Hướng dẫn lặt lá mai Tết và các cách kích, hãm mai nở đúng ngày

Mai nở xum xuê ngày Tết là điều vui nhất của người trồng mai, chăm sóc mai. Để canh cho mai ra đúng dịp Tết thì cần phải canh đúng dịp để lặt lá mai và tập trung chất dinh dưỡng cho búp hoa non. Hãy cùng tìm hiểu thời điểm cũng như cách lặt lá mai để mai ra hoa đúng dịp Tết nhé.

1. Kinh nghiệm lặt lá mai ngày Tết

Tính từ lúc hoa mai bung vỏ lụa cho đến khi nở hẳn sẽ giao động từ 7 – 8 ngày. Bên cạnh đó, nếu thời tiết ấm áp thì hoa mai bạn trồng phải có vỏ lụa từ ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp nở rộ vào những ngày đầu năm. Chính vì vậy khi trồng hoa mai, bạn phải tính toán kỹ việc lặt lá mai, thời tiết, biết cách quan sát kích cỡ nụ hoa để dự đoán thời gian nở chính xác.

Cách lặt lá mai Tết
Cách lặt lá mai Tết rất quan trọng vì nó quyết định đến việc mai có nở đúng ngày hay không. Ảnh Internet

1.1. Quan sát thời tiết để chọn thời điểm lặt lá mai

Bắt đầu từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, bạn cần lưu ý:

  • Đối với thời tiết se lạnh: Hoa mai vàng 5 cánh nên cánh lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14-15/12)
  • Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh: Thì nên lặt hoa mai vàng 5 cánh vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp để tránh hoa mai sẽ bung nở sớm hơn.
  • Nếu trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: Bạn cần lặt lá mai sớm hơn để kích thích nụ mai bung vỏ, thườn sẽ vào trước ngày rằm, khoảng 10 – 14/12.

Lưu ý: Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên). Thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày nên bạn sẽ phải lặt lá mai sớm hơn khoảng 1 tuần.

1.2. Quan sát nụ mai để chọn thời điểm lặt lá

Để xác định ngày lặt lá mai chuẩn nhất thì cách tốt nhất là quan sát nụ hoa xuất hiện trên cây. Từ ngày 10 tháng Chạp, bạn nên quan sát nụ mai xem kích thước lớn nhỏ ra sao. Kết hợp với điều kiện thời tiết như bên trên để có thể tính toán ngày lặt lá mai sao cho đúng thời điểm. Việc tính toán cần căn ngày cho đúng đến ngày 23 tháng Chạp thì hoa bung vỏ lụa là được.

  • Đối với loại mai vàng 5 cánh, nếu bạn thấy nụ mai còn nhỏ thì nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
  • Còn quàn sát thấy nụ hoa chưa lớn hẳn thì nên lặt vào ngày 16 tháng Chạp.
  • Với trường hợp nụ hoa đã khá lớn và có thể bung vỏ lụa trong vòng 3 – 4 ngày nữa thì bạn nên lùi ngày lặt lá đến 19 hoặc sau 20 tháng Chạp.
Xem thêm  TOP 26 Cây Hoa Cảnh Dễ Trồng, Dễ Chăm Đẹp Quanh Năm
quan sát nụ mai
Từ ngày 10 tháng Chạp, bạn nên quan sát nụ mai xem kích thước lớn nhỏ ra sao. Ảnh Internet

1.3. Các yếu tố khác

Bên cạnh việc quan sát thời tiết và nụ hoa, bạn cũng cần có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý. Chẳng hạn:

  • Nếu thấy mai nở muộn, bạn nên thúc cây ra hoa đúng dịp Tết bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân) và tưới vào gốc cây.
  • Ngược lại, nếu trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì sẽ khiến hoa mai sẽ nở sớm. Lúc này, bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ tưới vào cữ trưa với lượng nước vừa phải. Đồng thời, bạn cần đem mai ra phơi nắng để hãm giúp mai không nở sớm.
  • Nếu bạn thấy mai đã bung nụ xanh quá nhanh thì cần tưới thêm nước lạnh, hoặc là để nước đá vô chậu mai giúp kìm hãm sự phát triển của mai.
  • Nếu mai bung nụ chậm thì cần tưới nước ấm để kích cho hoa mau nở.

2. Cách lặt lá mai giúp cho cây không bị tổn thương

Để mai nở đều đúng vào dịp Tết và giúp cây không bị tổn thương thì bạn cần thực hiện những thao tác hết sức cẩn thận. Cụ thể:

  • Khi lặt lá mai tuyệt đối không tuốt là vì sẽ làm gãy, dập hoặc tuốt luôn phần nụ hoa nằm trong kẽ lá.
  • Thao tác lặt lá mai: Một tay nắm chắc cành mai, tay còn lại cầm từng lá mai giật ngược về phía sau để cuống lá đứt rời ra. Bạn phải lặt hết toàn bộ lá trên cây để tập trung chất dinh dưỡng cho hoa. Sau khi lặt lá, bạn dừng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới nước trở lại như bình thường.
Vặt lá mai
Dùng kéo cắt hoặc cầm từng lá mai giật ngược về phía sau để cuống lá đứt rời ra. Ảnh Internet

Lưu ý:

  • Trước khi lặt lá, bạn cần ngừng tưới nước cho cây từ 1 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì mới lặt.
  • Sau khi lặt xong, cần tưới nước lại thật đẫm và phun phân bón lá cho cây. Loại phân bón là NPK loại 10-55-10 cũng với công thức: 1 muỗng cà phê phân (10 g) cho 8 lít nước, 5 ngày/ lần. Sau đó tưới nước bình thường.
  • Đến 23/12 âm lịch, khi thấy nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa sẽ nở đúng dịp Tết. Bạn cần đổi sang bón loại phân NPK 6-30-30 để giữ cho bông hoa to, đẹp và lâu tàn.
  • Khi thấy hoa nở chậm, không nên tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm.
Xem thêm  Cách kích lan quân tử ra hoa - Hướng dẫn chi tiết cách ra hoa đúng mùa | Cây trồng Nhà Nông

3. Làm sao để chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên Đán

3.1. Xử lý cho mai ra hoa sớm

Nếu lá mai đã già, nhưng nụ mai còn khá nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết. Lúc này, bạn nên:

  • Tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp.
  • Nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường.
  • Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
các loại mai
Các xử lý mai giúp nở đúng dịp Tết. Ảnh Internet

Trong trường hợp nếu tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm:

  • Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu.
  • Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh.
  • Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc.
  • Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm.
  • Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm.
  • Sử dụng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày.

3.2. Xử lý cho mai ra hoa muộn

Khi lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trong trường hợp này, bạn nên:

  • Tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp.
  • Tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hay phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần
  • Bạn cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại.
  • Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
  • Nếu chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát.
  • Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ.
  • Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).
Xem thêm  Cây Hồng Mai - vẻ đẹp, ý nghĩa và cách chăm sóc | Blog cây cảnh klpt
Chăm sóc mai
Cần lưu ý quan sát thời tiết, nụ hoa để có biện pháp kích hoa ra đúng ngày. Ảnh Internet

4. Chăm sóc hoa mai sau Tết

Khi hết Tết, mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để mai năm sau, mai lại nở rộ. Bạn cần biết cách chăm sóc mai sau Tết , để cây có thể phát triển và ra hoa vào cuối năm sau.

  • Với mai chưng trong nhà: Bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt. Nhưng bạn cần để mai trong bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Với mai chưng ngoài sân hoặc mai trồng đất: Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Tỉa cành cây: Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp. Có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.
  • Vệ sinh cây: Bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc. Hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

Tuy mai là giống cây dễ trồng nhất nhưng việc điều khiển sao cho mai nở đúng vào những ngày Tết là điều rất khó khăn. Nhưng chỉ cần chú ý làm đúng theo sinh lý cây mai thì chúng ta hoàn toàn có thể. Hãy đọc và chia sẻ cho mọi người cùng biết cách lặt lá mai tết nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp