong lành và giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Chính vì thế những loại cây cảnh có hình dáng đẹp, tán lá nhỏ nhắn và hoa đẹp luôn được ưa ái chọn lựa trồng trong nhà phố, trên ban cong hoặc trong không gian nh.ỏ

Một trong những loại cây hội tụ đầy đủ những ưu điểm như hình dáng đẹp, thân dễ uống tỉa phù hợp trồng trong nhiều không gian sống đó là cây vạn niên tùng. Một loại cây thân gỗ có thể trồng ngoài trời và làm cây bonsai trồng trong nhà cực kì hợp.

Đặc điểm của cây vạn niên tùng

Trong giới cây cảnh bonsai thì cây vạn niên tùng luôn được xem là loại cây cao qus đứng đầu bảng. Đây còn là loại cây đứng đầu bảng trong bộ tứ quý TÙNG – CÚC – TRÚC – MAI.

Thời xưa chỉ có những gia đình giàu có và giới quý tộc mới có điều kiện trồng loại cây này. Không chỉ đẹp, sức sống mãnh liệt mà vạn niên tùng còn mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp và cao quý.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long | Báo Dân tộc và Phát triển

Theo tìm hiểu của nhiều chuyên gia thì cây vạn niên tùng còn có tên gọi khác là cây Tùng La Hán, cây La Hán Tùng. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập ra khắp Châu Á và đến nước ta từ khá lâu. Hiện nay không chỉ có những nhà có điều kiện mới trồng mà chúng dần dần được nhiều người biết tới và hiện nay hầu như không ai còn xa lạ với loại cây này. Cây vạn niên tùng được tìm thấy có nhiều loại khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên ở nước ta thường có 2 loại nổi bật là cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán.

Vạn niên tùng là loại cây thân gỗ sống lâu năm có tuổi đời rất cao. Nhiều cây trong tự nhiên lên đến hơn 100 tuổi và có tán khá cao nếu mọc tự nhiên. Ở nước ta chúng được phân bổ ở cả hai miền Nam Bắc và ở đâu chúng cũng sống được. Cây có dạng hình lá kim thuôn dài và lá mọc thưa đối xứng hoặc xen kẽ khá đẹp. Lá cây vạn niên tùng có màu xanh quanh năm khi còn non có màu xanh nhạt và khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm khá đẹp.

Thân cây vạn niên tùng khá chắc khỏe và vững chắc theo thời gian cộng với tán lá dày và xanh tốt đã tạo nên sự cổ thụ huyền bí cho loài cây này. Chính sự gân guốc và xù xì của gốc mà giới chơi cây bonsai cực kì ưa thích để tái tạo thành cây cổ thụ nhỏ.

Xem thêm  Kỹ thuật chăm sóc hoa lan dendro

Ý nghĩa của cây vạn niên tùng theo phong thủy

Theo phong thủy loại cây này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và trường thọ như chính sức sống của loại cây này mang lại. Chúng được trồng nhiều ở sân vườn, trong nhà hoặc được sử dụng làm quà biếu những chậu bonsai cho người lớn bạn bè vứi lời chúc sức khỏe may mắn trường thọ rất hợp lý.

Một số ưu điểm nội bật của cây vạn niên tùng

  • Cây có sức sống mạnh mẽ và thích nghi tốt với nhiều điều kiện đất cũng như khí hậu khác nhau nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc.

  • Cây có bộ tán lá và thân cổ thụ rất đẹp lại dễ uốn nên được người chơi cây cảnh bonsai cực kì ưa thích.

  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển của vạn niên tùng khá nhanh và mọc khỏe.

  • Cây trồng và nhân giống khá dễ dàng bằng giâm cành và chiết cành.

  • Cây trồng giúp làm sạch không khí giúp không gian sống trở nên mát mẻ và tạo cảm giác thư giãn cho con người.

Tham khảo thêm một số cây công trình khác: Cây trúc quân tử, cây xà cừ, cây ngọc lan

Cách chăm sóc cây vạn niên tùng

Kĩ thuật gieo trồng cây

Để chăm sóc chúng được tốt cần phải am hiểu kĩ thuật gieo trồng của loại cây này. Vạn niên tùng được sử dụng 2 cách trồng đó là trồng theo kiểu bonsai và trồng theo kiểu dạng cây kiểng, cây công trình. Để nhân giống loại cây này hiện nay thường được thực hiện bằng cách giân cành để cây phát triển thành cây non rồi sau đó mới đánh trồng ở nơi đất mới. Khi cây con đạt chiều cao khoảng 70cm thì có thể chuyển sang chậu hoặc nơi ở mới.

Xem thêm  Cách Làm Xơ Dừa Trồng Cây Xử Lý Loại Bỏ Độc Hại Dễ Dàng

Một số chú ý trong việc trồng và chăm sóc giống cây vạn niên tùng

Chế độ nước: Cây vạn niên tùng có chế độ nước ở mức trung bình. Một tuần chỉ cần nước nước khoảng 2 lần.

Chế độ sáng: Cây cũng ưa ở nơi có ánh sáng trung bình không quá gay gắt. Ở những nơi trồng thiếu sáng mỗi ngày bạn nên bê chậu cây ra sáng tối thiểu 60 phút để cây hấp thụ ánh sáng giúp cây xanh tốt hơn.

Đất trồng cây phải là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Nếu cây trồng trong chậu thì nên định kì bón thêm phân bón cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất.

Một lưu ý là cây vạn niên tùng ra lá non trước sau đó mới mọc rễ nên khi cây còn non không nên bứng cây khi cây đang ra chồi và lá non.