Có mấy loại cây nguyệt quế? 14 công dụng bất ngờ của cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế hiện nay ở Việt Nam rất được ưa chuộng bởi sự đẹp mộc mạc, giản dị và mùi hương dễ chịu của nó. Ngoài ra nó còn hay được gọi là với tên là loài cây của sự chiến thắng và tài lộc. Trong đông y thì loài cây này có rất nhiều công dụng đặc biệt, hãy cùng với Xanh Bonsai tìm hiểu sau bài viết này nhé.

Đặc điểm cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata L. Một loại cây thuộc họ thân gỗ. Cây được trồng tự nhiên có chiều cao từ 2 – 8m. Khi được trồng làm cảnh thì cây bị hạn chế rất nhiều về chiều cao thậm, có cây chỉ cao khoảng 50cm.

Thân nguyệt quế khi còn non sẽ có màu xanh, vỏ nhẵn bóng. Cây già vỏ sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám nên rất nhiều người nhầm lẫn với thân cây bưởi. Lá cây dài, nhọn, bóng, hình bầu dục và mọc xen kẽ nhau.

Hoa có màu trắng và mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu. Một cụm hoa nguyệt quế gồm khoảng 8 bông mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa nguyệt quế gồm 5 cánh màu trắng, 5 đài xanh cùng 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh đầu. Quả nguyệt quế hình bầu dục và nhọn 1 đầu.

Quả cây nguyệt quế khi chưa chín sẽ có màu xanh và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ đậm, thịt nạc và chứa từ 1 -2 hạt.

Cây nguyệt quế có mấy loại

Nguyệt quế lá lớn

Nguyệt quế lá lớn là loài có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai lớn. Đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn rất tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây. Nhưng nó chịu úng rất kém khi vào mùa mưa nên có thể làm cho chúng dễ chết.

Nguyệt quế lá nhỏ

Loại này hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng bởi có lá nhỏ và kích thước cũng nhỏ. Đặc điểm ở loài này là có rất nhiều hoa và đem lại mùi thơm thanh khiết. Đây cũng là loại nguyệt quế quý và mang giá trị cao trong các loại cây nguyệt quế có ở Việt Nam.

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

Nguyệt quế lá nhỏ và thân xoắn có kích thước vừa phải chỉ cao chừng 40cm. Hình dạng lá của cây nhỏ, thân xoắn lại như một sợi dây khác lạ, độc đáo. Đặc biệt loại này có thân xoăn hiếm gặp cùng bộ rễ rất đẹp. Đẹp hơn nhiều so với nguyệt quế lá lớn và nguyệt quế lá nhỏ. Chính vì vậy, đây là loài có giá trị rất cao và được nhiều người yêu thích, muốn sở hữu nó.

Xem thêm  Bài 1 trang 19 SGK Sinh học 11 - oecc.vn

Công dụng của cây nguyệt quế

Làm cây cảnh trang trí

Cây nguyệt quế cho hoa rất đẹp cùng hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết mê đắm lòng người. Cây thường được trồng trong chậu trang trí trong nhà, trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh.

Ngoài ra cây còn được trồng ở công viên, lối đi và các con đường…. Người trồng có thể để cây phát triển tự nhiên hay cắt tỉa tạo hình thú, uốn nắn thành bonsai tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Phụ thuộc vào vẻ đẹp và tuổi đời mà cây sẽ có giá trị khác nhau.

Làm thuốc chữa bệnh

– Chữa trị tiểu đường

Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, sử dụng 3gr lá nguyệt quế mỗi ngày có công dụng làm giảm nồng độ glucose rất tốt. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá còn có khả năng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.

– Giúp tim mạch khỏe mạnh

Chất caffeic acid có trong lá nguyệt quế có khả năng loại bỏ cholesterol xấu có trong máu. Tăng cường thành mạch giúp bảo vệ tim khỏe mạnh.

– Tốt cho hệ tiêu hóa

Nguyệt quế có đặc tính ấm, nóng. Người ta thường dùng lá nguyệt quế để nấu ăn hay trực tiếp tinh dầu lên bụng nhằm cải thiện tiêu hóa và tăng dịch tiết trong cơ thể.

– Tốt cho hệ hô hấp

Sử dụng lá hoặc tinh dầu nguyệt quế xông hơi có tác dụng làm sạch chất nhầy trong phổi. Kích thước đường hô hấp rất tốt cho người bị hen suyễn hoặc dị ứng.

– Chống viêm

Dùng tinh dầu cây nguyệt quế xoa lên các khớp xương sẽ giúp giảm đau và kháng viêm rất tốt.

– Hỗ trợ điều trị đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Một cốc sữa pha cùng chút bột quế sẽ giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.

– Tạo tinh thần luôn thoải mái

Bạn bị căng thẳng, áp lực, stress thì hãy đốt lá nguyệt quế cho mùi hương tỏa trong phòng. Hương thơm dễ chịu của nguyệt quế sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi khiến tinh thần luôn tỉnh táo và thoải mái.

– Thổi bay gàu

Da đầu nhiều gàu, bạn hãy cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội và sử dụng. Hỗn hợp này sẽ giúp trị gàu và ngăn ngừa gàu phát triển.

