Cây đinh lăng: có mấy loại, cách trồng và cách dùng đinh lăng làm thuốc – KHBVPTR

Đinh lăng là loại cây không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, không chỉ là một cây cảnh, mà đây còn là loại dược liệu được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết hết về cây đinh lăng: có mấy loại, công dụng gì, cách dùng như thế nào? Nên hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây.

Đinh lăng – “thảo dược chữa bách bệnh”

Cây đinh lăng hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm. Đây là loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0.5 – 1.5 m, cành nhẵn không có gai, lá đinh lăng được phân thành nhiều nhánh và là lá kép có các răng cưa không đều, mọc so le nhau. Tên khoa học của cây đinh lăng là Polyscias Fruticosa, thuộc chi Đinh Lăng và được xem như là loại “nhân sâm của người nghèo”.

Cay Dinh Lang 31 1 800x800

Loại thảo dược chữa bách bệnh này có hoa, thường mọc thành chùm màu trắng, mỗi tán hoa mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn tạo thành và có mùi thơm nhẹ nhàng. Hoa thường có 5 cánh trắng hình trứng, dài và có nhị, chỉ nhị ngắn, mảnh. Quả dẹt màu trắng bạc dài khoảng 3-4mm. Gốc đinh lăng thường lớn, có màu trắng, thường được dùng để làm thành vị thuốc hoặc ngâm rượu. Nhìn vào hình ảnh cây đinh lăng bạn có thể nhận ra được đặc điểm nổi bật của cây họ nhà Đinh Lăng này.

Cay Dinh Lang 1 1 800x532

Đây là một loại cây ưa sáng, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới với độ ẩm trung bình từ 82 – 89% và nhiệt độ sinh trưởng tốt là từ 20 – 23 độ C. Trong cây thuốc đinh lăng có chứa đến 8 loại saponin oleanane, các vitamin B1, B2, B6, C và khoảng 20 loại axit amin tốt cho sức khỏe như: lyzin, methionin, cystein,… chính vì thế mà đây được xem như là một vị thuốc dân gian. Ngày nay, y học hiện đại ngày càng phát triển nên dược liệu này cũng được ứng dụng rất nhiều: tăng thể lực, điều trị hen suyễn, ngăn chặn sưng, viêm và điều trị các bệnh về gan,…

Cây đinh lăng có mấy loại?

Đinh lăng là loại cây lâu năm với tuổi thọ từ 1 – 15 năm, là một loại cây ưa sáng được đông y dân gian ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc quý với khoảng hơn 150 loại khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam thì sẽ bao gồm:

Đinh lăng lá nhỏ (lá đinh lăng nếp)

Cây đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa, còn có tên gọi khác như gỏi cá, đinh lăng nếp hay sâm Nam Dương và đây là loại phổ biến nhất. Lá đinh lăng có hình lông chim, có các răng cưa, chiều cao từ 80cm – 2m, thân nhẵn và có hoa. Đinh lăng lá nhỏ thường được trồng làm cảnh, làm gia vị hoặc làm thảo dược chữa bệnh. Đặc biệt, dễ cây được ví như là nhân sâm nhờ vào các hoạt chất tốt bên trong nên được dùng để sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu với nhiều công dụng khác nhau.

Dinh Lang La Nho 1 800x600

So với các loại đinh lăng còn lại thì đinh lăng lá nhỏ được ứng dụng nhiều nhất, đặc biệt là trong đông y dùng để sắc thuốc hay rễ cây dùng để ngâm rượu.

Đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias Balfouruana, còn được gọi là đinh lăng vỏ hến. Khác với phần lớn các loại đinh lăng thông thường thì lá đinh lăng lá to lại có lá to, tròn, có màu trắng xen kẻ ngoài viền mép, thân cây cao (khoảng 1 – 3m). Chính vì vậy mà thường được ứng dụng trong làm cây cảnh.

Dinh Lang La Tron 1 800x600

Đinh lăng đĩa

Đinh lăng đĩa gần giống với đinh lăng lá tròn do kích thước lá khá lớn, có hình dáng to tròn. Tuy nhiên, lá đinh lăng đĩa thường có một màu xanh chủ đạo, hơi khuyết tại giao điểm với cuống của lá và loại này rất hiếm và ít người biết đến. Cây đinh lăng lá đĩa chỉ được dùng làm cảnh và không có giá trị dược liệu.

Xem thêm  Tuổi Giáp Tý [1984] hợp cây phong thủy gì? Nên trồng cây nào mang lại may mắn tài lộc?

