Cây Phong – thông tin chi tiết, báo giá, quy cách cây – Vingarden

Cây Phong chủ yếu có nguồn gốc ở châu Á, một số loài có nguồn gốc ở châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ. Phong là loại cây ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh và thích hợp để trồng làm cây công trình tạo cảnh quan.

1. Giới thiệu chung về cây Phong

cây phong
Giới thiệu chung về cây Phong

– Tên thường gọi: Phong

– Tên gọi khác: Phong lá đỏ, Phong đỏ tươi, Đầm lầy phong, Phong mềm, Carolina phong đỏ, Phong nước,…

– Tên khoa học: Acer rubrum

– Họ thực vật: Sapindaceae (họ Bồ hòn)

– Nguồn gốc: chủ yếu là ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn quốc

2. Tìm hiểu đặc điểm cây Phong

▼ Đặc điểm hình thái cây Phong

cây phong
Phong là cây rụng lá vào mùa đông, trước khi rụng thì lá cây chuyển màu cam hoặc đỏ

– Là cây thân gỗ cao khoảng 10-40 m

– Vỏ cây khi còn non vỏ mịn, màu xám sáng, thường giống như cây sồi và ngày càng trở nên sẫm màu hơn và xù xì hoặc có vảy trên bề mặt trên

– Cành cây thường không mảnh mai, màu đỏ tươi hoặc màu tối, không có mùi khi cắt hoặc bị hỏng

– Lá cây phong có 3 thùy với các răng cưa nhỏ, khe giữa thùy nông và sắc nét góc cạnh. Lá có màu xanh nhạt ở trên và màu trắng ở dưới.

Phong là cây rụng lá vào mùa đông, trước khi rụng thì lá cây chuyển màu cam hoặc đỏ.

– Hoa của loài cây này cân đối, mọc thànhchùm ở các cành, ngù hay tán hoa. Chúng có 5 lá đài, 5 cánh hoa dài khoảng 1-6 mm, 12 nhị hoa dài khoảng 6-10 mm mọc thành hai vòng, mỗi vòng 6 nhị, cùng 2 nhụy hoa hoặc 1 nhụy với 2 vòi nhụy. Hoa cây phong có các màu như lục, vàng, da cam hay đỏ, tùy theo loài.

Xem thêm  Hoa Lan Cattleya: Nhận biết, phân loại, cách trồng và chăm sóc

– Quả của các loài phongđều là loại quả có cánh

– Hạt thường có màu đỏ, nó xuất hiện trong các cặp khác biệt, mỗi cặp chứa một hạt được bao bọc trong “quả hạch” nhỏ gắn với các cánh phẳng bao gồm các mô dạng sợi, mỏng như giấy

▼ Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Phong

cây phong
Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Phong là gì?

– Đây là một cây có tốc độ phát triển nhanh

– Cây phong thích hợp với khí hậu ôn đới và phát triển tốt nhất tại các nước có kiểu khí hậu này

– Cây có thể chịu khô, chịu ẩm nhưng không chịu được ngập úng, ngoài ra nó cũng có thể chịu lạnh và nóng nhưng nếu nhiệt độ quá cao (khoảng 32-40 độ C) thì cây có thể bị táp, cháy lá.

3. Tác dụng của cây Phong là gì?

cây phong
Ngoài trồng làm cây bóng mát, cây phong còn được trồng chậu làm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai

– Phong là nguồn quan trọng để sản xuất gỗ. Gỗ phong rất giá trị và được sử dụng trong công nghệ sản xuất đồ trang trí nội và ngoaị thất

– Loại cây này còn được cạo để lấy nhựa, sau đó đem đun nóng nhựa này để sản xuất xi rô phong hay sản xuất đường phong hoặc kẹo phong

– Cây phong được trồng làm cây cảnh quan cũng như đem lại nhiều lợi ích cho các ngành du lịch và nông nghiệp. Ngoài trồng dưới đấy làm cây bóng mát, cây còn được trồng chậu làm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai

Xem thêm  Top cây mai chiếu thủy bonsai đẹp nhất - BonsaiArt

– Ngoài ra do phong là nguồn cung cấp phấn hoa chính vào đầu mùa xuân trước khi nhiều loài cây khác ra hoa nên nó có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn của nhiều loài ong mật ở một số quốc gia

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phong

cây phong
Lưu ý những gì khi trồng và chăm sóc cây phong?

– Phương pháp nhân giống:

Phong thường được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, cắt mầm từ gốc cây

– Đất trồng cây:

+ Cây phong lá đỏ sinh trưởng tốt với các loại đất đồi, đất phù xa trộn mùn, và xỉ than

+ Đất trồng cần thoát nước tốt, tránh ngập úng làm hư hại rễ , gốc cây

+ Cây trồng dưới đất cần đào hố sâu để giữ cây, giữ rễ chặt.

+ Cây trồng chậu thì lượng đất và chậu phải cân đối với cây

cây phong
Lưu ý những gì khi trồng và chăm sóc cây phong?

– Tưới nước:

+ Tùy thuộc vào khí hậu từng mùa và thời tiết từng ngày chúng ta nên cân đối lượng nước tưới cho cây

+ Cần giữ nước cho đất và cung cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây vào mùa nóng hoặc hanh khô

+ Cây trồng chậu ít đất nên giữ nước kém, hay bị mất nước nên cần tưới nhiều lần hơn. Lưu ý nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều

– Phân bón:

+ Để cây sinh trưởng và phát triển nhanh thì bạn nên cung cấp thêm phân bón và chất dinh dưỡng cho cây đặc biệt là 3 năm đầu tiên sau khi trồng nhằm mục đích thúc đẩy hệ thống rễ cây phát triển và ổn định

Xem thêm  Cây Vạn Niên Thanh: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cây đẹp

+ Nên bòn phối hợp cả phân chuồng và phân hữu cơ. Ngoài ra bạn có thể Sử dụng những loại phân bón tổng hợp như NPK tổng hợp hay nhiều phân vô cơ khác được bán sẵn ở các cửa hàng phân bón và bảo vệ thực phẩm

+ Phân bón phân hủy chậm là một lựa chọn tốt cho mùa hè khi bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây