Cây Chuối Cảnh – Ý nghĩa & cách trồng hiệu quả nhất

Trồng cây cảnh là thú vui và niềm đam mê của nhiều người, nhiều gia đình. Những cây cảnh xanh tốt vừa tạo nên không khí trong lành thoáng đãng vừa tô điểm thêm vẻ đẹp mới lạ, sang trọng cho nơi mình ở. Cây chuối cảnh hiện nay được rất nhiều người rất nhiều người lựa chọn để làm cảnh.

Ngoài những loại cây quen thuộc như cây kim tiền, cây si cảnh, cây lan ý thì việc trồng cây chuối cảnh đang rất hot trong giới chơi cây cảnh ở thời điểm hiện tại.

Vậy cây chuối cảnh trồng trong nhà mang lại ý nghĩa phong thủy gì? Có gì đặc biệt so với những loại cây khác và kỹ thuật chăm sóc chúng ra sao? Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên cho các bạn, bây giờ thì cùng tìm hiểu cây hoa chuối cảnh thôi nào.

Đặc điểm của cây chuối cảnh

Để có thể đạt hiệu quả cao trong việc trồng cây chuối cảnh thì các bạn cần nắm được những đặc điểm thiết yếu của cây chuối, như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc chăm sóc, trồng cây hơn đó.

Chuối cảnh hay còn được gọi với cái tên là cây Đại Phú Gia, loại cây này thuộc họ thiên điểu, không giống với những cây chuối thông thường.

Chiều cao của cây chuối cảnh chỉ nằm trong khoảng 1m đến 1m2, rất dễ dàng trong việc chăm sóc nên có thể trồng cây chuối cảnh phổ biến trong căn hộ hay văn phòng,… Hơn nữa, bạn có thể trồng chung chậu với những loại cây bụi nhỏ cũng không hề gặp vấn đề gì.

Cây chuối cảnh

Nhiều người trồng cây chuối cảnh để trong nhà không chỉ là thú vui mà còn do yếu tố mệnh phong thủy. Cây chuối cảnh mang ý nghĩa là mang lại nhiều tài lộc, sự may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra sở hữu 1 chậu cây chuối cảnh trong nhà còn có thể thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ loại bỏ những chất độc hại, tăng sức đề kháng cho con người, đặc biệt là khi tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị hiện nay đang ở mức báo động.

Cây chuối cảnh gây chú ý người nhìn nhất ở hình dáng của nó. Khác hẳn so với chuối thông thường là ở những tàu lá chuối hình bầu dục trải dài mọc theo từng tầng, nghiêng nghiêng ra ngoài như những cánh quạt ba tiêu rất cuốn hút.

Lá cây chuối cảnh để trong nhà có màu xanh thẫm, bẹ lá ôm sát vào thân cây nhìn gần thấy nổi rõ những đường gân.

Cũng vì vậy nên cây chuối trồng trong nhà rất dễ dàng lau bụi bẩn, gặp ánh sáng, nhìn bóng lên trông cực đẹp. Chuối cảnh có hoa màu trắng hoặc cây chuối cảnh hoa đỏ, hương thơm mùi thơm nồng nhưng vô cùng dễ chịu.

Kỹ thuật trồng chăm sóc chuối cảnh đúng cách

Trong kỹ thuật trồng cây chuối cảnh Fao chia nhỏ thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, bạn nên trang bị cho mình những kỹ thuật trồng, cách trồng như Fao hướng dân dưới đây để đạt hiệu quả nhất nhé.

1, Hướng dẫn trồng chuối cảnh từ hạt

Trước khi bắt tay vào trồng cây chuối cảnh thì các bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ để khi trồng được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Xem thêm  7 Cách Chăm Sóc Cây Cần Thăng Phát Triển Tươi Tốt

a, Chuẩn bị đất trồng

Đất được dùng để trồng cây chuối cảnh nên sử dụng đất bùn có bán sẵn tại những cửa hàng cây cảnh hay những loại đất phù sa, thịt nhẹ giàu chất dinh dưỡng để có khả năng thoát nước tốt.

Chuẩn bị chậu trồng: Cây chuối cảnh có chiều cao từ 2 tới 20m vì vậy, bạn nên chọn loại chậu dáng cao, miệng to, đường kính miệng nhỏ nhất là 25×25 cm.

Vì cây chuối cảnh có màu xanh lục thẫm nên bạn hãy lựa chọn bình trắng hoặc không có họa tiết để tăng độ thanh lịch sang trọng của cây trồng nhé.

Cây chuối cảnh ưa thích nhiệt độ dao động từ 20 đến 32 độ C, cây chuối mini thì sống được trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 45 độ C.

Thường xuyên quan sát cay chuối cảnh, nếu bạn thấy cây trồng đang gặp phải tình trạng “cớm nắng” thì hãy đưa chúng ra ngoài trời, ban công, những vị trí có nhiều ánh sáng để cây hồi phụ lại như thường.

