Cây trúc cảnh trồng trong nhà không chỉ có khả năng thanh lọc không khí mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp vô cùng.
1.Giới thiệu về cây trúc cảnh trồng trong nhà
Cây trúc cảnh trồng trong nhà là một trong bộ tứ quý:“Tùng, cúc, trúc, mai” mang đến ý nghĩa về một sự kiên cường, bất khuất và không hề ngại sương gió. Hơn nữa cây trúc cảnh trong nhà thường được nhắc đến với sự may mắn, cát tường.
Ngày nay cây trúc được ưa chuộng và trở thành cây cảnh trong trang trí nội thất với rất nhiều loại và ý nghĩa khác nhau. Trong số đó phải kể đến những cây trúc cảnh trồng trong nhà sau
2.Các cây trúc cảnh trồng trong nhà đang ưa thích nhất
Cây trúc cảnh trồng trong nhà không chỉ giúp loại bỏ khí độc, điều hòa nhiệt độ tại nơi trồng mà bên cạnh đó cây trúc cảnh còn là một trong những cây xanh phong thủy được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.

2.1 Cây trúc nhật cảnh trồng trong nhà

2.1.1 Đặc điểm hình thái của cây trúc nhật cảnh trồng trong nhà
Là cây mọc bụi, thích hợp khi được trồng trong chậu. Có nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân cây chính, lá mọc vòng hình thuôn dài và có màu xanh bóng.
Hoa thường nở thành cụm dài và khi kết trái sẽ có quả màu đỏ hoặc màu vàng khá bắt mắt. Cây có chiều cao trung bình khoảng 50 -100cm.
Cây trúc nhật có nên để trong nhà không?. Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nhé
2.1.2 Cây trúc nhật cảnh – phong thuỷ và ý nghĩa
Theo ngũ hành âm dương trong phong thủy, thì cây trúc nhật là cây cảnh có tính âm cao nên rất thích hợp đặt ở nơi có nhiều tính dương. Nghĩa là những nơi có nhiều người đi lại như tại vị trí là cầu thang lên xuống, hành lang lối đi lại.
Vì thế từ lâu nhiều gia đình, công ty đã lựa chọn cây trúc nhật này đặt trong nhà, trước cửa công ty với ý nghĩa cân bằng âm dương, điều hòa không khí đồng thời cây cũng có khả năng trừ tà rất tốt.
- Vậy cây trúc nhật để trong nhà có tốt không?
Chỉ riêng ý nghĩa phong thuỷ thì bạn nên có 1 cây trúc nhật trong nhà rồi nhé.
2.1.3 Cách trồng cây trúc nhật cảnh
Để trồng cây trúc nhật cảnh không khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp 1 chút có khả năng thoát nước tốt. Và lựa chọn phương pháp trồng, vì cây trúc nhật có 2 cách trồng một là tách bụi, 2 là giâm cành.
Với cách trồng tách bụi thì bạn chỉ cần đào cậy gốc hay còn gọi là cây mẹ lên sau đó tách búi của cây ra đặt vào chậu cây đã chuẩn bị đất trước đó vùi gốc lại và tưới ấm cho cây.
Cách trồng thứ 2, bạn cắt đoạn cành có 1-2 cặp lá, giâm vào hỗn hợp đất trồng có trộn tro trấu, xơ dừa cùng với đất và bây giờ giâm cành xuống, tưới ẩm cho cây.
Đợi đến khi cành mọc rễ bạn đào cả mảnh đất xung quanh cây để không bị đứt rễ và trồng vào chậu cây mà bạn muốn trồng.
Cây trúc nhật cảnh không phải là loài cây ưa nắng, nên bạn không nên đặt cây ngoài nắng, cây sẽ bị chết nếu có ánh nắng mạnh. Tuy vậy bạn cũng cần cho cây tắm nắng bằng ánh nắng nhẹ để cây quang hợp.
Các cây trúc cảnh trồng trong nhà khi đất quá khô hay quá nhiều nước cũng có nguy cơ bị chết rất cao, cây trúc nhật cũng vậy, bạn cần đảm bảo lượng nước tưới đủ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển.
2.2 Cây trúc phú quý trồng trong nhà
2.2.1 Đặc điểm hình thái của cây trúc phú quý

Trong số những cây trúc cảnh trồng trong nhà được ưa thích nhất phải kể đến cây trúc phú quý.
Cây trúc phú quý có phần thân mọc đứng nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng 2-3cm. Trúc phú quý là loài cây không có cành và lá không mọc thành từng chùm mà mọc thành từng chiếc đơn lẻ, hình giáo mác, nhọn dần về phía đuôi lá.
Là loài cây ưa bóng râm mát, nên cây phát triển tốt ở những nơi không có ánh nắng quá gay gắt.
Rễ cây là rễ chùm, cây phát triển tốt nhất trong môi trường ngập nước, trồng theo kiểu thuỷ sinh trong các bình rất đẹp mắt
2.2.2 Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng
Cây trúc phú quý là biểu tượng của sự phát tài phát lộc, may mắn, sức khỏe của gia chủ. Nhiều người thường quan niệm, đặt chậu cây trúc phú quý để bàn làm việc sẽ giúp sự nghiệp của chủ nhân thuận lợi, gặp nhiều may mắn và có cơ hội thăng tiến dễ dàng.
Bên cạnh những ý nghĩa về mặt phong thủy, cây trúc phú quý còn có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả, giúp tinh thần gia chủ thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập vất vả.
Cây trúc phú quý rất hợp mệnh với người tuổi mão, gặp nhiều vận may và xua đuổi vận xui.
2.2.3 Cách trồng cây trong nhà
Cây trúc phú quý được trồng trong nhà thường là dạng thuỷ sinh trong nước. Lấy đá cuội để ổn định thân cây và giữ cố định.
Thêm đủ lượng nước bao phủ toàn bộ phần rễ cây, tốt nhất là dùng nước cất hoặc nước lọc tinh khiết. Nếu dùng nước máy thì nhiều thành phần trong nước máy có thể làm lá cây bị cháy và nhanh hỏng.
2.3 Cây trúc thiên môn trồng trong nhà
2.3.1 Đặc điểm cây trúc thiên môn

Cây trúc thiên môn thuộc dạng thân rễ mọc xung quanh, cây sinh nhiều chồi hình trụ còn được gọi là măng màu trắng
Ngọn cây có màu lục nhiều lá, lá mọc thành chùm dạng tán, có hình vảy như hình tam giác, hình kim ngắn và có màu xanh lá.
Mầm cây cao thành các cành nhỏ và cứng sau 1 thời gian sẽ biến thành lá kim và mọc thưa. Cây có hoa và quả màu trắng mọc từ kẽ lá từ 3 đến 5 tháng. Quả nhỏ, mọng và có hạt màu đen
2.3.2 Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng
Với hình dáng mảnh mai, thân thiện, màu xanh đẹp dịu nhẹ. Cây được trồng trong chậu để trang trí kèm nội thất. Trồng làm cảnh trên các chậu treo để trước nhà hay trồng thành từng bụi trong vườn rất đẹp.
Cây trúc thiên môn ngoài công dụng làm cảnh còn có tác dụng chữa bệnh. Cây trồng để hấp thụ bớt lượng bụi trong không gian. Cây được bào chế để chữa nhiều loại bệnh như: Ho ra máu, bí tiểu tiện, chữa ho, khô cổ, suy nhược thần kinh, táo bón, hoặc dùng làm thuốc bổ.
Ngoài công dụng dùng để làm thuốc chữa bệnh, trang trí cho đẹp nhà cửa, vườn tược. Cây còn có ý nghĩa phong thuỷ đó là mang niềm vui và sự may mắn tới cho gia chủ. Xua tan mệt mỏi, lo âu và những tia bức xạ đối với không gian.
2.3.3 Cách trồng cây trong nhà
Dùng hỗn hợp đất trồng trộn với tro và phân. Đổ đất trồng vào nửa chậu, đặt bụi cây trúc thiên môn vào giữa, phủ thêm đất.
Sau đó, mang cây đặt ở nơi râm mát hoặc có mái che. Không tưới ngay sau khi trồng mà đến ngày thứ 2 mới tưới vừa đủ ẩm. Nên đặt cây gần bàn có cửa sổ để cây có thể quang hợp và phát triển tốt.
2.4 Cây trúc mây cảnh trồng trong nhà
2.4.1 Đặc điểm cây trúc mây

Cây trúc mây để trong nhà thuộc loại cây bụi, phát triển khá nhanh, thân cây thường nhẵn phân thành nhiều đốt đều nhau có nhiều bẹ do lá khô rụng. Cây có nhiều rễ phụ và chồi, phần rễ đâm sâu xuống đất giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng.
Lá cây có dạng kép chân vịt, dài khoảng 10 – 15cm có màu xanh bóng đậm. Cây có hoa màu vàng mọc từ nhánh lá hoặc ngọn cây, quả có dạng hình cầu nhẵn và có nhân cứng bên trong.
2.4.2 Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng
Cũng như các cây trúc cảnh trồng trong nhà khác, cây trúc mây cũng giúp thanh lọc không khí, luôn khiến cho không khí trong lành thoáng mát.
Trúc mây thường mọc theo khóm, có nhiều lứa tuổi khác nhau vì thế nó mang 1 ý nghĩa đặc biệt là thể hiện sự đoàn kết và gắn bó các thành viên trong gia đình.
Cây thường được dùng để trang trí nội, ngoại thất nhà ở khách sạn, công ty, các tòa cao ốc. Ngoài ra cây có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư vì có khả năng lọc bụi bẩn, khí độc amoniac, formaldehyde
2.4.3 Cách trồng cây trúc mây trong nhà
Có 2 cách trồng cây trúc mây trong nhà phổ biến
- Ươm hạt : hạt phải được ngâm chất kích thích nảy mầm sau đó ủ trong vải mềm thoáng mát. Sau 2 hoặc 3 ngày hạt nứt chúng ta gieo vào bầu đất đỏ hoặc đất đen là tốt nhất.
- Tách bụi : chọn cây mẹ khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Sau đó tách cây mẹ và cây con, ( lưu ý : cây con có nhiều rễ càng tốt ) vùi vào bầu đất đã được chuẩn bị. Vùi chặt đất để cây không bị nghiêng ngả, sau khi cây phát triển khoẻ mạnh bình thường ta trồng cây vào chậu cảnh rồi mang vào nhà bày biện.
2.5 Cây trúc tăm trồng trong nhà
2.5.1 Đặc điểm hình thái

Cây trúc tăm với dáng cây nhỏ nhắn mọc thành bụi mọc thành bụi, thân nhỏ vành óng giống các cây họ nhà tre. Ngọn cây thường uốn cong, cao 30-100cm, đường kính 3-10cm, thân và cành nhánh đều có màu xanh vàng.
Cây trúc tăm ít phân nhánh, mỗi đốt mang 1-3 cành. Lá hình ngọn giáo, đầu lá nhọn, cuống lá ngắn. Cây xanh quanh năm và không có hoa
2.5.2 Ý nghĩa và tác dụng của cây trúc tăm
Cây trúc tăm mang trong mình vẻ đẹp rất Việt Nam, sự thanh tao, nho nhã của 1 cậu thư sinh ham học. Có lẽ bởi cái dáng dấp nhỏ bé nên chúng khôn khéo luôn sống thành bụi mà không hề tách lẻ nhau ra.
Nhìn thì mảnh mai vậy đấy nhưng cực kỳ mạnh mẽ, cây vốn dễ trồng lại sống khỏe nên được trồng khá phổ biến.
Cây trúc tăm được sử dụng chủ yếu làm cây trúc cảnh trồng trong nhà , trang trí cảnh quan sân vườn, nhà ở, trang trí bàn làm việc, bàn trà phòng khách.
2.5.3 Cách trồng cây trúc tăm trong nhà
Trúc tăm là giống cây ưa nắng, ưa sáng, thích hợp trồng nhiều ánh sáng. Giống như các loại trúc khác, trúc tăm có sức đề kháng tốt nên ít khi bị sâu bệnh, không kén đất, không cần chăm bón cầu kì.
Cây mới trồng cần chú ý việc tưới nước và giữ ẩm để cây phát triển tốt. Khi cây đã lớn thì không cần tưới bón nhiều.
2.6 Cây trúc Thái trồng trong nhà
2.6.1 Đặc điểm hình thái