Dinh Lang Dia 1 800x600

Đinh lăng lá to

Đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias Filicifolia, còn được biết đến với các tên gọi khác như cây đinh lăng lá lớn, đinh lăng tẻ, đinh lăng ráng. Lá đinh lăng lá to thường có lá dày, bản to và các răng cưa cũng chắc hơn rất nhiều. Loại này hiếm gặp và ít được ứng dụng trong y học hơn so với đinh lăng lá nhỏ.

Dinh Lang La To 1 800x665

Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có lá bao gồm 3 lá con xẻ cạnh, có các răng cưa không đều nhau, lá có màu xanh đậm và một mặt bóng, có kích thước nhỏ, khá hiếm và thường được dùng để làm cây cảnh.

Dinh Lang Lrang 1 800x450

Đinh lăng lá bạc

Cây đinh lăng lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacina, còn được gọi là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ hay cây đinh lăng cẩm thạch. Lá đinh lăng lá bạc thường có kích thước nhỏ, lá bao gồm 3 – 5 lá con, mỗi lá con sẽ được xẻ thành các cạnh răng cưa, lá đinh lăng có màu xanh với viền màu trắng được phủ bên ngoài. Thảo dược chữa bệnh này cũng khá phổ biến, tuy nhiên không bằng với đinh lăng lá nhỏ.

Dinh Lang Rang Cua 1 800x545

Đinh lăng lá nhuyễn

Cây đinh lăng lá nhuyễn hay còn gọi là cây đinh lăng lá kim, lá đinh lăng rất nhỏ, màu xanh, phiến lá không rõ.

Dinh Lang La Nhuyen 1 800x450

Đinh lăng lá vằn

Cây đinh lăng lá vằn có tên khoa học là Polyscias Guilfoylei, khá giống với đinh lăng lá bạc, tuy nhiên thì có phần trắng nhiều hơn và lá đinh lăng cũng nhỏ, nhiều dọc dài hơn. Đinh lăng lá vằn rất hiếm, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc để làm cảnh.

Dinh Lang Van 1 800x600

Các cách trồng cây đinh lăng trong chậu đơn giản, hiệu quả

Đinh lăng không chỉ là được xem là loại dược liệu, gia vị mà còn được trồng như một loại cây cảnh trong nhà. Ngoài ra, do những công dụng mà đinh lăng đem lại nên giá thành cũng ngày càng trở nên đắt đỏ, củ đinh lăng có giá từ 300.000 – 1.000.000 đồng/kg. Vì thế mà nhiều gia đình lựa chọn cách trồng cây đinh lăng lấy củ và làm cảnh hơn. Nếu bạn chưa biết cách ươm trồng như thế nào thì hãy tham khảo ngay dưới đây:

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng trong chậu làm thuốc

Đinh lăng là một loại thảo dược chữa bệnh dân gian rất dễ trồng, vì thế để có thể trồng được cây lá đinh lăng thì bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:

+ Lựa chọn thời vụ để trồng cây:

Đinh lăng là loại cây lâu năm, có thể trồng sinh trưởng đến vài chục năm, ưa ẩm, ưa sáng, không chịu được khí hậu quá khắc nghiệt. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì nhiệt độ nên là khoảng 28 độ C. Vì thế mà bạn nên chọn thời điểm gieo trồng cây đinh lăng vào xuân hè (từ tháng 1 đến tháng 4). Lúc này nhiệt độ sẽ từ 28 – 32 độ C, cây sinh trưởng tốt và dễ ra rễ mới.

+ Lựa chọn đất, chậu trồng cây:

Cây đinh lăng sinh trưởng tốt trong môi trường đất pha cát, vì thế bạn có thể trộn hỗn hợp đất thịt tự nhiên hoặc đất pha cát với phân hữu cơ theo tỉ lệ 2 : 1 : 0.5. Hoặc bạn cũng có thể dùng các loại đất bán sẵn trên thị trường và trộn thêm hỗn hợp phân hữu cơ để cây có thể phát triển.

Chọn chậu trồng cây đinh lăng trong nhà thì nên chọn loại có chiều cao từ 40 – 50cm, đường kính 35 – 40cm. Hoặc nếu bạn chọn loại cây có kích thước lớn hơn và nuôi trồng lâu thì nên chọn chậu kích thước lớn và chắc chắn hơn. Một lưu ý khi chọn mua chậu chính là nên chọn chậu sành để có thể giữ được trọn bộ rễ của cây, để cây có thể phát triển tốt hơn.

+ Cách nhân giống cây đinh lăng:

Đối với trồng đinh lăng trong chậu thì bạn nên sử dụng cách giâm cành để không bị úng thối mà lại còn đơn giản, không mất quá nhiều thời gian. Và dưới đây là kỹ thuật trồng cây đinh lăng mà bạn có thể tham khảo:

Xem thêm  Cây kè bạc - cây xanh đẹp riêng một cách nhìn

Cay Dinh Lang 21 1 800x600

  • Lựa chọn cây có thân nhánh kích thước từ 1,5 – 2m, sau đó cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 18 – 20cm bằng dao hoặc kéo. Tỉa bớt lá để hạn chế bay hơi nước sau đó chấm gốc hom giống vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ như: NAA, Root, N3M,… sau đó ghim hom giống sâu 5 – 7cm nghiêng góc 30 độ vào chậu.
  • Sau khi ghim hom giống vào chậu thì dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc cố định. Vì là một loại thảo dược chữa bệnh ưa ẩm nên bạn cần thường xuyên tưới nước bằng vòi nhẹ trong khoảng thời gian đầu để kích thích cây mọc rễ và phát triển.
  • Hom giống sau khi giâm cành thì nên để ở những nơi thoáng, râm mát hạn chế xê dịch. Sau khoảng 30 -60 ngày khi cây có lá non thì có thể nhổ đem trồng ở trong chậu.

Cách chăm sóc đinh lăng trong chậu

Đinh lăng là một loại cây ưa sáng, có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khô hạn lẫn ẩm thấp. Vì thế việc trồng và chăm sóc cây đinh lăng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:

+ Tưới nước:

Với những cây mới ươm thì bạn nên thường xuyên tưới nước để đất ẩm, từ 82 – 89% để cây có thể nhanh chóng phát triển trong chậu. Và khi đinh lăng đã ổn định rồi thì tùy theo thời tiết và chỗ đặt cây có thoáng mát hay không mà bạn có thể tưới nước từ 3 – 4 ngày/lần.

+ Bón phân:

Vì là trồng cây đinh lăng trong nhà để sử dụng, và khi trồng đã trộn một lớp phân bón đủ để cây có thể phát triển nên bạn chỉ cần bón phân 2 -3 lần/năm. Sang năm thứ 2 hoặc 3 thì bạn có tăng lên để cây có thêm chất dinh dưỡng để phát triển.

+ Tỉa lá:

Sau khi trồng khoảng 6 – 12 tháng thì cây lúc này đã phát triển trong chậu, lá cây cũng xum xuê hơn. Vì thế bạn có thể tiến hành cắt tỉa để cây phát triển chồi non và cũng để là hạn chế được các nguồn bệnh lây lan từ các lá bị hỏng.

+ Phòng ngừa sâu bệnh:

Đinh lăng rất dễ bị các loại rầy mềm, sâu ăn lá hay ốc sên tấn công, vì thế mà đối với kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng thì bạn cần để ý và phun thuốc trừ sâu phòng ngừa

Cách dùng rễ đinh lăng ngâm rượu – “nhân sâm người nghèo”

Rượu đinh lăng được xem là một vị thuốc giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng và điều trị các bệnh về gan một cách hiệu quả. Vì thế mà rượu đinh lăng cũng trở nên phổ biến, dưới đây là cách ngâm rượu củ đinh lăng chuẩn công thức để bạn có thể áp dụng:

+ Cách chọn rễ đinh lăng ngâm rượu:

Cây đinh lăng có rất nhiều loại khác nhau mà phía trên chúng ta vừa tìm hiểu, tuy nhiên loại có giá trị cao nhất dùng để ngâm rượu chính là đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng lá nếp). Ngoài ra, dùng để ngâm rượu thì bạn nên chọn những rễ có tuổi thọ từ 3 – 7 năm, nếu chọn loại có non (dưới 3 năm tuổi) thì chưa có nhiều chất dinh dưỡng, còn nếu cây quá già (trên 10 năm tuổi) thì các chất dinh dưỡng đã bị phân tán đi.

Cay Dinh Lang 41 1 800x630

+ Cách chọn rượu ngâm rễ đinh lăng:

Để có được một bình rượu ngâm củ đinh lăng chất lượng thì bạn nên chọn các loại rượu lên men tự nhiên, thơm ngon và an toàn cho cơ thể. Nên chọn những loại rượu nếp có độ cồn từ 40 – 42 độ để ngâm.

+ Cách chọn bình ngâm rượu đinh lăng:

Đối với bình ngâm rượu củ đinh lăng thì nên chọn loại bình thủy tinh có chiều cao từ 15 – 20 phân (bao gồm cả nắp) như vậy vừa giúp bạn có thể dễ dàng xê dịch, vừa dùng trưng bày tăng tính thẩm mỹ trong phòng khách nhà mình.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng đu đủ lùn - Hé lộ tuyệt chiêu giúp sai quả quanh năm

+ Cách ngâm rượu rễ đinh lăng:

Ngày nay, rượu củ đinh lăng có hai loại là sử dụng đinh lăng tươi và đinh lăng khô. Tuy nhiên đinh lăng tươi thì vẫn phổ biến hơn cả bởi vì giá trị dinh dưỡng và tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Dưới đây là cách ngâm mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với rễ đinh lăng tươi:

Bước 1: Rửa sạch rễ đinh lăng với nước để loại bỏ hết các đất cát bám trên phần rễ sau đó thì phơi ráo nước hoặc lau khô trước khi ngâm.

Bước 2: Đặt đứng rễ đinh lăng vào bình sau đó sử dụng theo tỉ lệ 1 : 7 (1kg đinh lăng thì sẽ ngâm với 7 lít rượu)

Bước 3: Đợi trong khoảng ít nhất 6 tháng là có thể sử dụng.

  • Đối với rễ đinh lăng khô:

Bước 1: Rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Dùng dao cắt lát rễ đinh lăng khô với độ dày khoảng 2 – 4 mili sau đó phơi khô từ 6 – 7 nắng.

Bước 3: Mang rễ đinh lăng đã phơi khô đi sao vàng trên chảo bằng lửa nhỏ cho ra hạ thổ. Bước này sẽ giúp cho rượu đinh lăng có mùi thơm hơn.

Bước 4: Tiến hành ngâm rượu với tỉ lệ 1 : 10 (1kg rễ đinh lăng khô ngâm với 10 lít rượu) trong khoảng ít nhất 3 tháng là có thể sử dụng.

Tác dụng chữa bệnh của các bài thuốc dùng nước đinh lăng

Từ lâu đinh lăng đã được xem là “nhân sâm của người nghèo, “thảo dược chữa bách bệnh” với những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy bạn có biết cây đinh lăng chữa bệnh gì không?

Dinh Lang Lrang 1 800x450

+ Chữa bệnh mệt mỏi, trì trệ, tăng sức đề kháng: Bạn có thể sử dụng bài thuốc sau dùng rễ đinh lăng phơi khô và sắc với nước để sử dụng 2 – 3 lần trong ngày. Tuy nhiên không nên uống thay nước lọc vì sẽ gây nên các tác dụng phụ.

+ Điều trị đau cơ khớp, phong tê thấp, đau mỏi lưng gối: Đối với các bệnh xương khớp bạn có thể sử dụng thân, cành cây đinh lăng sắc nước với bưởi bung, cây xấu hổ, lá lốt và cúc tần uống để đem lại hiệu quả tốt nhất.

+ Điều trị ho lâu ngày, tức ngực: Sử dụng đinh lăng tươi và các thảo dược chữa bệnh: vỏ quýt, chanh, lá tre, sài hồ, rau má, chua me đất và cam thảo dây sắc cùng với nhau thành nước cốt và uống 3 ngày 1 lần. Nên uống đúng liều để đem lại hiệu quả cao nhất.

+ Trị tắc tia sữa, căng vú sữa: Ngoài những công dụng kể trên thì sử dụng rễ đinh lăng sắc thuốc còn giúp điều trị tắc tia sữa, căng vú sữa cho phụ nữ sau sinh nữa đấy. Tuy nhiên, đinh lăng chỉ tốt cho phụ nữ sau sinh thôi nhé, còn đối với bà bầu thì không nên sử dụng vì rất dễ gây xảy thai.

+ Bài thuốc trị chứng mất ngủ: Sử dụng lá đinh lăng đi kèm với thảo dược chữa bệnh như: tâm sen, lá vông, tam diệp và liên nhục để sắc nước và uống 2 lần/ngày sẽ giúp cho bạn khỏe mạnh, ngủ sâu hơn đấy.

+ Bài thuốc trị mụn: Đinh lăng còn là một dược liệu làm đẹp hiệu quả cho các chị em nữa đấy. Sử dụng lá đinh lăng xay nhuyễn cùng với ít muối sau đó đắp lên chỗ bị mụn (mặt hoặc lưng), đợi khoảng 10 – 15 phút khi hỗn hợp khô lại thì rửa sạch lại bằng nước sạch. Kiên trì trong khoảng từ 2 – 4 tuần thì bạn sẽ thấy làn da được cải thiện hiệu quả.

Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn về cây đinh lăng, về loại thảo dược chữa bách bệnh được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về loại dược liệu này.

Xem thêm >> Cây chùm ngây trị bệnh gì? 20+ bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây