TOP 3 loại sâm Việt Nam quý hiếm – Thế giới Sâm Mỹ

Hiện nay có rất nhiều loại sâm khác nhau, công dụng tuyệt vời với sức khỏe như sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, hồng sâm… Tại Việt Nam, có rất nhiều loại nhân sâm quý. Tuy sâm Việt Nam ít được biết đến nhưng chất lượng được xếp vào loại thượng hạng. Cùng oecc.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

TOP 3 LOẠI SÂM QUÝ

Nhân sâm là tên gọi chung của các loại sâm. Vị thảo dược đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Là thảo dược được dùng để kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch, … Nhân sâm thuộc họ Cuồng (danh pháp khoa học: Araliaceae – lấy theo tên gọi chi Aralia), sống lâu năm tại vùng núi rừng ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiền, Việt Nam… Ở Việt Nam, nhân sâm là loại cây lâu năm, phát triển chậm. Sau đây, 3 loại nhân sâm quý tại Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh – Báu vật ở núi rừng Tây Nguyên

Còn có tên gọi là sâm trúc, sâm khu năm, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu, sâm Việt Nam, được đánh giá là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới, là dược liệu thượng hạng. Sâm ngọc linh thường mọc ở nơi có độ cao trên 1.200m, được phát hiện nhiều nhất ở miền Trung của nước ta. Là cây sống lâu năm, cao khoảng 40 – 100cm, có màu xanh lục hoặc tím, đường kính thân khoảng 4mm. Sâm ngọc là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, mọc chủ yếu ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng.

Đặc điểm hình thái

sam-ngoc-linh

Sâm Ngọc Linh

Một số đặc điểm của sâm ngọc linh như sau:

  • Thân: Nhìn chung, sâm Ngọc Linh khá giống với sâm Triều Tiên. Tuy nhiên, loại sâm này có nhiều sẹo trên thân, đốt dài 0.5 – 0.7cm. Có nhiều đốt khá giống với đốt ở cây trúc nên được gọi là sâm cây trúc.
  • Lá: Lá mọc ở đốt, trên đỉnh thân là lá kéo, cuống dài 6 – 12mm, lá kép hình chân vịt, phiến lá hình trứng, mép có hình răng cưa, 2 mặt đều có lông.
  • Hoa: Khi cây trên 4 tuổi, hoa có hình tán đơn, mọc giữa các lá, mỗi tán có 60 -100 hoa, hoa 5 cánh màu vàng nhạt, có 5 nhị, 5 lá đài và 1 vòi nhụy.
  • Rẽ: Mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất với nhiều rễ con và củ.
  • Quả: Mọc ở trung tâm tán lá, chiều dài khoảng 0.8 – 1cm, rộng 0.5 cm, khi còn non thì có màu xanh non sau chuyển sang xanh sẫm, vàng lục rồi đỏ cam. Trong mỗi quả chứa 1 hạt, mỗi cây có khoảng 10 – 30 quả.
Xem thêm  Cây Cảnh

Tác dụng của sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh có chứa tới 52 hợp chất saponin. Trong khi đó các loại sâm Hàn, sâm Mỹ, sâm Triều Tiên chỉ có 26 loại. Đặc biệt, loại sâm này còn chứa tới 20 loại saponin mà các loại sâm khác không hề có. Sâm còn có 17 hợp chất acid amin, 7 hợp chất polyacetylen, 20 khoáng chất vi lượng… Một số công dụng của sâm ngọc linh có thể kể đến như:

  • Giảm đau, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng tốt với khuẩn Streptococcus.
  • Có tác dụng giảm đau họng, làm dịu cơn ho, long đờm, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn.
  • Chứa Majonoside – R2, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, chống trầm cảm, giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Bồi bổ cơ thể, giúp ngủ sâu giấc, tốt cho người cao tuổi, còi xương, thiếu máu, mới ốm dậy…
  • Làm chậm quá trình lão hóa, chống oxy hóa, ức chế hình thành MDA, làm đẹp da, chống bạc tóc
  • Bổ máu, chữa thiếu máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ hệ thần kinh
  • Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đào thải độc tố trong gan, giải độc gan, chống xơ gan hiệu quả
  • Phòng chống ung thư, giảm đường huyết, chữa sốt rét, hỗ trợ phục hồi vết thương, hỗ trợ cầm máu vết thương…

Sâm Đá – Bảo vật dưới nền đất vùng núi Tây Bắc

Sâm xuyên đá là một trong những loại sâm Việt Nam vô cùng quý hiếm. Nó được tìm thấy ở một số tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… Trong Đông y, các bộ phận của cây sâm đá như lá, thân, rễ, củ đều được sử dụng làm thuốc. Hai thành phần chính được tìm thấy trong loại sâm này là saponin và Phenol glucoside. Trong đó, saponin là dưỡng chất quý, có trong hầu hết các loại sâm nổi tiếng trên thế giới, có tác dụng bồi bổ sức khỏe còn phenol glucoside có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Xem thêm  Cách trồng Lan hồ điệp trên gỗ tỷ lệ thành công cao

sam-da

Sâm Đá

Một số công dụng của cây sâm đá có thể kể đến như:

  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, hoạt bát hơn.
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
  • Cải thiện trí nhớ, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.
  • Tăng cường nội tiết tố, bổ thận tráng dương, ngăn ngừa mãn dục sớm ở nam lẫn nữ.

Sâm đá có thể được sử dụng bằng cách ngâm mật ong, ngâm rượu hoặc đun nước uống trực tiếp. Tuy nhiên, loại sâm này không phù hợp với người cao huyết áp, mắc bệnh về tim mạch, bệnh nhân mắc ung thư đang xạ trị, người mắc bệnh liên quan tới gan, thận, tiêu hóa…

Sâm Bố Chính

Sâm bố chính, tên gọi khác là sâm báo, sâm thổ hào. Tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz oecc.vnquelobus Gagnep. Là một trong những giống sâm quý của Việt Nam, mọc hoang ở nhiều nơi nhưng chủ yếu ở các vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An như Nam Đàn, Hương Sơn, Thanh Chương. Ngoài ra, loại sâm này còn có ở các tỉnh như Quảng Bình, Hòa Bình và một số tỉnh Tây Bắc.

sam-bo-chinh

Sâm Bổ Chính

Đặc điểm hình thái

Một số đặc điểm của loại sâm này như sau:

  • Thân: Thân thảo, cao khoảng 1m, chủ yếu mọc đứng, có thể mọc bám vào các cây khác để phát triển.
  • Lá: Màu xanh, hình trái xoan, phiến lá có hình như mũi tên, bề mặt có nhiều lông.
  • Hoa: Hoa đơn có 5 cánh, có nhiều loại khác nhau, tùy theo loại sâm. Mà sẽ có màu hoa khác nhau, học mọc ở kẽ lá, có đường kính khoảng 8cm.
  • Quả: Màu xanh non, hình trứng, có một đầu nhọn, chia làm 5 múi, khi chín chuyển sang màu nâu.
  • Hạt: Có màu nâu, có hình dạng khá giống quả thận.
  • Rễ: Màu vàng nhạt hoặc trắng, đường kính trung bình của rễ khoảng 1,5 – 2cm.
Xem thêm  Cây Cau Tiểu Trâm Hợp Mệnh Gì? Cách Chăm Sóc Cây Cau Tiểu Trâm?

Tác dụng

Sâm bố chính vị ngọt đắng, tính mát. Có công dụng bổ khí ích huyết, sinh tân dịch, chữa suy nhược cơ thể, kém ăn, trẻ em gầy còm chậm lớn, ít ngủ, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, viêm họng, ho dai dẳng, khí hư, kinh nguyệt không đều. Theo nghiên cứu hiện đại, trong rễ sâm bố chính chứa khoảng 30 – 45% tinh bột và chất nhầy. Loại sâm này chứa nhiều acid béo, axit hữu cơ, phytosterol, coumarin, 11 loại axit amin. Và nhiều loại khoáng chất như magie, canxi, photpho, nhôm, đồng, natri…

Một số tác dụng của sâm bố chính có thể kể đến như:

  • Chữa suy nhược cơ thể, cải thiện sức khỏe cho người mới ốm dậy, lao động nặng nhọc
  • Bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể hồi phục sau bỏng, nâng cao chức năng tiêu hóa
  • Chữa suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, nặng ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh
  • Chữa ho, hen suyễn, hạ sốt, trị ra nhiều mồ hôi, hay khát nước
  • Chống suy dinh dưỡng, bổ máu, chống lo âu, trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt…

Xem thêm:

Chuyện về củ nhân sâm

Tác dụng của nhân sâm Hoa Kỳ