Cây đào tiên: Đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ | Tập đoàn Trần Anh Group

Cây đào tiên phong thủy mang lại những công dụng, giá trị bất ngờ từ sức khỏe đến tài lộc – là lựa chọn rất đáng cân nhắc cho các gia chủ.

Lựa chọn cây phong thủy để bàn, cây phong thủy phòng khách, cây phong thủy để quầy thu ngân,… được xem là cách thức hiệu quả để cải thiện tính thẩm mỹ cho không gian đồng thời tăng cường nguồn năng lượng tích cực, chiêu dụ tiền tài, may mắn cho người sở hữu. Không chỉ dừng lại ở các loại cây xanh phong thủy, nhiều vật phẩm dạng cây cảnh phong thủy cũng được ưa thích hơn cả, ví dụ như cây phong thủy đá thạch anh.

Nhắc đến điều này thì cây đào tiên phong thủy là một trong số những trường hợp đặc biệt. Chúng khác biệt ở chỗ, đào tiên phong thủy không chỉ nhắc đến loài thực vật được trồng trong tự nhiên mà qua bàn tay chế tác của người thợ, chúng còn là cách gọi dành cho loại cây trang trí được làm từ đá quý. Dù ở góc độ nào, có sự khác biệt về hình thái ra sao thì ý nghĩa, giá trị mà đào tiên phong thủy mang lại cũng đều rất ấn tượng.

Bài viết này sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến 2 dạng cây đào tiên phong thủy này.

Cây đào tiên phong thủy ngoài tự nhiên

Đặc điểm hình thái, sinh trưởng

Cây đào tiên thuộc dòng thân gỗ, có tên khoa học là Crescentia cujete Lin và còn được gọi với tên là cây đào trường thọ.

Cây đào tiên phong thủy ngoài tự nhiên

  • Thân cây thẳng, chia thành nhiều nhánh nhỏ, dài, nhưng cây không quá cao, tán lá rộng. Cây có chiều cao trung bình từ 5-7m, đường kính trung bình khoảng 3 – 6cm, thân cây có màu nâu, vỏ cây xù xì.
  • Lá cây đào tiên phong thủy mọc dọc theo thân, lá đơn, thuôn dài, nhẵn bóng và có màu xanh mát, phiến lá dài. Viền lá không có răng cưa, cũng không nhìn thấy gân lá nổi lên trên bề mặt.
  • Hoa đào tiên nở xòe khá đẹp, nhưng loài hoa này lại có mùi khó chịu nên ong bướm ít khi lại gần. Hoa thường mọc từ thân hoặc cành. Cây đào tiên cho hoa và quả từ tháng 8 tới tháng 4 hàng năm.
  • Quả của cây gần giống như quả bưởi nhưng tròn, xanh bóng, căng tròn khá đẹp mắt. Khi xanh, quả có cơm màu trắng, vị cơm chua. Khi chín, cơm dần chuyển sang màu đen, hương vị thơm ngọt và phía ngoài vỏ cũng đổi qua màu vàng xanh. Một cây đào tiên thường sẽ cho số lượng quả khá nhiều, từ 15 tới 50 quả tùy theo độ rộng tán cây.
  • Rễ cây: rễ của cây đào tiên thuộc loài rễ cọc như đa phần các loài cây thân gỗ khác; rễ lớn như ngón chân cái giúp cây dễ dàng hút nước và muối khoáng từ lòng đất, đồng thời giúp cây luôn vững chãi trước tác động của mưa gió.

Cây đào tiên phong thủy trong tự nhiên sẽ khác so với tưởng tượng về “đào tiên” thường thấy trong các bộ phim. Người ta thường chuộng trồng đào tiên trong sân vườn, để các cành nhánh vươn tự nhiên hoặc tạo dáng bonsai, uốn tỉa cầu kỳ hơn nếu muốn tăng tính thẩm mỹ, đặt ở khu vực tiền sảnh.

Cây đào tiên vào giai đoạn trưởng thành không đòi hỏi sự chăm sóc quá cầu kỳ bởi vốn đây là loài ưa sáng, nhu cầu nước không lớn, sinh trưởng mạnh mẽ dưới mọi điều kiện thời tiết. Chỉ cần chọn giống cây khỏe mạnh, giữ cho đất luôn tơi xốp, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa cành lá già kịp thời thì. Đặc biệt, khi cây đào tiên bắt đầu ra quả, cần đảm bảo đủ nước để quả được bóng đẹp. Cũng đừng quên bón phân định kỳ hàng tháng để duy trì dinh dưỡng cho cây.

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây đào tiên

Nhân giống cây đào tiên

Đào tiên thường được nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính, giâm cành hoặc chiết cành. Những cách này có thời gian hình thành cây con nhanh chóng, cây con được hưởng gen của cây mẹ nên đảm bảo sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.

Kỹ thuật trồng cây đào tiên

  • Đào hố trồng cây: hố trồng cần chuẩn bị trước 30 ngày (đào xong và phơi), kích thước hố khoảng 55x55x55cm.
  • Tháo bỏ hết các lớp nilong và các dây cuốn bên ngoài bầu cây. Tùy vào độ dinh dưỡng có trong đất để cân nhắc có thể bổ sung thêm vào hố các loại phân bón lót. Bón thêm phân hoai mục, phân hữu cơ cùn rất tốt.
  • Đặt bầu cây và phủ đất xuống, nén chặt giữ sao cho cây đứng thẳng và tưới nước sau khi trồng
  • Nên trồng cây đào tiên ở thời điểm mát như buổi chiều muộn hoặc vào buổi sáng sớm.
Xem thêm  CS-Trồng thanh long trong chậu làm cây ăn quả, vừa làm cây bonsai thu lãi cao

Kinh nghiệm chăm sóc định kỳ

  • Nước: tưới 2 ngày hoặc 3 ngày 1 lần, sau khi cây thích nghi tốt thì giảm lượt tưới cho cây.
  • Ánh sáng: vì đào tiên ưa sáng nên đảm bảo không gian sống thoáng đãng, phát quang các cây rậm xung quanh.
  • Nhiệt độ – độ ẩm: cây đào tiên ưa điều kiện khí hậu nóng nhiều hơn lạnh. Nhiệt độ yêu thích của cây là khoảng từ 18-30 độ, độ ẩm ở mức trung bình.
  • Bón phân: các loại phân bón như phân hữu cơ, phân chuồng, phân hoai mục nên bón định kỳ cho gốc 2 năm 1 lần. Từ các năm thứ 3, thứ 4 nên bón thêm phân NPK để giữ dáng và lá cây đẹp.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: các bệnh thường gặp ở đào tiên là sâu đục quả, sâu đục thân, bọ xít…vv. Những bệnh này chỉ có thể quan sát thường xuyên để có thể xử lý kịp thời, tránh lây lan ra các bộ phận khác.

Cây đào tiên có nhiều ý nghĩa và công dụng

Công dụng và ý nghĩa của cây đào tiên phong thủy

Công dụng của cây đào tiên trong đời sống

Trước hết, phải nhắc đến công dụng trang trí, cải tạo cảnh quan của cây đào tiên phong thủy. Dáng thân gỗ cho bóng mát, cây rất thích hợp để trồng ở đa dạng không gian như các khu đô thị, biệt thự, resort, hàng quán đến những nơi linh thiêng như đền chùa. Loài cây này làm tốt nhiệm vụ thanh lọc không khí. Chưa kể, đào tiên được uốn các thế bonsai có ngoại hình rất cuốn hút, thể hiện đẳng cấp và sự tinh tế của chủ sở hữu.

Cũng nhờ vậy mà đào tiên nếu chọn làm quà tặng cũng rất ý nghĩa cho các dịp như lễ, sinh nhật, tân gia,…

Ngoài ra, cây đào tiên cũng là loài thực vật có nhiều đóng góp cho nền y học. Theo Đông Y, quả đào tiên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh mất ngủ, kém ăn hoặc ngâm rượu,…

Công dụng trong y học: Theo y học đông y, quả đào tiên thường dùng làm thuốc chữa bệnh kém ăn, mất ngủ hay dùng để ngâm rượu rất hiệu quả. Một số bài thuốc tham khảo:

  • Điều trị bệnh viêm họng và ho dai dẳng: lấy cơm của quả đào tiên hấp cách thủy cùng với 1 chút đường phèn hoặc mật ong; uống ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày.
  • Thường xuyên ăn trái đào tiên sẽ giúp tuổi thọ tăng cao, trị chứng bệnh suy nhược cơ thể.
  • Ăn cơm của quả đào tiên xanh sẽ điều trị được chứng bệnh nhuận tràng, chống táo bón.Tăng cường hệ miễn dịch, ăn ngon ngủ ngon: lấy phần cơm đào tiên ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5. Sau 10 ngày đem ra dùng, mỗi ngày uống khoảng 20ml.

Ý nghĩa của cây đào tiên phong thủy

Cây đào tiên phong thủy tượng trưng cho sự sung túc, làm ăn phát đạt bởi hình quả mọc kín từ dưới gốc cho đến đầu cành ngọn, tạo nên dáng vẻ sum suê. Bởi vậy, cây đào tiên trồng ở các nhà hàng, khách sạn, quá ăn, quán cà phê,… ngụ ý là hi vọng công việc ăn nên làm ra, đồng thời cũng tạo được cảnh quan tươi mát.

Hơn thế, đào tiên còn gọi là đào trường thọ nên loài cây này cũng thích hợp làm quà tặng với ý nghĩa sức khỏe, sống lâu năm, vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu và gia đình.

Cây đào tiên phong thủy làm từ đá quý

Đây có lẽ là hình ảnh mà nhiều người tưởng tượng ra nhất khi nhắc đến cây đào tiên, chính là những quả đào chín mọng đã từ xuất hiện trong bộ phim Tây Du Ký. Tuy nhiên, chúng lại được chế tác từ các loại đá quý với nhiều màu sắc và gắn lên các thân cây uốn lượn tinh xảo, cũng tương tự như cây phong thủy đá thạch anh.

Xem thêm  10 loại đất trồng cây phổ biến và Địa chỉ mua đất trồng cây uy tín - KHBVPTR

Với loại cây này thì giá trị phong thủy được mang lại từ chính hình ảnh quả đào căng mọng. Đào tiên là loại quả quý, hiếm, không phải ai cũng được nếm thử trong truyền thuyết.

Truyền thuyết đào tiên

Theo thần thoại Trung Quốc, đào tiên được trồng trong vườn cây của Tây Vương Mẫu (vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế – vị thần tối cao của Đạo giáo). Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại, Bể Ngọc – nơi ở của bà sở hữu vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên.

Truyền thuyết kể lại rằng, những trái đào trong vườn của Tây Vương Mẫu chỉ chín vào những dịp 3000, 6000 hay 9000 năm. Vào những dịp này, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng, mời các vị thần nổi tiếng đến dự. Theo đó, bất cứ ai ăn đào tiên sẽ kéo dài tuổi trẻ vĩnh viễn, bất tử.

Tuy nhiên, Vương Mẫu chỉ đặc biệt cho một số người nếm thử loại quả này (ngoài các vị thần tiên). Theo các nhà sử học thì chỉ có 2 người phàm may mắn được nếm thử.

  • Người đầu tiên là một vị vua thời nhà Chu, khi hà vua đã đi đến dãy núi Côn Lôn và gặp Tây Vương Mẫu. Ông ở lại Bể Ngọc trong vài ngày và được thết đãi đào tiên cùng với rượu. Sau khi rời khỏi, dù cố gắng tìm lại nơi này nhưng mọi nỗ lực đều không thành.
  • Người thứ hai được nếm thử đào tiên là Hoàng đế Vũ Hán. Cụ thể, Hán Vũ Đế được Tây Vương Mẫu tặng một số trái đào. Hoàng đế sau đó đã bảo quản những trái đào quý này trong hầm đá và xuất hiện lần đầu tiên dưới triều Minh.

