Ý nghĩa cây sen đá móng rồng và cách trồng, chăm sóc hiệu quả

Cây móng rồng hay sen đá móng rồng, là loài cây nhỏ nhắn, dễ chăm sóc, được nhiều người yêu thích và trồng như một loại cây cảnh.

  • Hoa lan càng cua – cách trồng và chăm sóc giúp hoa nở đều

Không chỉ vậy, cây móng rồng còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Để hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu những thông tin về cây móng rồng dưới đây nhé.

Đặc điểm cây móng rồng

Cây móng rồng có tên gọi khác là sen đá móng rồng, tên khoa học là Haworthia Attenuata. Cây không thuộc họ Xương rồng như nhiều người thường nghĩ mà là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây (Asparagaceae).

Theo nhiều ghi chép thì cây có nguồn gốc từ Nam Phi, sau đó du nhập vào nhiều nước khác.

Đặc điểm bên ngoài, cây móng rồng khá giống với cây nha đam, chiều cao từ 20 – 40cm tuỳ môi trường sống.

Cây không có thân rõ ràng mà chỉ có các lá chĩa thẳng lên. Lá mọc đối xứng từng đôi một, dáng thuôn dài và nhọn dần về phía ngọn như mũi dáo.

Dọc thân lá là các đường vằn ngang màu trắng, các đường viền này hơi sần sần, sờ vào sẽ cảm giác được, mép lá có răng cưa lớn. Nhìn bề ngoài giống các móng vuốt chĩa lên nên mới được gọi là cây móng rồng.

Cây sen đá móng rồng cũng ra hoa, thường nở vào mùa thu đông, màu sắc hoa cũng đa dạng nhưng thường là vàng hoặc đỏ. Tiếc là khi trồng cảnh thì cây ít khi ra hoa.

Về đặc tính sống, móng rồng có tốc độ sinh trưởng chậm, ưa ánh sáng nhẹ, nhu cầu nước và dinh dưỡng thấp, có thể sống trong môi trường khắc nghiệt. Ta có thể nhân giống cây bằng gieo hạt hoặc giâm lá.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc cây hoa ly

Ý nghĩa cây sen đá móng rồng

Được yêu thích không chỉ vì có vẻ ngoài độc đáo và đẹp, cây sen đá móng rồng còn mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Cụ thể trong phong thuỷ, cây sen đá móng rồng được nhiều người xem như một tấm bùa hộ mệnh, giúp loại bỏ vận xui, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Nhờ sức sống mãnh liệt, loài cây này còn đại diện cho ý chí kiên cường, sẵn sàng đương đầu và vượt qua khó khăn.

Công dụng cây móng rồng

Với vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn, cây móng rồng được rất nhiều người ưa chuộng và trồng làm cảnh. Cây thường được trồng trong chậu nhỏ, trang trí bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, bàn ăn, đặt ở bệ cửa sổ, kệ tivi hay trong chậu treo ở ban công, hiên nhà.

Không chỉ làm đẹp, cây móng rồng được biết đến với khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các tia có hại từ máy tính, rất phù hợp với dân văn phòng.

Nhờ mang ý nghĩa tốt đẹp, cây móng rồng còn được nhiều người dùng làm quà tặng, thay cho lời chúc may mắn hay lời hứa về một mối quan hệ lâu bền.

Trồng và chăm sóc cây sen đá móng rồng

Như đã thông tin ở trên, nhờ sức sống rất mãnh liệt mà quá trình trồng và chăm sóc cây sen đá móng rồng không có gì quá phức tạp.

Đất trồng

Để cây sen đá móng rồng sinh trưởng tốt, bạn nên chuẩn bị đất có độ mùn cao, tơi xốp và thoát nước tốt.

Xem thêm  Cây hoa sứ trắng có đặc điểm gì và ý nghĩa ra sao?

Tốt nhất là chọn đất tại chỗ sau đó trộn thêm ít xơ dừa, cát sỏi và phân chuồng, như vậy là đủ. Chậu trồng cây cũng cần đảm bảo có lỗ thoát nước bên dưới, tránh ngập úng.

Nhân giống

Thông thường, mọi người chọn giâm cành làm phương pháp nhân giống sen đá móng rồng, bởi tỉ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng tốt hơn.

Từ bụi cây mẹ, ta chọn ra một lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già, sau đó dùng dao sắc cắt sát gốc, đặt ở nơi có cát ẩm.

Sau khoảng hơn 10 ngày thì lá này sẽ bén rễ và lên mầm mới, ta cứ để vậy thêm khoảng 1 tuần, khi mầm mới đủ khoẻ thì có thể mang trồng ra chậu như cây mới.

Trồng cây

Quy trình trồng cây cũng rất đơn giản, bạn chọn chậu trồng bằng sứ hoặc nhựa, bên dưới có lỗ thoát nước, sao đó cho 2/3 số đất vào chậu. Đặt cây giống vào và lấp phần đất còn lại vào, tưới nước xung quanh để làm ẩm đất là xong.

Nước tưới

Nhu cầu nước tưới của cây sen đá móng rồng khá ít, do đó bạn không cần phải tưới quá nhiều. Khoảng 1 tuần tưới 1 lần là đủ, nếu thời tiết mát mẻ có thể 2 tuần tưới 1 lần.

Chú ý không tưới trực tiếp vào cây mà phun vào phần rìa của chậu để đất tự ngấm. Lượng nước mỗi lần tưới cũng cần hạn chế, chỉ cần đủ làm ẩm đất là được.

Ánh sáng

Là loài ưa ánh sáng nhẹ, bạn nên đặt chậu sen đá móng rồng ở những nơi có nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh nắng gay gắt.

Vị trí thích hợp có thể kể đến như bệ cửa sổ, giếng trời, hiên nhà. Nếu đặt trong nhà ít ánh sáng, mỗi tuần bạn mang chậu cây ra ngoài phơi nắng sớm khoảng 2 tiếng để cây quang hợp tốt hơn.

Xem thêm  【Hướng dẫn】Cách trồng cây thủy sinh bể cá đơn giản, chi tiết

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sen đá móng rồng sinh trưởng kà khoảng từ 18 – 30 độ C. Dù vậy cây vẫn có thể sống và phát triển được trong điều kiện nóng và lạnh hơn.

Chỉ khi nhiệt độ lên quá cao hoặc thập hơn 4 độ C thì cây mới dừng phát triển.

Dinh dưỡng

Tương tự như tưới nước, nhu cầu phân bón của sen đá móng rồng rất ít. Nếu muốn, bạn có thể định kỳ 4 tháng bón phân hữu cơ cho cây một lần.

Cách bón tốt nhất là bạn hoà chung với nước rồi tưới cho cây, vẫn chú ý là không tưới sát gốc hoặc tưới trực tiếp lên lá nhé.

Cắt tỉa, phong trừ sâu bệnh

Sen đá móng rồng ít khi bị sâu bệnh, thay vào đó cây đôi khi gặp tình trạng thừa hoặc thiếu nước. Bạn chỉ cần chú ý quán át, nếu thấy lá hơi nhũn mềm, úa vàng là bị thừa nước, ngược lại lá héo khô chứ không nhũn thì bị thiếu nước. Lá thưa, màu nhát là do thiếu ánh sáng.

Khi có lá khô héo, tuỳ tình trạng mà bạn bổ sung hoặc cắt giảm lượng nước, cùng với đó là cắt bỏ các lá hư thối, tránh ảnh hưởng tới các lá khác.

Trên đây là những thông tin về cây móng rồng hay sen đá móng rồng, hy vọng bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình trồng và chăm sóc loài cây cảnh này.

Chúc bạn thành công.