Cây Vả – Ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây

Cây Vả là cây thân gỗ vừa, cây có bộ rễ to khỏe ăn sâu xuống lòng đất. Các bộ phận của cây đều có tác dụng rất tốt trong bữa ăn thường ngày, ngoài ra còn có công dụng phòng và chữa nhiều bệnh khác nhau.

I. Giới thiệu tổng quan về cây Vả

Tên thường gọi: Cây vả Tên gọi khác: Cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng Tên tiếng anh: Night Blooming Jessamine, Queen of the Night, Jasmine De Nut… Tên khoa học: Ficus auriculata Họ thực vật: Cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) Nguồn gốc xuất xứ: Cây vả là loài có nguồn gốc ở dãy Himalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Nơi sống: Cây vả mọc tự nhiên ở nơi đất ẩm như: Bờ suối, bờ sông, cạnh khe nước hoặc khu rừng nguyên sinh, thứ sinh Phân bố: Cây có mặt ở nhiều nước như: Campuchia, Lào, Ấn Độ…Ở nước ta cây mọc và được trồng khắp các tỉnh miền núi, đồng bằng, trung du. Tuổi thọ: Cây sống lâu năm

Cây vả
Cây Vả còn có tên gọi khác là Cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng

II. Đặc điểm của cây Vả

  • Hình dáng bên ngoài: Cây vả là cây thân gỗ to vừa phải, vỏ cây non có màu xám trắng, vỏ cây già chuyển màu nâu đen. Vỏ thường xù xì, có rất nhiều gân vòng tròn quanh thân và cành cây.
  • Kích thước: Cây vả cao khoảng 10 – 12m tán lá xòe rộng. Đường kính khoảng 30 – 40cm
  • cành: Cành của cây vả nhiều, to, thô, mỗi cành lại được phân ra nhiều nhánh con. Cành gốc cong xuống tán xòe rộng ngọn cây cao thành lùm, trông xa như một chiếc ô che nắng.
  • Lá: Lá cây vả có hình tim nhưng hơi dài, phiến lá to, rộng. Đường gân chính từ cuống đến đỉnh lá và các đường gân chéo nổi rõ, cuống lá dài chừng 1 – 2cm. Lá non màu xanh nhạt, lá già thường đậm hơn, trên bề mặt lá thường nổi các u nhọt nhỏ tự nhiên không phải do sâu bệnh.
  • Hoa: Hoa vả mọc theo chùm chi chít từ gốc thân cây đến ngọn kể cả các cành nhánh nhỏ. Hoa có hình phễu, đáy thót, đỉnh cụt mang màu trắng, hoa nở vào tháng giêng và kéo dài đến tháng hai âm lịch.
  • Quả: Khi hoa bung cánh nở cũng là lúc quả xuất hiện. Quả vả to và hơi bẹp đường kính có thể đến 4cm quả to nhất có thể hơn, vỏ quả có lông mềm và thay đổi theo chu kỳ phát triển của quả. Quả màu xanh nhạt khi chín đổi màu đỏ thẫm.
Xem thêm  Cây Tuyết Sơn - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Báo Khuyến Nông

III.Tác dụng của cây Vả

1. Giá trị ẩm thực

Quả vả xanh được dùng như một loại rau sạch, mỗi địa phương có cách chế biến khác nhau. Chủ yếu thường chế biến quả vả xanh non làm nhiều món ăn trong mùa hè như: Ăn sống (cắt lát mỏng chấm với mắm, tương), hay cắt đôi quả làm muối sổi (ăn luôn trong ngày) giống như cà muối.

Lá vả dùng lá bánh tẻ (lá không non cũng không già) làm gỏi quấn thịt Dê hoặc thịt Chó chấm với tương thì đúng là ngon hết ý.

Người Huế thường dùng quả vả trộn với tôm thịt, vừng (mè) cùng với chút rau thơm cũng được coi là một món ăn đậm đà, đặc sắc. Không những bổ dưỡng mà còn rất có ích cho những người bệnh Mỡ máu cao, Tăng huyết áp, Viêm đại tràng.

Món sườn heo hầm hoặc móng giò hầm cùng với quả vả xanh rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh mang đến cho con nguồn sữa tốt lành, an thần và giúp tiêu hóa tốt.

Quả vả chín, ta đem phơi khô dùng để làm mứt đường có vị ngọt mát rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

2. Tác dụng chữa bệnh

Trong đông y quả vả có vị chát, tính bình cũng được xem là một bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh khác nhau. Do đó dùng lá hoặc quả của cây vả bằng đường ăn hoặc uống có thể chữa được chứng táo bón lâu ngày gây viêm đại tràng.

Xem thêm  Cây Vạn Lộc - Cây Vạn Lộc Để Bàn - Cây Vạn Lộc Hợp Với Tuổi Gì?

Vỏ và rễ cây vả cùng với một số cây khác sắc uống chữa được bệnh tiêu chảy cấp ở cả trẻ em và người lớn rất an toàn mà không phải dùng đến kháng sinh.

Quả vả sấy khô có hàm lượng chất béo không no rất cao nên thường dùng để ăn hàng ngày giúp phòng ngừa và chữa bệnh tim mạch rất tốt.

Tìm hiểu cây vả
Cây vả vừa có giá trị ẩm thực, vừa chữa bệnh và làm cây cảnh, cây lấy bóng mát…

3. Tác dụng khác

Quả Vả có hàm lượng chất xơ cao đồng thời các axít béo no (không tốt cho tim mạch) lại ít nên rất tốt cho người ăn kiêng. Ngoài ra, lượng canxi trong quả xả cũng cao nên dùng quả vả hàng ngày cũng giúp bộ xương chắc khỏe hơn.

Cây vả cũng được chọn làm cây cảnh, cây lấy bóng mát ở sân trường học, trạm y tế…tạo cho môi trường học tập trong lành, môi trường khám chữa bệnh xanh mát, thoáng khí.

Gỗ cây vả thuộc loại gỗ tạp nên chỉ dùng làm cốp pha trong xây dựng, ở nông thôn các cành nhánh thường được dùng làm củi đun.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Vả

1. Cách trồng cây

Cây vả trồng được quanh năm tuy nhiên nên tránh trồng vào mùa đông vì thời tiết lạnh cây kém phát triển. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4-6 hàng năm. Thời điểm này lượng mưa dồi dào sẽ không mất công chăm tưới.

  • Đất trồng cây

Cây vả không kén chọn đất nên trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ chất đất thịt màu mỡ cho tới chất đất phèn chua. Trước khi trồng đất phải được bón lót với vôi bột trước khoảng 20 ngày để khử trùng đất.

  • Cây giống

Cây vả thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán hạt giống cây vả và cây con giống để bạn lựa chọn. nên lựa chọn địa điểm uy tín tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Xem thêm  Top 20 loài hoa đẹp nhất thế giới, 1 loài mọc đầy ở Việt Nam

Hạt giống mua về nên ngâm khoảng 30 phút để hạt nở to và đều sau đó vớt ráo nước rồi ủ trong khăn ấm về mùa đông, ủ thoáng khi mùa hè. Khoảng 2 – 3 ngày hạt nứt nanh là đem gieo. Gieo hạt vào trong bầu đất đã chuẩn bị sẵn rồi tưới nước giữ ẩm cho đất khoảng 1 tuần mầm sẽ lên khỏi mặt đất.

Tiếp tục tưới nước giữ ẩm cho cây, yếu tố ánh sáng cùng với nhiệt độ thích hợp rất quan trọng để cây con mau lớn. Khi cây cao khoảng 40 – 60cm có thể đánh cây con ra trồng ở sân vườn hoặc nơi đất mới.

2. Cách chăm sóc cây

Vả là cây ưa ẩm nên cần cung cấp đủ nước cho cây, khi vào mùa khô cần tưới nước nhiều hơn.

Cây vả cần lượng ánh sáng ở mức trung bình nên cây con mới trồng phải được che chắn vào những ngày cao điểm nắng nóng, ánh sáng quá gay gắt cây sẽ héo và chết.

Cây con mới trồng đã được lót phân chuồng, khi cây được 1 tuần tuổi nên tưới bổ sung phân bón rễ cho bộ rễ khỏe, cây nhanh đâm chồi nảy lộc hơn.

Các loại phân có thể dùng là: Phân đa – trung – vi lượng, lân N-P-K bón theo chu kỳ 3 – 4 tháng 1 lần.

Nếu muốn cây ra quả sớm phải tuốt bỏ lá gốc hoặc khoanh gốc vào khoảng tháng 11 âm lịch và phải ngừng tưới nước. Sau khi ra đợt mầm mới bắt đầu phục hồi cây trở lại.

Cây vả bắt đầu cho ra quả từ năm thứ 3 trở đi. Khi quả chín sẽ có màu đỏ thẫm có vị ngọt mát. Bắt đầu thu hái quả xanh từ tháng 6 trở đi, tháng 11 – 12 quả chín.

Trên đây là tổng quan thông tin về cây vả, cây có rất nhiều công dụng. Hi vọng rằng bạn đọc sẽ áp dụng tốt những công dụng của cây cho bản thân và gia đình mình.