Vì tính chất quý hiếm nên đào tiên luôn nằm trong mơ ước, khao khát của nhiều người, do đó, không tránh khỏi tình huống từng bị đánh cắp. Đông Phương Sóc – một đại thần của Hán Vũ Đế đã đánh cắp đào và bị Tây Vương Mẫu phát hiện. Người này từng là cận thần trên núi Côn Lôn của bà nhưng vì đánh cắp đào tiên nên phải chịu hình phạt hạ phàm.

Một vụ trộm đào khác, rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến chính là câu chuyện về Tôn Ngộ Không mà chúng ta đã được theo dõi qua phim. Được Ngọc Hoàng giao cho chăm sóc vườn cây ăn quả của Tây Vương Mẫu, Tôn Ngộ Không đã trộm và ăn rất nhiều đào tiên. Sau đó, một tiên nữ hầu hạ cho bữa tiệc của Tây Vương Mẫu phát hiện. Phân cảnh này trong phim đã gây hứng thú cho người xem.

Ý nghĩa của cây đào tiên phong thủy làm từ đá quý

Không có loài cây nào lại mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như cây đào, mỗi bộ phận đều có những giá trị và ý nghĩa riêng.

Cây đào tiên làm từ đá quý

Cây đào tiên được xưng là “thần thụ tiên mộc”, có khả năng áp chế tà khí, trấn trạch trừ tà. Đào mộc thường được dùng làm pháp khí của đạo sĩ, vì vậy mà cũng được xưng là loại quả “Trên thông với thần, dưới trấn áp quỷ”, chính là loại quả do Thần linh ban tặng.

Hình ảnh cây đào sum suê quả, đầy lộc non là lời cầu mong, lời chúc sức khỏe, bình an và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, quả đào tiên không chỉ là hình ảnh đẹp về màu sắc, bề ngoài căng mọng mà còn mang rất nhiều tầng ý nghĩa.

Thứ nhất, quả đào chính là hình ảnh biểu tượng cho tuổi xuân, sự tươi trẻ, mơn mởn; cũng vào mùa xuân, đào mới ra hoa, kết trái. Mùa xuân cũng là thời điểm tốt nhất để tổ chức hôn lễ nên đào tiên cũng tượng trưng cho hôn nhân. Theo phong thủy, bày quả/cây đào tiên trong phòng sẽ tăng sự may mắn cho đường tình duyên.

Thứ hai, quả đào theo truyền thuyết chính là sự bất tử, mang ý nghĩa trường thọ, sẽ rất tốt nếu bài trí trong nhà, giúp các thành viên khỏe mạnh, tránh được tai ương, bệnh tật.

Thứ ba, quả đào tiên cũng mang hàm ý sung túc, đem lại nguồn vượng khí cho không gian nhà ở, văn phòng làm việc. Với những người làm kinh doanh, đầu tư tài chính, thì cây đào tiên làm từ nhiều loại đá quý, mang theo nguồn dương khí rất lớn nên sẽ giúp cho gia chủ luôn có đầu óc sáng suốt, tinh thông.

Xem thêm  Tổng hợp những mẫu cây bonsai mini đẹp nhất

Cây đào tiên phong thủy có thể chế tác từ nhiều loại đá khác nhau, màu sắc khác nhau nên mỗi loại đá, mỗi màu sắc cũng sẽ phù hợp với những tuổi, bản mệnh riêng, đồng thời đi cùng các ý nghĩa khác của chúng. Ví dụ như, đào tiên phong thủy làm từ đá thạch anh hồng sẽ có tác dụng cải thiện sức khỏe, gia đình êm ấm, trường thọ.

