Trên các mô hình nghiên cứu dựa trên bằng chứng, chiết xuất từ cây nhọ nồi được cho là có tác dụng bảo vệ gan trong các nghiên cứu phân tử và động vật bằng cách sử dụng liều lượng vừa và nhỏ. Các saponin trong cây có tác dụng chống tạo sợi ở gan thông qua các hoạt động hỗ trợ trên các tế bào hình sao ở gan. Tình trạng viêm mãn tính ở gan có thể dẫn đến những thay đổi về sợi và xơ gan cũng như mất chức năng gan do các tế bào hình sao ở gan khỏe mạnh trải qua quá trình biến đổi thành các tế bào giống như nguyên bào sợi. Nếu và khi các tác động kích thích bị loại bỏ, các tế bào hình sao đã biến đổi sẽ thường xuyên trở lại trạng thái bình thường khi quá trình phục hồi của toàn bộ cơ quan diễn ra.
Hơn nữa, các mô hình động vật bị ung thư gan thường gây ra ung thư và trạng thái viêm ở gan với nhiều loại độc tố gan khác nhau. Các tế bào gan bị viêm có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc hóa trị vì mức độ cao của các loại oxy phản ứng cản trở hoạt động của chúng và tạo ra các protein cho phép tiến triển ung thư. Trong hoàn cảnh này, cây nhọ nồi đã được chứng minh là làm giảm các loại oxy phản ứng và bình thường hóa các protein nội bào và giảm khả năng kháng thuốc hóa trị.
Mặt khác, các nghiên cứu nuôi cấy tế bào cho thấy công dụng cây nhọ nồi trong bệnh gan là còn giúp ức chế vi rút viêm gan C với wedelolactone, luteolin và apigenin được coi là các hợp chất có hoạt tính. Bởi vì viêm gan C là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng viêm gan mãn tính và cơ chế bệnh sinh của ung thư gan, cây nhọ nồi đang được được khám phá như một phương pháp phòng ngừa hóa học khả thi cho những người bị viêm gan mãn tính và các trạng thái khác của tế bào gan viêm mãn tính. Thành phần Wedelolactone trong cây đã được sản xuất thành các chế phẩm được báo cáo là cải thiện sự hấp thu tại gan và là một tác nhân bảo vệ gan hữu ích.
Tuy nhiên, đối với sự an toàn khi mang thai và cho con bú, do khả năng gây độc cho gan ở liều rất cao, nên tránh dùng cây nhọ nồi trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó, liều lượng được khuyến cáo dùng cây nhọ nồi chữa bệnh gan là 100-600 mg, vài lần mỗi ngày và thường là một đến ba lần mỗi ngày.
Tóm lại, cây nhọ nồi đã được sử dụng như một loại thực phẩm và thuốc truyền thống trong hơn một ngàn năm ở các nước châu Á. Công dụng cây nhọ nồi đã được sử dụng như một chất chống viêm, bổ gan, bổ thận và cân bằng lượng đường trong máu. Đối với vai trò cây nhọ nồi chữa bệnh gan, loại thảo mộc nhiệt đới này đã được chỉ định trên các tổn thương gan đa dạng, từ viêm gan nhiễm trùng, xơ gan, phì đại gan và bệnh túi mật. Nghiên cứu mới hơn ngày nay cũng đã xác định hoạt động cây cỏ mực trị bệnh gan quý giá thêm nữa là có thể chống lại vi rút viêm gan C.