Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam – Top Tác Dụng

Quả La Hán là cái tên quen thuộc với đa số người Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, công dụng cũng như khu vực phân bổ của La Hán Quả. Hãy cùng tìm hiểu xem loại quả này là gì? Và Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam?

Quả La Hán là quả gì?

Quả La Hán là quả của cây la hán quả, một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. La Hán Quả được trồng chủ yếu ở nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Đây là loại cây leo rụng lá theo mùa. Do giá trị kinh tế của Quả La Hán cao nên từ việc mọc hoang, cây được đem nhân giống và trồng để thu hoạch quả. Mùa thu hoạch thường là vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Quả La Hán có tên khoa học là Momordica grosvenori swingle. Quả có hình tròn hoặc hình tròn dài quả trứng, đường kính từ 5 cm đến 8 cm. Quả la hán khi già sẽ được thu hoạch. Người ta thường phơi khô để sử dụng. Khi khô, quả chuyển màu nâu vàng sẫm, hơi bóng và có lông nhung. Quả rất dễ vỡ do độ giòn cao, khi vỡ sẽ lộ ra mặt bên trong xốp và có màu trắng vàng.

Công dụng của quả La Hán

Quả La Hán là một loại thảo dược từ thiên nhiên với nhiều công dụng thần kỳ. Khi dùng quả La Hán pha nước uống thường xuyên ngoài việc giải khát còn có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, xua tan mệt mỏi. Ngoài ra, quả được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, viêm họng, viêm thanh quản, ho gà, ho đờm, hạ đường huyết, táo bón,…

Xem thêm  CÂY GIÁ

Cách sử dụng quả La Hán

Quả La Hán không dùng để ăn sống mà để pha với nước uống sau khi được phơi khô. Cách pha rất đơn giản. Chọn những quả La Hán to, tròn, cứng, khi lắc không nghe tiếng động bên trong. Dùng dao tách vỏ, chỉ lấy phần bên trong cho vào bình. Đổ nước đun sôi vào, hãm khoảng 15 phút là đã có thể bắt đầu sử dụng. Nước La Hán có vị ngọt thanh, vô cùng dễ uống.

Kỹ thuật trồng cây La Hán Quả

Kỹ thuật trồng cây La Hán Quả không hẳn là quá khó khăn. Sau khi mua hạt giống La Hán Quả về, bạn ngâm với nước sạch trong hai giờ. Sau đó vớt ra, đặt hạt trên giấy thấm. Có thể đặt thêm lớp giấy thấm nữa lên trên hạt. Tất cả đóng trong hộp nhựa đậy nắp. Ban ngày đặt hộp chứa hạt giống La Hán ở nơi có ánh sáng. Ban đêm chiếu đèn huỳnh quang hoặc compact. Sau khoảng 7 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Khi hạt La Hán đã nảy mầm, trồng hạt vào bầu ươm với đất trộn tro trấu, sơ dừa, phân bò,… Hoặc bạn cũng có thể mua viên nén sơ dừa và đặt hạt đã lên mầm vào đó. Vì đây là cây leo nên bạn cần mắc giàn cho cây phát triển và cho thu hoạch quả. Hoặc hiện nay, cũng có một số đơn vị bán hạt giống La Hán để bạn đem về trồng. Các đơn vị cũng sẽ có những chuyên gia hỗ trợ hướng dẫn bạn về kỹ thuật trồng La Hán Quả.

Xem thêm  Cây Cau Vàng - Vẻ Đẹp Đi Cùng Ý Nghĩa Sâu Sắc

Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam

Việc khó khăn nhất khi gieo trồng La Hán Quả là bạn cần có được hạt giống để gieo trồng. Tuy nhiên, hạt của quả La Hán rất nhanh hỏng. Để trồng được cây, hiện nay trên thị trường bạn sẽ mua được hạt La Hán lấy từ quả già và để phơi khô tự nhiên. Nếu dùng hạt sấy khô bằng máy thì cây sẽ không bao giờ lên mầm. Việc mua hạt giống La Hán Quả còn gặp một khó khăn nữa là do các nhà cung muốn giữ giá quả La Hán trên thị trường, nên không bán giống rộng rãi.

Ở Việt Nam, La Hán Quả được gieo trồng nhiều nhất ở các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La,… Nếu như từng đi qua các tỉnh này du lịch hoặc công tác, có lẽ bạn sẽ bắt gặp cảnh quả La Hán sau khi sấy khô được bày bán rộng khắp như đặc sản của vùng. Ở những tỉnh, thành phố khác cũng có một số đơn vị thành công di thực trồng được La Hán Quả như Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo.

Trên đây là chi tiết thông tin về công dụng, cách sử dụng Quả La Hán và kỹ thuật trồng, địa bàn phân bổ La Hán Quả tại Việt Nam. Hi vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết và hữu ích qua bài viết này và hãy cùng chia sẻ tới những người xung quanh nhé!

Xem thêm  Tuổi Thân hợp cây gì để vừa đẹp lại vừa rước nhiều lộc vào nhà?