Cây Lựu được biết tới như một loại cây ăn quả, làm thuốc từ các bộ phận. Ngoài ra, loài này còn được trồng chậu làm cây bonsai, cây cảnh đẹp trang trí văn phòng và không gian xung quanh nhà. Để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách chăm sóc cây lựu cảnh thì bạn hãy tham khảo bài viết sau của oecc.vn nhé.
Đôi nét về cây lựu cảnh
Lựu là loài cây có nguồn gốc từ Ba Tư và được phát hiện và trồng chủ yếu tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì giống cây này được nhân giống và trồng ở khắp nơi. Cây cho quả to tròn, khi ăn có vị ngọt thanh và rất mọng nước.
Với các giống cây bình thường lấy ăn quả thì thường có chiều cao từ 5 – 8m. Tuy nhiên để có thể phù hợp làm tiểu cảnh, người ta sử dụng các phương pháp cắt ghép. Nhờ đó, mà đã tạo ra các loại cây nhỏ với chiều cao 1 – 2m phục vụ nhu cầu trang trí không gian nhỏ. Với các lá đơn mọc đối xứng nhau, mặt lá bóng nhẵn, cuống ngắn rất riêng mà chúng ta có thể phân biệt dễ dàng và nhận ra loại cây này.
Hoa mọc thành chùm, mỗi cụm chỉ từ 3 – 4 hoa ở ngọn cành. Khi kết quả cho tỷ lệ đậu trái cao và thu hoạch vào mùa thu đông. Nếu bạn muốn sở hữu một loại cây cho tán lá rộng, cao lớn và mang lại không gian xanh thì lựu cảnh là giống mà bạn nên chọn để bổ sung.

Ý nghĩa phong thủy của cây lựu cảnh
Với đặc điểm hình dáng đặc biệt, cho nhiều kích thước khác nhau thì loại cây này được sử dụng vào nhiều mục đích. Bạn có thể sử dụng cây tiểu cảnh vào làm đẹp không gian và trang trí trong gia đình. Nếu có khoảng không gian thì cũng có thể sử dụng lựu như một cây công trình để tô thêm vẻ đẹp xanh mát.
Ngoài ý nghĩa là đẹp và mang lại cuộc sống xanh thì cây lựu ảnh còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt về mặt phong thủy. Lựu cảnh giúp thu hút nguồn năng lượng tốt về với gia chủ, mang lại một cuộc sống khỏe và vui tươi.
Chủ sở hữu của cây này cũng có một cuộc sống giàu có, đủ đầy như mong muốn nhờ hút tài lộc xua đi những vận khí không tốt. Với các chùm quả đỏ mọng, trĩu cành cho ta thấy những gặt hái thành quả to lớn ở phía trước.

Phân loại cây lựu cảnh
Hiện nay, lựu cảnh được nhân giống và phát triển thành rất nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại sẽ có những đặc điểm nhận dạng và hình dáng khác nhau. Sau đây là một số loại được trồng phổ biến ở nước ta:
Lựu đỏ lùn Ấn Độ
Lựu đỏ lùn Ấn Độ là cây đã được áp dụng khoa học kỹ thuật để hạn chế chiều cao. Với kích thước 50- 100cm thì cây đã ra hoa và kết trái. Hoa có màu đỏ nhạt nhưng lại cho tỷ lệ đậu quả tốt hơn các dòng khác. Nếu bạn cần một giống cây để trang trí trong nhà hoặc phòng làm việc thì loài này sẽ vô cùng thích hợp.
Xem thêm >> Tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây dứa cảnh mang lại
Lựu đỏ Thái Lan
Đây là loài cây được Thái lan mang từ Ai Cập về thuần hóa, thổ nhưỡng và nhân rộng giống. Sau đó, cây được nước ta nhập về dưới dạng chiết cành. Với phương pháp chiết này sẽ cho kết quả sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh. Giống này thích hợp với trồng trước ban công hoặc sân vườn để có thể cho bóng mát và quả ăn.

Cách chăm sóc cây lựu cảnh
Để có thể có cây lựu cảnh sinh trưởng tốt thì bạn cần có những kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt là chọn vị trí trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng và chiều cao của cây. Sau đây là một số điều cần phải lưu ý khi trồng cây lựu cảnh.
- Có thể trồng bằng hạt, cành, hoặc gốc nhưng phải cung cấp đầy đủ ẩm để cây có thể sinh trưởng.
- Nên chọn nơi cao ráo để trồng vì nếu gặp ngập úng cây rất dễ bị thối rễ.
- Phải thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng và bón phân hóa học để cây hấp thụ và phát triển tốt.
- Cây lựu cảnh là loài ưa ánh sáng nhiều nên cần chú ý trồng cây vào vị trí nắng ấm. nếu là tiểu cảnh bonsai trong nhà thì bạn nên thường xuyên phơi nắng hoặc đặt tại nơi có nhiều ánh sáng.

Lời kết
Mong rằng qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cây lựu cảnh. Loài cây mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho chủ nhân và làm đẹp không gian sống. Hãy liên hệ với chúng tôi oecc.vn để được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật tốt hơn nếu muốn sở hữu giống cây may mắn này bạn nhé!
Thông tin liên hệ
TREERA
- Hotline: 0886 668 109
- 02 Phố Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.