Gieo hạt: Sau khi mua hạt giống cây chuối về bạn ngâm chúng cùng với nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C khoảng 2 đến 3 ngày trước khi tiến hành gieo trồng.

Đeo găng tay, xới đất xuống 6mm rồi bắt đầu gieo hạt, tưới nước. Trước thời điểm cây chuối cảnh mọc lên bạn đặt chậu ở những nơi có ánh sáng, tưới nước hàng ngày, thường xuyên.

Để cây chuối cảnh nảy mầm cần khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần, nếu điều kiện không thuận lợi có thể kéo dài tới 60 ngày sau cây mới bắt đầu nảy mầm. Khi cây đã lớn thì việc chăm sóc rất dễ dàng nên bạn chỉ cần kiên nhẫn trong khoảng thời gian bắt đầu trồng thôi.

Khi hạt nảy mầm thì để sinh trưởng tốt cần ít nhất 8 giờ ánh sáng, bạn hãy để cây chuối cảnh ở bên ngoài trời hay chiếu đèn nhân tạo nếu để trong nhà. Tưới nước theo tần suất 2 lần 1 ngày, tưới đầy đủ nhưng không được ngập úng, nếu nhiều quá cây sẽ bị úng, hỏng rễ và chết dần.

Cây chuối cảnh để trong nhà

2, Lưu ý quan trọng

Cây chuối cảnh trồng trong nhà thì bạn cần thường xuyên đưa cây ra ngoài trời 2 tuần 1 lần để cây tắm nắng tự nhiên. Nếu thấy cây xuất hiện dấu hiệu bị vàng lá thì cắt bỏ phần úa và mang cây ra ban công để cây có thể hồi phục. Muốn dáng cây luôn được đẹp nhất bạn phải thường xuyên cắt, tỉa và tạo dáng cho cây.

Ngoài ra nếu để cây chuối cảnh trong môi trường điều hòa cũng ảnh hưởng xấu tới khả năng hô hấp của cây, thi thoảng bạn đưa cây ra ngoài, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ trong lành của không khí thời gian sau đó.

Đặc biệt, không nên trồng quá nhiều cây trong cùng mộ phòng hay nhà vì ban đêm cây sẽ hấp thụ O2 và thải ra CO2 không tốt cho hô hấp của chúng ta.

Khi cây chuối cảnh đã tới giai đoạn trưởng thành bạn không cần chăm sóc kĩ càng như trước nữa, nhớ tưới cây theo định kì 4 đến 5 ngày 1 lần và bón phân sau khi bắt đầu trồng 2 tháng để cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể nhé.

Xem thêm  Cây Tràm | Tìm hiểu về các loại cây tràm và cách phân biệt

Phân bón cho cây chuối cảnh

Phân bón là yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình trồng cây chuối cảnh, muốn cho cây được phát triển nhanh, khỏe mạnh thì không thể không sử dụng phân bón. Các bạn hãy bón phân cho cây thường xuyên, với liều lượng vừa đủ để cây bền đẹp nhé.

Trước khi tiến hành bón phân bạn nên đưa cây chuối cảnh ra ngoài ánh sáng 1 ngày để cây quang hợp. Chuối cảnh cần loại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng là 500 gram cho mỗi lần bón.

Ngay sau khi bón phân cho cây xong bạn phải thay đất trên bề mặt và tưới nước thật đẫm cho cây. Lưu ý, tuyệt đối không tưới nước chè hay nước bẩn vào gốc cây, sẽ ảnh hưởng tới sưc sống của cây.

Sâu bệnh hại cây chuối cảnh

Trong suốt quãng thời gian trồng chuối cảnh thì chắc chắn không tránh khỏi tình trạng sâu bệnh sai xâm nhập tới cây. Tuy nhiên nếu thấy cây xuất hiện những dấu hiệu của sâu bệnh thì bạn phải nhanh chóng dùng thuốc tiêu diệt cũng như ngăn ngừa sự lây lan diện rộng của bệnh.

Dưới đây là một vài loại bệnh mà cây chuối cảnh hay gặp phải cũng như những biện pháp để tiêu diệt chúng, các bạn đừng bỏ qua loại bệnh nào nhé.

1, Bệnh vành khuyên trắng hại cây chuối cảnh

Loại bệnh này dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và rất gây hại cho thân và rễ cây. Cây chuối cảnh bị vành khuyên trắng sẽ làm cho thối nhũn cả cây.

Để điều trị loại bệnh này phải cắt bỏ lá hay thậm chí cả cây, nếu bị nhẹ thì thay chậu mới và sử dụng thuốc Futanin 50% phun đều lên toàn bộ cây.

2, Bệnh thối cây do vi khuẩn Xanthomonas hại cây chuối cảnh

Nếu cây gặp phải bệnh này, bạn phải ngay lập tức nhổ bỏ thân cây bị bệnh để tránh tình trạng lây sang thân cây khác.

Để tăng khả năng chống chịu của cây chuối cảnh bạn nên bổ sung thêm lân, kali, vi lượng và các loại vitamin. Tuyệt đối, bạn không được bón phân đạm cho cây nếu cây đang bị nhiễm bệnh.

Thuốc được sử dụng để điều trị loại bệnh này là phun và xử lý đất bằng Streptomycin, Starner và Oxytetracylin.

3, Rệp hại cây chuối cảnh

Bên cạnh những loại bệnh trên thì rệp cũng là một loại côn trùng ký sinh thường xuất hiện trên cây chuối cảnh. Nó kí sinh và hút những chất dinh dưỡng khiến cho cây bị biến dạng, cong queo, hoa và lá héo, ủ rũ.

Dịch từ rệp tiết ra sẽ thu hút loàii kiến, khiến cây bị muội than hoặc nhiều bệnh nấm khác cho chuối cảnh.

May mắn là cách xử lý rệp không khó, bạn có thể sử dụng một tấm bìa màu vàng để trên bề mặt đất, rệp sẽ bị thu hút và bò ra ngoài. Nếu quá nhiều rệp trên cây thì hãy sử dụng thuốc Karate 2,5 EC hay Ofatox 400WP xịt trực tiếp vào cây.

Xem thêm  Có nên thiết kế vườn trong không gian nhà phố không?

Những lá chuối còn có thể bị cháy, héo dần héo mòn do nhện gây ra. Hãy sử dụng thuốc Pegesus 500EC và phun đều vào cây nếu gặp phải tình trạng này.

Cây chuối cảnh và một số thông tin khác

Một vài thông tín khác mà Fao muốn chia sẻ cho các bạn để các bạn hiểu hơn về loại cây này được liệt kê dưới đây, mong rằng nó sẽ hữu ích đối với bạn.

1, Cây chuối cảnh giá bao nhiêu?

Giá bán cây hoa chuối cảnh không nói chính xác được, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, chiều cao và vẻ bề ngoài của cây.

Loại cây chuối thường được mọi người mua là cây trồng trong chậu, độ cao của cây trung bình từ 1 cho tới 4m. Giá thành của loại này sẽ dao động trong khoảng 200,000 tới 600,000 đồng.

Ngoài ra những cây chuối cảnh lâu năm, thân già và được tạo hình rất đẹp thì giá khoảng 2,000,000 tới 3,000,000 đồng.

Cây chuối cảnh trồng trong nhà

2, Ý nghĩa của cây chuối cảnh

Từng giống cây trồng đều mang trong mình một ý nghĩa tượng trưng riêng. Trong phong thủy thì nhiều người quan niệm rằng đây là loại cây phải có trong vườn.

Từ xa xưa ông cha ta đã truyền miệng rằng: “trước cau sau chuối”, những tàu lá chuối to rộng, xanh thẫm sẽ lấy đi được được những sinh khí không tốt tiềm ẩn trong không khí, giúp cho sức khỏe của chúng ta được cải thiện và khỏe mạnh hơn.

Những không gian có cây xanh lúc nào cũng sẽ đẹp và thu hút người nhìn hơn. Nải chuối sai trĩu quả mang tới sự may mắn về tài lộc, về sự sinh sôi nảy nở, cũng bởi vậy mà nó thường xuất hiện trong ngày đầu của năm mới.

Quả chuối không chỉ có công dụng chính là để ăn mà còn là loại thuốc tốt, giàu chất dinh dưỡng và dược tính.

Hiện nay không khí đang bị ô nhiễm ở mức báo động ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp của con người. Trồng cây xanh sẽ giúp thanh lọc không khí mang tới khung cảnh thân thiện, thoáng đãng cho ngôi nhàm, tạo cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu mỗi khi về tới nhà.

Hiện tại thì ta thấy chuối là cây lấy quả, có khi bắp chuối bào sợi dùng làm gỏi thôi nhưng khi đất nước ta còn chiến tranh, không có đủ lương thực cho người dân thì chuối trở thành thực phẩm chính của họ, nó đã cứu sống biết bao sinh mạng con người.

Người ta sử dụng hết toàn bộ bộ phận của cây chuối, từ quả cho tới củ chuối, nõn chuối. Lá chuối thì được sử dụng để gói thức ăn, gói xôi mang đi. Thân chuối được băm nhỏ làm thức ăn cho gia cầm, gia súc còn hạt chuối là một vị thuốc trong dân gian chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng cây hoa chuối cảnh, cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây như thế nào rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình cây chuối cảnh trong không gian sống của mình nhé. Chúc các bạn thành công!