Cây cỏ đậu phộng: Đặc điểm, giá bán, cách trồng và chăm sóc

Trồng cỏ đậu phộng không chỉ mang tới vẻ đẹp cho các khuôn viên của khu đô thị, sân vườn trong nhà mà còn mang tới rất nhiều lợi ích khác. Chính vì thế mà cỏ đậu phộng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, cách trồng và chăm sóc cỏ đậu phộng sao cho cây phát triển tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Trong bài viết hôm nay, Chơi Cây Cảnh sẽ tổng hợp tất cả các thông tin liên quan tới cây cỏ đậu phộng. Nếu bạn quan tâm tới chủ đề này, đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây.

I. Nguồn gốc và đặc điểm về cây cỏ đậu phộng

1. Cỏ đậu phộng là cây gì? Xuất xứ từ đâu?

Cỏ đậu phộng có khá nhiều tên gọi như: lạc tiên, cỏ đậu, đậu phộng kiểng,… Tên khoa học của cỏ đậu phộng là Arachis Pintoi thuộc cây họ Đậu Fabaceae.

Xuất xứ của cỏ đậu phộng là từ Nam Mỹ, dựa trên tên của nhà thực vật học người Brazil, tên là Geraldo Pinto. Ông là người đầu tiên thu nhặt loài cỏ này và phát hiện ra tiềm năng thành thức ăn thô cho gia súc.

Hiện cây cỏ đậu phộng đang được trồng tại vườn lưu giữ tập đoàn cây che phủ đất và cây phân xanh của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Xem thêm  Cây trường sinh hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách trồng cây trường sinh trong nhà - KHBVPTR

2. Đặc điểm sinh học của cây cỏ đậu phộng

Sinh trưởng, thân bò, hoa màu vàng, hạt nhỏ màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần là những điểm sinh học đặc trưng của cây cỏ đậu phộng. Thân cây có thể mọc bò dài tới 2m, quanh năm xanh tốt. Củ lạc dại nhỏ, nằm sâu trong đất nên hiếm khi thu hoạch được như cây đậu phộng của bà con hiện nay.

Khả năng nhân giống vô tính, phát triển, sinh khối của cỏ đậu phộng rất tốt. Cây sinh trưởng dưới các tán cây khác và sinh trưởng quanh năm.

Ngoài ra, cây còn có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, thích ứng được với nhiều loại đất từ đất nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

3. Cỏ đậu phộng có tác dụng gì?

Cỏ không cạnh tranh ánh sáng với các loại cây trồng chính lại sinh trưởng quanh năm nên duy trì được độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm đồng ruộng vào mùa khô.

Bên cạnh đó, lợi ích của cây cỏ đậu phộng còn được biết đến là làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cỏ luôn xanh tốt, quanh năm có hoa màu vàng nên còn được trồng trang trí ở các công viên, đường phố,… tạo cảnh quan đẹp, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Giá của cây cỏ đậu phộng, hạt giống cỏ đậu

II. Hướng dẫn cách trồng cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng có 2 cách trồng phổ biến đó là giâm cành tách ra từ cây mẹ và trồng bằng giống ươm sẵn. Tuy nhiên nếu để trồng ở nhà thì nên sử dụng cây giống ươm sẵn vì sẽ đỡ mất thời gian hơn.

Xem thêm  Cây Đế Vương có ý nghĩa và tác dụng gì trong cuộc sống

1. Trồng bằng cách giâm cành

Đầu tiên ngâm một nửa cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ khoảng 30 phút. Tiếp đến bạn tiến hành tạo rãnh với độ sâu từ 10 đến 15cm và trồng chạy dài theo khu đất với hàng cách hàng 20 – 25cm.

Để nửa cành đã ngâm thuốc vào đất, thân cây nghiêng đồng bộ một góc 30 độ so với mặt đất. Phương pháp này là cách để hướng thảm cỏ về sau. Trồng khoảng 20 đến 22 khóm trên một m2, mỗi khóm từ 3 tới 5 cành.

Bước tiếp theo bạn lấp đất, lưu ý là chừa phần thân trên mặt đất khoảng 10 – 15cm và nén chặt đất. Tưới nước để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây cỏ. Nếu vào mùa khô phải phủ một lớp xơ dừa ở phía trên để tạo và giữ ẩm.

Với cách trồng này, ưu điểm là bạn tiết kiệm được chi phí so với việc mua giống cây có sẵn vì giá cỏ đậu phộng có tại vườn ươm không hề thấp. Nhưng nhược điểm của phương pháp trồng bằng cách giâm cành là thời điểm sau khi trồng, cây vẫn chưa ra rễ cho nên khi giâm cành xuống đất cây dễ bị chết.

2. Trồng bằng giống ươm sẵn trong bầu

Tiến hành đánh rãnh giống như cách trồng trên, tiếp đến là nhấc cây trong bầu ra và đặt vào rãnh một góc nghiêng 30 độ so với mặt đất. Lấp đất và phải đảm bảo toàn phần rễ nằm dưới mặt đất hoàn toàn. Cuối cùng là tưới nước.

Xem thêm  Bật mí bí mật tác dụng của cây Ngô đồng - YouMed

Ưu điểm của cách trồng này là tỉ lệ cây sống cao, dễ chăm sóc sau khi trồng. Nhược điểm là chi phí mua cỏ cao.

III. Những lưu ý khi chăm sóc cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng sau khi trồng được 1 tháng cây sẽ bắt đầu bén rễ và nảy chồi. Khi đó cần tiến hành làm cỏ dại cho cỏ. Nên làm bằng tay để hạn chế cỏ bị bật gốc. Đất phải xới cho tơi xốp, tưới nước đầy đủ để cây phát triển liên tục.

Nếu phát hiện cỏ dại mọc quá nhiều, ảnh hưởng tới cỏ đậu phộng phải tìm thuốc trừ cỏ chọn lọc cho cây đậu phộng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cỏ đậu phộng. Có thể thấy với các chia sẻ trong bài viết, để trồng và chăm sóc cỏ đậu phộng không khó, bạn hoàn toàn có thể trồng cỏ đậu phộng tại nhà. Chúc các bạn có được không gian như ý.