Ngoài ra, giá trị của cây đào tiên phong thủy còn chịu tác động của một số yếu tố khác:

  • Dáng cây đào tiên phong thủy: đây cũng là một yếu tố thể hiện sự may mắn. Cây đào tốt thường có dáng thẳng đứng, tán lá xòe hoặc dáng trực lắc, uốn lượn như rồng bay. Phần lớn chúng đều được sơn màu gỗ từ gốc đến ngọn.
  • Chậu đặt cây đào tiên: cần chọn loại chậu chắc chắn, được đúc đặc hoặc làm bằng chất liệu kiên cố, vững chãi.

Bày trí cây đào tiên phong thủy ở vị trí nào tốt nhất

Cây đào tiên phong thủy có thể bố trí ở nhiều vị trí khác nhau nhưng mỗi vị trí cũng sẽ thu hút các năng lượng khác nhau.

  • Bố trí ở lối đi vào cửa hàng: đào tiên có tác dụng chiêu tài nên nếu đặt ở cạnh những nơi làm ăn kinh doanh, quầy thu ngân, máy đếm tiền, lối ra vào của cửa hiệu, phòng khách,… sẽ giúp kích hoạt năng lượng vận may cho đường tài lộc.
  • Phòng khách: nếu treo tranh vườn đào tiên hoặc bày trí một cành đào tiên bằng ngọc bích ở không gian này sẽ tăng cường nguồn năng lượng trường thọ cho các thành viên trong gia đình.
  • Bày trí trên bàn làm việc: đào tiên có khả năng kích thích sự sáng tạo, nên một cây đào tiên trên bàn làm việc sẽ giúp trí não tinh thông, suy nghĩ thông suốt, minh mẫn.
  • Đặt ở bên cửa sổ: vị trí này thích hợp để đặt những cây đào tiên phong thủy làm bằng thạch anh hồng, cẩm thạch để thu hút vận may về sức khỏe.
  • Phía Đông của căn phòng: đây là hướng đặt nếu muốn cải thiện sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Góc phía Nam của căn phòng: vị trí này giúp kích hoạt cung Danh Vọng, chúng thuộc hành Hỏa, giúp khơi gợi năng lượng tích cực bên trong của bản mệnh.
  • Khu vực thuộc hướng Đông – Bắc: cải thiện việc học hành cho con cái trong nhà, kích hoạt cung học thức.
  • Khu vực hướng Đông hoặc Đông Nam: cây đào tiên phong thủy đặt ở hướng này giúp thu hút may mắn, vượng khí vào nhà hoặc phòng làm việc.

Theo chuyên gia phong thủy, trong năm 2021 Tân Sửu này, một số phương vị sau sẽ là phương cát lợi có thể đặt cây đào tiên phong thủy tốt nhất:

  • Phương vị Nam: có sao Nhất Bạch Tài Tinh đáo đến, phương này chủ về tài tinh, thăng quan tiến chức, rất nhiều thuận lợi cho sự nghiệp.
  • Phương vị Tây: có sao Bát Bạch tài tinh đóng quản, đây là sao nhiều cát khí nhất chủ về Tài Lộc, giúp tăng tài tăng lộc tăng quan, kích hoạt được phương vị này sẽ càng giúp bạn nhiều thịnh vượng.
  • Phương vị Đông Bắc: phương chủ quản của sao Cửu Tử trong năm 2021, chủ về hỷ khánh, thêm đinh, thêm người nên sẽ rất may mắn nếu biết kích hoạt.

Cây đào tiên phong thủy không chỉ là một sự lựa chọn, chúng vừa là cây xanh vừa là vật phẩm phong thủy. Chọn loại đào tiên nào tùy thuộc vào sở thích và khả năng tài chính của gia chủ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị tích cực và có phần vượt trội mà chúng mang lại.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm:

  • Bí quyết chọn cây phong thuỷ cho người mệnh Hoả tuổi Hợi (1995)
  • Cây phong thủy hợp tuổi Bính Tý [1996] là cây nào?
  • Cây phong thủy cho tuổi Giáp Tý (1984): cây gì hợp nhất 2021?

Đánh giá của bạn