Chăm Sóc Mai Kiểng Bonsai

Nhằm mục đích hạn chế tối đa sức tăng trưởng của cây mai bonsai, các nghệ nhân trồng cây trong chậu nhỏ chỉ vài vốc đất, sống trong môi trường chật hẹp quá mức như vậy cây hấp thu đất cũng không được nhiều. Trong khi đó, bất cứ những cây kiểng gì, bao gồm cả mai, rất cần đến phân tro và tưới nước mới sinh trưởng tốt được.

Tuy nhiên, người trồng kiểng bonsai lại luôn mong muốn thể hiện được những đường nét, sắc thái của một cây mai lão sống lâu năm ngoài trời thu nhỏ.

Muốn được như vậy, người chơi loại kiểng lùn này phải biết cách chăm sóc và chịu khó chăm sóc gấp nhiều lần so với cây mai trồng tự nhiên ở ngoài vườn.

hoi-hoa-xuan-tao-dan-2018-108.jpg

Công việc chăm sóc kiểng bonsai tuy không nặng nhọc, cũng không tốn nhiều thì giờ, không đòi hỏi người chơi có chuyên môn cao, chỉ cần một chút siêng năng và kinh nghiệm tưới bón cho kiểng là được.

Chăm sóc mai bonsai thường có những việc cần làm sau đây:

Tưới nước.

Trồng cây kiểng cũng là công việc của nhà nông, mà đã là nhà nông thì bất cứ ai cũng biết câu: “nhất nước, nhì phân” để hiểu việc tưới nước hằng ngày cho cây kiểng nói chung, và kiểng mai bonsai nói riêng là việc không thể làm qua loa lấy lệ hay thậm chí quên được.

Điều Quý vị đã biết, thực vật cũng giống như động vật là cần nước hơn cần thức ăn. Với động vật có thể nhịn ăn năm ba ngày không chết, nhưng chỉ nhịn khát một đôi ngày sẽ chết. Thực vật cũng thế, nhất là kiểng bonsai trồng trong chậu nhỏ.

Việc tưới nước cho mai kiểng, mai bonsai trong mùa mưa cho phép người trồng chểnh mảng năm ba ngày cũng được (trừ những ngày không mưa), nhưng vào mùa nắng hạn nên tưới đủ 2 lần trong ngày sáng & tối.

Tưới vào lúc sáng sớm giúp môi trường sống của mai đủ ẩm để chống chọi với cái nắng nóng ban ngày. Còn tưới tối giúp cây hấp thụ nước nhiều hơn do môi trường sống cạn kiệt độ ẩm.

Tưới nước cho mai bonsai nên tưới nhẹ nhàng chầm chậm, tưới từ trên ngọn xuống với tia nước nhỏ. Cách tưới nước đem lại kết quả nhiều nhất là giúp nước thấm vào đất no đủ bằng cách tưới kỹ một lần, sau đó chừng mươi phút lại tưới thêm lần nữa.

Xem thêm  Kỹ Thuật Chăm Sóc Quất Và Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Cây Quất Cảnh | oecc.vn

Tuy vậy, nếu tưới vào chậu quá nhiều cũng không phải là điều hay, lượng nước thừa có thể ứ đọng trong đất làm thúi rễ, như vậy đã vô tình tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sản trong rễ. Nếu bộ rễ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mai đó.

Do đó, sau mỗi cữ tưới, ta nên tìm hiểu xem lượng nước vừa tưới vào chậu có còn dư thừa không, tức là đã thoát hết ra ngoài chưa. Nếu nước còn ứ đọng ở phần đáy chậu, cách tốt nhất là nên khai thông các lỗ thoát nước của chậu.

Ngược lại, nếu lâu ngày không được tưới, cây mai nhỏ trồng trong chậu cạn sẽ kiệt sức dẫn đến việc héo úa mà chết lần mòn.

Với mai bonsai dùng để chưng bày trong nhà, mỗi lần tưới nên dời chậu ra sân, ra vườn. Khi tưới xong, phải chờ đến lúc nước thoát hết ra ngoài mới bưng trở lại vào nhà.

cay-tien-ti-ra-cho.jpg

Bón thúc định kỳ.

Ngoài việc thay mới đất trồng vào chậu mỗi năm/lần, ta nên bón thúc cho mai trồng chậu theo định kỳ hàng tuần đối với phân nước, hàng quý đối với phân viên và phân bón thẳng vào lá.

Sở dĩ phải bón thêm phân thúc cho cây mai ghép và mai bonsai vì số lượng đất ít ỏi trong chậu không đủ dưỡng chất cung cấp cho cây trong cả năm.

Bón thúc có 3 loại sau đây:

. Dùng loại phân bón dạng bột hay dạng viên bón vào đất. Có thể dùng phân hữu cơ hoặc vô cơ.

. Dùng phân nước rưới lên đất chậu.

. Bón phân lên lá.

Nhiều người thích áp dụng cách bón thứ nhất, vì mình biết rõ số lượng phân cho từng cây nhiều ít ra sao.

