Cận cảnh hình ảnh cây đẳng sâm ít người biết

Mô tả cây đẳng sâm

hình ảnh cây đẳng sâm

Hình ảnh củ đẳng sâm

Củ đẳng sâm: hay còn gọi là rễ đẳng sâm phình to, có đường kính lên tới 1.5 – 2 cm, phân thành các nhánh nhỏ bao quanh phần rễ chính (củ đẳng sâm). Củ và rễ đẳng sâm có màu trắng hơi pha vàng nhạt, càng khô màu vàng càng đậm. Đây được coi là phần giá trị nhất của một cây đẳng sâm.

hình ảnh cây đẳng sâm

Hình ảnh củ đẳng sâm

Thân cây đẳng sâm có màu lục nhạt hoặc hơi pha tím. Lá mọc đối hoặc so le, phiến hình tim ở gốc, đầu lá nhọn, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa; mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám.

hình ảnh cây đẳng sâm

Hình ảnh thân cây đẳng sâm

Hoa đẳng sâm: có màu xanh nhạt, mọc theo bông riêng lẻ ở các kẽ lá nối với thân cây. Hình dáng hơi giống cái chuông nên được phân vào họ hoa chuông. Mỗi bông có 5 cánh, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 4 cm, màu tím nhạt ở phần cuống hoa, nhạt dần về các cánh hoa, khi nở bung sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt. Lá cây đẳng sâm: giống như các loài thực vật khác, đẳng sâm cũng có rất nhiều lá, phiến lá to, dẹt, hình trái tim. Trên mặt lá có nhiều gân và một lớp lông tơ mỏng. Lá đẳng sâm có màu xanh nhạt so với các loài thực vật khác. Quả đẳng sâm: có hình dáng hơi giống quả trám, gồm 5 phần ghép vào nhau, quả nhỏ, màu xanh, mềm và vỏ mỏng.

Xem thêm  Cây muồng hoa vàng: đặc điểm, ý nghĩa, cách chăm sóc cây luôn xanh tốt

hình ảnh cây đẳng sâm

Hình ảnh hoa đẳng sâm

Đẳng Sâm được tìm thấy nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La. Phần rễ là phần được sử dụng chủ yếu. Đào rễ phải sâu hơn 70 cm, không để trầy xước. Rửa sạch, để riêng từng loại rễ to nhỏ. Lộ đảng sâm chia làm 4 loại: già và vừa, to và nhỏ. Loại già có đường kính trên 1 cm, vừa là trên 0.7cm, nhỏ 0.5cm. Phơi riêng từng loại đến thời điểm bẻ không gãy, bó lại và đem phơi. Khi khô rễ vẫn mềm và phẳng, phần vỏ không bị cứng lại và bong ra.

hình ảnh cây đẳng sâm

Hình ảnh thu hoạch củ đẳng sâm

Đẳng sâm sau khi đã được rửa sạch phơi héo tự nhiên. Giá thị trường hiện tại, đẳng sâm có giá từ 400 – 500.000 đồng/kg.

Cách sử dụng củ đẳng sâm

Rễ sau khi đào lên không được rửa với nước mà hãy đem phơi nắng. Sau đó rũ cho sạch đất và tiếp tục phơi trong bóng râm. Rễ được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc, liều 1 lần 1-3g. Cả cây cũng được dùng dạng sắc, liều một lần 2-6g.

Đẳng sâm được dùng làm thuốc bổ cho những bệnh nhân suy nhược do ốm dài ngày, và phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa viêm thận mạn tính dùng dạng thuốc sắc. Mỗi lần dùng 5-10g. Cùng với tác dụng bổ toàn thân, đẳng sâm còn có tác dụng tăng cường sức lực, bình ổn sức sống. Ngoài ra, củ đẳng sâm còn được dùng điều trị bệnh suy nhược cơ thể.

Xem thêm  Cách bứng cây Sung

Ở Ấn Độ, rễ và lá được dùng làm thuốc đắp để trị các vết loét, vết thương.

4g8fddnMlB-JgnO94fFQrOY9IWC7-YFjjhA3sHIyfepQ_o7xU2c0rnx3oXnoXbdSe5YYy4TJvfq1xG_FLrxi95eeM9MbyGbMnft9TO0SyuNjDhb8FhG1QfjwGNSX1xcZL18vQFuQ

Hình ảnh củ đẳng sâm được phơi khô để bảo quản và chế biến.

Như vậy, bạn đọc đã biết về hình ảnh cây đẳng sâm cũng như tất cả các bộ phận khác của cây. Mặt khác, nếu hiện tại bạn chưa tìm mua được củ đẳng sâm an toàn, không hóa chất, hay bạn chưa tiện uống rượu đẳng sâm, hãy tìm đến sản phẩm Cao Đẳng Sâm của Dona Pharmchúng tôi.

Đọc thêm:

Nên dùng đẳng sâm tươi hay đẳng sâm khô thì tốt nhất?