Cây hoa huệ

Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa) (danh pháp hai phần: Polianthes tuberosa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

Hoa Huệ – Biểu trưng cho Sự thanh khiết .

Huệ có thể là:

* Tên một loài thực vật có hoa: Polianthes tuberosa, thường để cắm trong các dịp cúng, lễ,…;

* Tên một số loài thực vật có hoa khác như huệ tây (còn gọi là loa kèn – Lilium, trong đó có loài huệ tây nổi bật Lilium longiflorum trong bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”); lan huệ (Hippeastrum); huệ da cam (Clivia miniata)…

* Một khái niệm trong Phật giáo: bát-nhã (có nghĩa là huệ, trí huệ)

Cây huệ ta và cây Huệ tây

Cây huệ ta (Polianthes tuberosa) và cây Huệ tây (ilium longiflorum)

Đặc điểm cây hoa huệ

Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm.

Cây huệ ta

Củ huệ, cây huệ con và bông huệ

Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa huệ đơn (huệ xẻ) và hoa huệ kép

Hoa huệ đơn (huệ xẻ) và hoa huệ kép

Các giống hoa huệ trồng phổ biến ở Việt Nam

– Ngoài ra còn có huệ đỏ (Clivia miniata)

Hoa huệ đỏ (Clivia miniata)

Hoa huệ đỏ (Clivia miniata)

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Xem thêm  Báo giá các loại cây cảnh, cây bonsai hot nhất hiện nay

Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.

Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa tiến hoá. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống, vì vậy hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban đêm đặc biệt là hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên phải nở vào ban đêm để thu hút những loài côn trùng này.

Nguồn gốc hương thơm hoa huệ

Những ngày trời mưa, huệ cũng toả mùi thơm ngào ngạt.

Tục ngữ ta có câu “hoa không phơi nắng không thơm”, ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày. Tại sao?

So với các loài hoa nở ban ngày, hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt. Mỗi khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Vì vậy, tuy ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Xem thêm  Hình ảnh cây đào tuyệt đẹp

Cũng vì hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, nên nếu chú ý bạn sẽ thấy không chỉ ban đêm, mà ngay cả ban ngày, vào những hôm có mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng. Vì lẽ đó, hoa huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa).

Mặt khác, hoa huệ thơm về đêm cũng vì một lẽ rất đơn giản, ấy là đa số các giống huệ đều nở về đêm. Tập tính này của huệ có lẽ đã hình thành qua nhiều thế hệ tiến hoá. Bình thường, hoa tỏa ra mùi thơm để mời côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống. Đa số hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban ngày, vì vậy chúng nở vào ban ngày để quyến rũ ong bướm. Tuy nhiên, hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên nó phải chuyển giờ nở sang đêm để chiều lòng “khách” vậy.

Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân.

Chọn và bảo quản củ huệ giống

Tùy theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 thì tính ngày xuống giống cho phù hợp.

Việc trồng hoa huệ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Xem thêm  Hoa đào: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách chăm sóc hoa đào ngày Tết

Hoa Huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hoa huệ được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa lễ hội, đi chùa sau tết âm lịch ở Việt Nam.

Hiện nay, huệ đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.

Dùng hoa huệ trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của Việt Nam.. vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa huệ rất lớn. Tuy nhiên, do quá trình độ thị hoá nên diện tích trồng Huệ ở đây đã bị thu hẹp nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu về hoa Huệ trên thị trường ngày càng gia tăng vì vậy giá hoa Huệ nhiều năm vẫn ở mức cao.

Trung bình từ 10 – 15 nghìn một chục, đặc biệt trong các dịp lễ, tết giá hoa có thể tăng gấp rưỡi đến gấp đôi. Mỗi sào Huệ sau khi trừ đi mọi chi phí khoảng 8 triệu đồng, thu tiền lãi từ 9 đến 10 triệu đồng một năm. Nếu thời tiết thuận lợi có thể thu lãi được 15 đến 20 triệu đồng/sào.

Nhiều nông dân ở các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển sang trồng hoa huệ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều hộ dân đã thay đổi nhờ trồng hoa Huệ.

Hoa huệ cũng được coi là nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.