Cây trúc Thái có tên gọi khác là thuỷ trúc Thái, cây có hình dáng đặc sắc, thân và lá cây đẹp và bắt mắt. Thân cây tròn cứng cáp, bề mặt nhẵn bóng có màu xanh lục đậm. Rễ cây thuộc dạng rễ chùm bám chắc vào đất rất khoẻ.
Lá cây trúc thái mọc chủ yếu trên đỉnh cây, hình sợi nhuyễn, khi dài ra sẽ rủ xuống như tòa sen nước. Hoa có cuống chung dài thẳng, xếp toả ra nổi trên đám lá. Hoa lúc còn non có màu trắng, khi già sẽ chuyển dần sang màu nâu.
2.6.2 Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng
Công Dụng
- Cây thủy trúc thái phát triển tốt trong môi trường nước, cây có tác dụng lọc và làm sạch môi trường nước. Cây thường được sử dụng để trang trí sân vườn, hồ nước, suối, kênh rạch.
- Thuỷ trúc thái vừa có tác dụng thẩm mỹ cao vừa có tác dụng lọc không khí và nước
- Khi trồng cây trong bình nước đặt trong phòng sẽ mang lại cảm giác thư thái dễ chịu hơn.
Trong phong thuỷ, cây trúc thái với dáng đứng hiên ngang, sức sống mạnh mẽ có khả năng xua đuổi tà ma, những điều không may mắn. Theo quan niệm của người Trung Quốc, cây thuỷ trúc Thái có tác dụng như một chiếc bình phong chấn thuỷ, thu hút vận may đến cho gia chủ.
Cây còn giúp cân bằng những nguồn năng lượng tích cực từ đó đem lại những vận may và thăng tiến trong công việc
2.6.3 Cách trồng cây trúc Thái trong nhà
Cây trúc thái trồng trong nhà nhất là vào bình nước hay bể cá cảnh thì phải loại bỏ bớt rễ cây, pha thêm ít dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt.
Cho cây vào bình cần giữ cho cây đứng thẳng, đổ nước vừa vào bình phải kín bộ rễ, hạn chế động đến lá của cây. 2.7 Cây trúc bách hợp
Nên thường xuyên thay nước để cây có sinh trưởng và phát triển thuận lợi hơn.
2.7 Cây trúc bách hợp trồng trong nhà
2.7.1 Đặc điểm cây trúc bách hợp

Thân cây khá cứng, có màu nâu sần sùi, trên thân có nhiều vết lõm do những chiếc lá đã rụng để lại.
Lá cây thường mọc khá nhiều thành từng bụi nhỏ trên thân, lá xếp hoa thị có hình bầu dục, thuôn nhọn ở phần đầu.
Dốc cây kéo bẹ, ôm thân màu xanh bóng và thường có dải màu vàng tươi kéo dài từ góc lá tới ngọn lá.
Cây có hoa nhưng rất hiếm khi ra hoa, hoa thường có màu xanh nhạt và có quả màu đỏ.
2.7.2 Tác dụng và ý nghĩa phong thuỷ cây trúc bách hợp
Cũng giống như nhiều loại cây trúc cảnh trồng trong nhà khác. Trúc bách hợp cũng có tác dụng thanh lọc môi trường không khí rất tốt. Cân bằng độ ẩm trong không khí tạo cảm giác mát mẻ hơn.
Hút hết bụi bẩn nên bạn có thể được hưởng một bầu không khí trong lành ngay trong phòng làm việc, giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn khi cần tập trung, giảm căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài làm việc.
Với ý nghĩa đặc biệt cùng với vẻ đẹp thanh nhã của mình, một chậu trúc bách hợp nhỏ sẽ phù hợp để ở bàn làm việc, trang trí phòng khách, bàn làm việc, cửa sổ, kệ sách…làm đẹp không gian. Bên cạnh đó cây cũng là một món quà quý giá thay lời chúc may mắn bình an đến cho gia chủ.
Cây trúc bách hợp trong phong thuỷ có ý nghĩa về sự hòa thuận, tốt lành, may mắn cho gia chủ.
2.7.3 Cách trồng cây trúc bách hợp trong nhà
Cây cần đất trồng dinh dưỡng, tới xốp và độ thoát nước tốt vì thế bạn nên trộn lẫn đất trồng lẫn với phân hữu cơ hay mùn đất.
Trong khoảng từ 3 đến 4 tháng thay đất 1 lần, mỗi lần đều bỏ bớt 1 phần 3 lượng đất cũ trong chậu và thay bằng hỗn hợp đất sạch sẽ giúp cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển.
Cần để ý nơi đặt chậu cây trong nhà, không nên đặt cây dưới điều hoà vì hơi lạnh sẽ khiến cây nhanh héo và chết. Trúc bách hợp là cây ưa độ ẩm và ánh sáng vừa phải, không nên để cây quá lâu dưới ánh sáng mặt trời.
2.8 Cây trúc đốm trang trí trong nhà
2.8.1 Đặc điểm hình thái của cây trúc đốm

Cây trúc nhật phát triển khá chậm, chiều cao trung bình thương 30 đến 50cm. Cây trúc đốm mọc thành bụi, thân chia nhánh nhỏ nhiều đốt, có màu xanh và dáng mảnh khảnh nhưng khá dẻo.
Lá cây là lá đơn, mọc trực tiếp từ thân và có cuống ngắn, thường một nhánh thân chia làm nhiều đoạn lá. Lá thuôn dài, cuống lá ngắn mọc đối hay vòng, thuôn dài, như lá tre, mềm và bóng.
Lá cây có màu xanh, trên lá có nhiều đốm vàng và trắng như ánh sao đêm. Nếu xen lẫn những cây khác thì cây trúc đốm trở nên nổi bật hơn.
Hoa của cây trúc đốm có màu trắng thường mọc thành cụm, tập trung chủ yếu ở trên đầu của nhánh, dài khoảng 6 đến 8cm. Nhuỵ hoa dài và mhor, hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
2.8.2 Ý nghĩa phong thuỷ và tác dụng
Cây trúc đốm biểu tượng cho sự thanh mảnh , nho nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Vì vậy trong mỗi gia đình, hình ảnh cây trúc xuất hiện khá quen thuộc.
Cây mang nghĩa “cao phong lượng tiết” (phẩm hạnh thanh cao), nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền lương.
Ngoài ra, cây trúc đốm có thể hút được nhiều bụi bẩn làm sạch không khí, khi trồng dạng thủy canh cây hút và phân giải các chất độc hại trong môi trường nước. cây trúc đốm mang lại vận may cho người trồng, góp phần giảm bớt căng thẳng khi làm việc.
2.8.3 Cách trồng cây trúc đốm trong nhà
Cây trúc đốm ưa sống ở môi trường có nhiều bóng mát, đặc biệt là không chịu được thời tiết quá nóng hay gay gắt. Là loài cây ưa ẩm nên khi trồng cây phải tưới nước thường xuyên, giúp đủ ẩm và xanh tốt.
Nên trồng trên đất tơi xốp và thoáng khí, có thể lựa chọn các loại đất sạch, tro trấu, xơ dừa. Mỗi tháng bổ sung một lượng phân bón hoá học NPk tổng hợp.
Khi trồng vào chậu tùy theo chậu to hay bé mà bố trí lượng cây thích hợp. Nếu dùng rêu trồng càng có lợi cho sinh trưởng hơn, và hai năm thay chậu một lần.
Tổng kết
Nhiều bạn hỏi rằng cây trúc có trồng trong nhà được không? Qua bài viết trên bạn và chúng tôi có thể khẳng định là trồng được và rất đáng để có một cây trúc cảnh trồng trong nhà
Hi vọng rằng với các cây trúc cảnh trồng trong nhà mà chúng tôi đề cập trên bài viết này cũng như cách chăm sóc từng loại sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích hơn và có ý định trồng và lựa chọn cây trúc cảnh phù hợp.