✅ SI NHỰA ĐỎ 👉 5 Mẹo Chữa Bệnh Y HỌC CỔ TRUYỀN – Thuốc Hay

Tên khác: Cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Campuchia) bo nu xe (Phanrang)

Tên khoa học: Ficus benjamina L.

Cây Cây si

Cây si đỏ cổ thụ
Cây si đỏ cổ thụ

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Mô tả cây:

Si là một cây to cao, có thể đạt tới 30m, nhưng có thể rất nhỏ và thấp tùy theo điều kiện trồng và nơi mọc. Ví dụ trong những núi non bộ, cây si rất nhỏ bé. Cành mọc ngay từ gốc với rất nhiều rễ phụ với những sợi dây rủ xuống.Toàn thân có nhựa mủ. Lá rất nhẵn ở cả hai mặt, hình bầu dục dài 5-9cm, rông 3-5cm, cuống lá gầy nhẵn, dài 12-20mm, trên có lòng máng. “ Quả” mọc trên cành non, không cuống, hình cầu hay hình trứng, đôi khi mọc đối, đường kính 10-12mm, khi chín có màu đỏ máu. Quả thật là một quả bế, gần hình thận, dài 1,5mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây si mọc hoang và trồng tại nhiều nơi khắp nước ta để làm cảnh, bóng mát, hay trồng nhất tại các đình chùa.Thường người ta dùng nhựa và rễ phụ của cây si. Nhựa chích ở toàn thân, thường cho vào rượu mà uống ngay. Rễ phụ cây si hái về rửa sạch, sao cho hơi vàng thơm sắc uống hay ngâm rượu mà uống hoặc xoa bóp.

Thành phần hoá học

Cây si chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Trong nhựa một loài cây si khác (Ficus altissima Blume hay Ficus laccifera Roxb.) còn gọi là cây đa tía hay đa tròn hoặc Chrey bunu (Cămpuchia) người ta phân tích thấy có tới 65% nhựa resin và gần 30% cao su (theo Hooper-Ann. Rep. Inđ. Mus. Industrie Sect, for. 1910-1911). Cây si này lá to và rộng hơn cũng mọc ở nước ta nhưng ít dùng làm thuốc hơn.

Xem thêm  Cây hoa sữa - cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Vị thuốc Cây si

Cây si mủ đỏ
Cây si mủ đỏ

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị – Qui kinh

Đang cập nhật

Công dụng và liều dùng

Nhựa si là một vị thuốc rất phổ biến và rất được tín nhiệm trong nhân dân để chữa các trường hợp ứ huyết do ngã hay bị đánh, bị thương, nhức mỏi chân tay. Còn dùng Chữa ho hay cắt cơn hen. Mỗi ngày uống từ 10-20ml nhựa si còn hòa vào 10-20ml rượu mà uống. Có thể pha thêm rượu để xoa bóp nơi đau nhức. Nếu không có nhựa si, có thể lấy rễ phụ cây si rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, thêm nước vào sắc cho uống. Mỗi ngày uống 25-40g.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cây si

Cắt cơn hen:

Nhựa si 10ml, rượu uống 10ml, khuấy đều uống mỗi ngày.

Chữa đau nhức do ngã, bị thương ứ huyết:

Rễ si 100g, giã nát, thêm ít nước xào cho nóng , đắp lên nơi bị thương, có thể uống nước, bã đắp lên nơi sưng đau

Tham khảo

Cây Si, cây Sanh: cách trồng, chăm sóc, tạo dáng làm cây cảnh bonsai

Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ lòng thòng. Người ta thường dùng cây si làm cây bon sai. Nó rất dễ trồng. Cành nhánh đem dâm đều sống, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước nó cũng sống.

Vì lá si hơi to nên làm cây bon sai, chỉ thích hợp cho cây cỡ trung hoặc đại. Ít thích hợp cho cây nhỏ để trên bàn. Cây si thường được trồng trên bể cá, nó bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp.

Xem thêm  Đặc điểm, ý nghĩa và những công dụng hữu ích của cây lá phong đỏ
Thân cây si nhựa đỏ

Có lẽ người ta thích trồng cây sanh làm cây bon sai hơn cây si, vì lá nó đẹp hơn và trái nó cũng khá đẹp. Cây sanh có nhiều loại, nếu trồng làm cây bon sai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn. Sanh và si có nhiều đặt tính giống nhau. Tất cả các đặt tính nói trên đối với si đều có đối với sanh.

Hai cây này đều dễ trồng, mau lớn, ít bệnh. Chúng thường gặp bệnh quăn lá, thường người ta ít khi phun thuốc mà chỉ cắt lá sâu bệnh vứt đi mà thôi. Cành sanh và si dẻo, dễ uốn. Gần tết người ta thường lặt lá trước tết khoảng hơn một tháng, chúng sẽ ra lá non rất đẹp.

Cây sanh và si dễ tính, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư. Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân.

Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

Xem thêm  Cách Cuốn Cần Sa, Từ Tốt Nhất Đến Hại Nhất Cho Sức Khoẻ, Việt Growers

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.