Cách rưới phân nước lên mặt đất chậu ít có người áp dụng. Vẫn biết loại này cũng tốt, cung cấp dinh dưỡng nhanh cho cây trông, nhưng điều bất lợi là dinh dưỡng của nó bị loãng ra rất nhanh, một lượng lớn trôi theo nước mưa và nước tưới thoát ra ngoài.

Xem thêm  Cây Chuông Vàng Và Sự Thật Ít Ai Biết - Cây Xanh Thiên Thanh

Còn việc bón phân lên lá dạng nước, đây là phân sinh hóa hữu cơ dùng phun xịt trực tiếp lên lá và thân cây tạo hiệu quả rất cao & nhanh, giúp cây có khả năng hấp thụ hầu hết chất dinh dưỡng trực tiếp qua lá, đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Loại phân nước dùng xịt lên lá gồm các loại hóa chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng được hòa tan trong nước. Thành phần chủ yếu của loại phân này là chất hữu cơ lấy từ động thực vật. Động vật lấy từ các bã tôm cá, phụ chế phẩm lò mổ. Thực vật từ các loại khoai đậu, lúa mì, các loại rong tảo. Những thành phần đó phải qua một quá trình chế biến bằng sinh học như lên men sinh học.

Loại phân nước dùng bón trực tiếp lên lá hiện có bán rất nhiều ngoài thị trường, được sản xuất trong nước và nhập ngoại.

Hoang-mai-tien-ty-xuong-pho-6.jpg

Theo dõi sự sinh trưởng của cây

Để cây mai kiểng bonsai được tươi tốt, hàng ngày ta nên theo dõi sự sinh trưởng từng cây một, để khi gặp tình huống xấu có hướng xử lý kịp thời. Nếu thấy cây suy yếu nên cố tìm hiểu nguyên nhân do thiếu phân hay nước, do sâu rầy hay điều kiện sinh thái?

Có điều xin lưu ý Quý vị là cây mai không thích hợp nơi có bóng râm, chỉ thích nghi vùng trống trải có nhiều ánh nắng chiếu trực xạ. Với mai kiểng bonsai chưng trong nhà, cách vài ngày ta nên bưng chậu ra nắng có như vậy cây mới tốt.

Đặc tính của thực vật nói chung là quang hướng động thuận: phía nào cây thiếu ánh sáng thì cây lá chậm phát triển, thậm chí còn còi cọc. Vì vậy muốn tán cây mai kiểng bonsai đặt sát cửa sổ được nẩy nở đồng đều, thì cứ vài tuần ta xoay hướng chậu một lần.

Về nước tưới, dù tưới đầy đủ nhưng chất lượng nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc ô nhiễm chất độc hại cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây mai kiểng bonsai. Khoảng năm sáu thập niên trước không được người trồng mai chú ý đến, có người cứ thắc mắc không hiểu tại sao các vùng như Gò Vấp (Sài Gòn), Cái Mơn (Bến Tre) trồng loại kiểng nào cũng tươi tốt hơn những vùng khác. Về sau các nhà vườn mới nhận ra là nguồn nước giếng của hai vùng này ngọt mát giúp cây cối xanh tươi.

Xem thêm  Nên trồng cây khế chua hay cây khế ngọt?

Còn nếu cây sinh trưởng kém do phân thì nên tìm hiểu thành phần trong đất trồng còn thiếu chất gì để bón thêm nguyên tố phân vào đó cho đủ. Ví dụ đất trong chậu khô cằn thì do thiếu đạm (N), có hiện tượng nhiễm phèn do thiếu chất vôi (Ca). Như Quý vị đã biết trong đất có chứa các nguyên tố N – P – K – S – Mg – Ca hợp cùng nhiều nguyên tố vi lượng Fe – Zn – Cu,… nếu trong chậu còn thiếu nguyên tố gì ta cứ gia tăng tỷ lệ nguyên tố đó vào phân bón cho cây là được.

Mặt khác, thỉnh thoảng vài tuần một lần, ta nên xới nhẹ tầng đất mặt trong chậu bằng mũi dao nhỏ nhằm giúp đất chậu tiếp nhận thêm dưỡng khí (cần tránh làm đứt rễ non nằm ở lớp mặt đất).

Bài trừ cỏ dại.

Khi cỏ dại tranh ăn chất bổ dưỡng trong đất với cây mai, chúng phát triển rất nhanh vì đây là môi trường lý tưởng: đất vừa nhiều dưỡng chất lại vừa đủ độ ẩm. Vì vậy phương châm của người trồng kiểng hễ thấy cỏ dại xuất hiện là phải nhổ cỏ tận gốc ngay.

Mỗi khi tưới nước, chăm sóc cây kiểng, nếu thấy cỏ dại xuất hiện dù chỉ một vài cây nhỏ hãy nhỏ bỏ ngay. Nếu chần chừ cho chúng mọc kín miệng chậu mới nhổ bỏ thì cây mai trong chậu đã thiếu dinh dưỡng rồi.

Nguồn tham khảo từ tài liệu:

Thú chơi mai ghép, mai bonsai. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. Tác giả Việt Chương – Phúc Quyên.

Cây kiểng bonsai trong nhà. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. Tác giả Werner M.Busch.

Kinh nghiệm trồng mai vàng từ Kỹ Sư Nông Nghiệp Thanh Phương – admin website.