– Kích thích tóc mọc nhanh hơn

Tinh dầu nguyệt quế trộn cùng tinh dầu bưởi ủ lên tóc khoảng 15 – 20 phút. Sau đó bạn xả sạch với nước, sử dụng một thời gian bạn sẽ thấy được sự thay đổi từ mái tóc của mình.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng sen đá kim cương - Cooperi với giá thể Soil Mix

– Trị tiêu chảy, chữa khí hư và điều hòa kinh nguyệt

Dùng quả nguyệt quế sắc lấy nước uống mỗi ngày vừa điều trị tiêu chảy, khí hư vừa giúp kinh nguyệt được ổn định.

– Hỗ trợ chữa trị ho và cảm lạnh

Khi bị ho, cảm lạnh bạn dùng tinh dầu nguyệt quế trộn cùng với dầu nền rồi mát xa lên ngực và gan bàn chân. Hoặc bạn có thể nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu nguyệt quế vào bát nước sôi. Sau đó ngâm miếng vải vào bát rồi đặt nó lên ngực.

– Chống nhiễm trùng ở vết thương hở

Dùng bột lá nguyệt quế đắp lên vết đứt hoặc vết thương vừa làm giảm các cơn đau vừa kháng khuẩn hiệu quả.

– Giúp ngủ ngon

Bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào chiếc khăn rồi đặt ở dưới gối mỗi đêm. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu nguyệt quế trong phòng khoảng 20-30 phút trước khi ngủ. Hương thơm dịu nhẹ từ tinh dầu sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn

– Chữa ho và cảm lạnh

Xoa tinh dầu lên ngực, lòng bàn chân để cho cơ thể ấm lên

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Khi nhắc tới cây nguyệt quế thì chúng ta đều nghĩ đến sự chiến thắng vinh quang, đạt được nhiều thành công, gặp nhiều may mắn và gặt được nhiều lộc trong cuộc sống. Chúng còn mang lại niềm hy vọng cho con cháu mình được thành công đỗ đạt trên con đường học vấn và gia đình thêm khỏe mạnh và bình an. Nên hiện nay ở Việt Nam rất nhiều gia đình ưa chuộng trồng nó trong nhà để mong rằng sẽ được điều tốt từ cây.

Cây có mùi thơm rất dịu nhẹ và dễ chịu giúp cho tình thần thêm thoải mái, khỏe mạnh, giữ cho đầu óc luôn ở trạng thái tỉnh táo để xử lý mọi chuyện. Chúng còn mang lại niềm hy vọng cho con cháu mình.

Ngoài ra nó còn có tác dụng xua đuổi khí xấu, ma quỷ, những cái xui xẻo cho chúng ta từ đó đem lại sự bình yên và an tâm cho gia chủ.

>> Xem ngay video nói về ý nghĩa cây nguyệt quế:

Cách trồng cây nguyệt quế

Hiện nay để trồng cây nguyệt quế thường có 4 phương pháp chính đó là: gieo hạt, ghép mắt, chiết cành và giâm cành. Thông thường thì phương pháp ghép mắt và chiết cành được lựa chọn phổ biến nhất để trồng

  • Ghép mắt: nên chọn những cây mẹ khỏe và không sâu bệnh để cây có khả năng sinh trưởng tốt.
  • Chiết cành: nên chọn gốc thẳng, không biến dạng và sâu hại trên cây.
Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan dendro, trồng loại nào là đẹp loại ấy

Cách chăm sóc cây nguyệt quế

Việc chăm sóc cây không quá khó khăn, dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc cây phát triển tốt và ra hoa nhanh chóng:

  • Đất trồng: Nên chọn những loại đất thịt, giàu chất dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và màu mỡ có độ pH khoảng 4-7. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu như mùn cưa, xơ dừa, trấu và phân chuông ủ mục để cây luôn phát triển tươi tốt.
  • Phân bón: Bạn nên bón cho cây theo chu kì khoảng 1-2 tháng/ lần với một lượng phân bón phù hợp với kích thước của cây. Các loại phân bón bạn nên sử dụng đó là phân NPK khoảng 5-10g và phân Dinamix khoảng 10-20g. Trong thời điểm cây đang trong quá trình phát triển bạn nên bón thêm phân K (Kali) cho cây để đảm bảo đủ chất.
  • Ánh sáng: Điều kiện lí tưởng cho cây phát triển là buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Cây không ưa ánh sáng mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, hạn chế đặt cây ở vị trí có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào cây.
  • Nhiệt độ: Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 27 độ C
  • Nước tưới và độ ẩm: Là loài cây ưa ẩm nên mỗi ngày bạn tưới khoảng 2 lần đều đặn cho cây vào buổi sáng và buổi chiều tà.

Một số lưu ý khi sử dụng cây nguyệt quế

  • Với phụ nữ đang mang thai, cho con bú và trẻ em thì không nên dùng nguyệt quế.
  • Không nên sử dụng quá nhiều lá nguyệt quế. Bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
  • Không dùng cây nguyệt quế chung với các loại thuốc trị tiểu đường hay insulin.
  • Không dùng cho người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với nguyệt quế.
  • Trước khi sử dụng nguyệt quế trị bệnh nên tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy thuốc …

>> Có thể bạn quan tâm: TOP 99 loại cây cảnh trong nhà được ưa chuộng trồng hiện nay

Qua bài viết này Xanh Bonsai đã chia sẻ ít thông tin về cây nguyệt quế để chúng ta hiểu hơn về nó. Nếu muốn rõ hơn thì liên hệ chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé!

Các câu hỏi thường gặp: