Cách trồng và chăm sóc hoa son môi cho hoa quanh năm | Nông nghiệp phố – Nông Nghiệp Phố

Hoa son môi là một loại hoa có dáng hình độc đáo, màu sắc rực rỡ, đang rất được ưa chuộng trồng làm hoa nội thất, hoa ban công. Bên cạnh đó, hoa son môi cũng rất dễ trồng và chăm sóc, cây rất sai hoa, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay cách trồng và chăm sóc hoa son môi cho hoa quanh năm nhé.

1. Đặc điểm thực vật của cây son môi

Cây son môi hay còn gọi là cây môi son, lan son môi, lan môi son, kim ngưu… với danh pháp khoa học Aeschynanthus lobbiana. Cây son môi là cây ưa bóng bán phần, thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới châu Á.

hoa-son-moi

Cây son môi thuộc dòng cây dây leo, thân rũ dài khoảng 20cm – 30cm, thân mềm mại, lá xanh bóng, mọc đối xứng nhau, hình trứng nhọn ở đầu hoặc hình mũi mác.

hoa-son-moi

Hoa son môi có màu đỏ rực, hình ống, dáng hình độc đáo tựa một thỏi son môi, cùng với đó là hương thơm nồng nàn, say đắm. Chẳng những sắc hương đầy đủ, hoa son môi còn khá lâu phai, thường nở hơn 10 ngày mới tàn.

hoa-son-moi

Vì vậy, hoa son môi là một trong những loài hoa hoàn hảo cho một chậu treo, hay một loại cây nội thất, được rất nhiều người yêu chuộng bởi dáng hình đẹp lạ, hương sắc lâu phai, lại rất dễ nuôi trồng và ngoan hiền về khâu chăm sóc.

2. Ý nghĩa của hoa son môi

Mang màu đỏ rực tựa như lửa cùng hương thơm ấm nồng tựa mật ngọt, hoa son môi mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng son sắt, thủy chung trong tình yêu, tình bạn.

hoa-son-moi

Bên cạnh đó, những bông hoa son môi nhỏ xinh, đỏ thắm trên nền lá xanh mướt sẽ giúp bạn thích thú, thư giãn khi ngắm nhìn chúng.

3. Cách trồng hoa son môi

Hoa son môi rất dễ trồng, bạn có thể tự trồng chúng ngay tại nhà để thưởng thức loài hoa đẹp lạ này.

a. Chuẩn bị trồng cây son môi

Hoa son môi có thể được trồng trong chậu hoa để bàn hay các loại chậu treo bằng nhiều chất liệu khác nhau như chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gáo dừa… kích thước chậu phụ thuộc vào độ lớn của nhánh cây son môi bạn dự định trồng.

Xem thêm  Cây sung nên trồng ở đâu? Cách tạo dáng cây sung bonsai và cách trồng, chăm sóc

Cây son môi thường được trồng bằng cách giâm cành, hoặc bạn có thể mua cây giống hoa son môi tại các cửa hàng bán cây giống.

Và cuối cùng bạn cần chuẩn bị đất trồng hoa son môi. Đất trồng hoa son môi cần đủ độ tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh. Bạn có thể phối trộn theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.

Nhưng để tiện lợi, nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp, cầu kỳ, bạn nên dùng đất hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa cây kiểng. Đây là dòng đất sạch hữu cơ trồng hoa, cây kiểng tiên tiến, đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng nhất hiện nay.

b. Cách giâm cành hoa son môi (chuẩn bị cây giống hoa son môi)

Cây son môi thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, với cách làm vô cùng đơn giản là cắt một đoạn cành và ngâm vào trong nước hoặc dung dịch ra rễ. Sau khi cành ra nhiều rễ thì mang đi trồng.

hoa-son-moi

Bạn dùng dụng cụ cắt tỉa đã được khử trùng sạch, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ.

Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona, Daconil… trong 15 – 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm kích rể N3M, Atonik, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… để kích thích ra rễ. Hàng ngày bạn thay dung dịch mới để tránh làm thối cành giâm, khi cành ra nhiều rễ thì mang đi trồng.

c. Cách trồng hoa son môi tại nhà

Đầu tiên, bạn cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm. Sau đó đặt cành giâm hay cây con vào rồi lắp đất lại. Cuối cùng bạn đặt chậu ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Xem thêm  Cây Trầu Bà Lỗ - Ý nghĩa phong thủy & Cách trồng chăm sóc

hoa-son-moi

Khi trồng bạn nhớ đặt cành giâm hoa son môi hay cây con ở gần mép chậu, xoay hướng mọc của cây con vào giữa để sau này cây con mọc dần về phía giữa chậu, chậu hoa sẽ cân đối.

Để giữ ẩm cho đất, cho cây bạn có thể phủ lên trên bề mặt chậu một lớp mỏng mụn dừa, trấu hun, viên đất nung…

4. Cách chăm sóc hoa son môi cho hoa quanh năm

Cây son môi là cây ưa ánh sáng bán phần, ưa sáng, nhưng không chịu được nắng gay gắt. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh khi được đặt ở nơi râm mát, có độ ẩm trung bình.

Ngoài ra, bạn cũng cần cho cây ra ánh nắng nhưng phải đảm bảo rằng nắng không quá gắt, nếu không cây son môi sẽ bị héo và có thể chết.

Cây son môi ưa mát, chịu nắng nóng kém. Giữ nhiệt độ phòng khoảng 18 – 26 độ C, cây sẽ lụi đi khi quá nắng. Bên cạnh đó, bạn cũng không được treo chậu son môi dưới máy điều hòa hay gần nguồn nhiệt.

hoa-son-moi

Vì là cây ưa râm mát, rễ cây cũng khá nhạy cảm với độ ẩm, rễ và thân lại dễ bị thối nên cây son môi không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới nước điều độ, vừa phải, khoảng 1 – 2 ngày/ lần.

Sau khi trồng xong, bạn nên đặt chậu son môi vào chỗ mát, ẩm cao, và phun chế phẩm kích thích ra rễ như N3M, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2…

Sau 7 ngày trồng, bạn có thể sử dụng các dòng phân bón lá như Org Hum, Seasol, Powerfeed, NPK 30-10-10, đầu trâu 501… đình kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Đồng thời kết hợp một số loại phân hữu cơ cho cây son môi như phân trùn quế viên, phân cá, phân dê, phân gà, phân hữu cơ Bound Back…

Khi thấy cây son môi đã phát triển ổn định thì bạn đưa dần chậu cây ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Xem thêm  8 loại cây gia vị Châu Âu cực dễ trồng trong khu vườn của bạn

Khi cây đã trưởng thành, bước vào thời gian cây tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa thì lúc này bạn nên điều chỉnh lại hàm lượng phân bón.

hoa-son-moi

Chủ yếu bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như đầu trâu 701, 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… kết hợp bổ sung các loại phân trung, vi lượng như canxi bo… để hoa được to, đẹp, bền màu, chống rụng hoa, hoa lâu tàn. Việc bổ sung phân bón được thực hiện định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

Để phòng ngừa nấm bệnh cho cây son môi bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Citizen, Aliette, Olicide, Antracol… tiến hành phun thuốc định kỳ 10 – 15 ngày/ lần, hoặc tùy theo tình hình thời tiết, điều kiện chăm sóc mà có lịch phun phòng cho thích hợp.

Ngoài phòng trừ nấm bệnh, bạn cũng cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ… để có biện pháp phòng trị thích hợp với các loại thuốc như Movento, dầu khoáng SK Enpray, Ortus…

Sau khi trồng khoảng 1 năm, nếu bạn thấy cây đã phát triển quá lớn so với kích thước chậu, bạn có thể tiến hành thay chậu cho cây son môi.

⫸ Xem thêm: cách trồng dâu tây tại nhà

⫸ Xem thêm: ý nghĩa của hoa thanh liễu, cách trồng và chăm sóc

⫸ Xem thêm: công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây hương thảo trong chậu tại nhà

Cây son môi là loài hoa trang trí nội hoàn hảo cho các giỏ treo. Hoa nở rất đẹp, thơm và lâu tàn. Nếu bạn cũng thích cây son môi thì trồng ngay vài chậu treo ban công, hành lang… cho đẹp nhé.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: oecc.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086