Các dạng tán cây cảnh

Tán cây cảnh thường là hình tượng trên cùng của chậu cảnh cây xanh. Tán cây có thể xem là tướng mạo của tác phẩm. Tuỳ theo xương cốt (thân, cành) mà quyết định tướng mạo cho phù hợp.

Tán cây cảnh

Dù cho cây có biến hoá theo cách này hay cách khác thì tán cây vẫn có đặc trưng, tự nhiên là hướng thiên (như rễ cây thì luôn hướng địa) luôn luôn là một chỉnh thể thống nhất và cân bằng. Có thể có mấy dạng tán dưới đây:

Tán hình quạt

Hình ngang tán có dạng như cái quạt xoè nụ cành hai bên mọc xiên chếch hướng thiên quyết định dạng tán này.

Tán hình bán cầu

Cành hai bên mọc ngang ra gần thẳng góc với thân chính, nhìn ngang như một nửa hình cầu.

Tán hình ô

Cành hai bên mọc chếch xuống dưới hợp với thân thành một góc tù ở phía trên hoặc góc nhọn ở phía dưới.

Tán nhọn hình tam giác

Nếu nhìn ngang thì tán cây có hình tam giác do đỉnh nhọn, cành hai bên xoè ngang hợp thành 3 đỉnh của tam giác. Dạng tán này biểu hiện cây trẻ, đầy sức sống.

Tán khô ngọn

Ngọn cây khô chết nhưng như một mũi giáo hướng thiên, ở dưới ngọn thì cành lá xum xuê, gây cảm giác đối ngược giữa sinh và tử.

Tán bằng và tán rủ

Thể hiện sự yên tĩnh, suy tư càng gây mĩ cảm. Tán rủ thường thực hiện với các cây Liễu, Sơn Liễu; còn tán bằng thực hiện được do cắt tỉa.

Xem thêm  Sự tích, ý nghĩa, cách trồng và công dụng của cây hoa mào gà

Tán lệch một bên

Lấy thân chính làm trục giữa thì tán chỉ phát triển một phía, gây cảm giác động. Dáng bạt phong thường tạo theo cách này.

Lá cây cảnh

Lá tượng trưng cho sức sống của cây. Lá cây như chiếc áo khoác ngoài dễ gây ấn tượng nhất, đổng thời lại thể hiện sức sống của cây rõ rệt nhất. Lá cây lại thay đổi theo mùa, ngay cả những cây thường xanh thì mùa xuân cành lá non ta màu xanh mỡ màng; mùa hạ cành lá rậm rạp màu lục xẫm; mùa thu, mùa đông lá thường khô cứng. Những cây rụng lá thì vào mùa thu, đồng lá chuyển màu vàng, màu đỏ như Sau Sau, Bàng. Vì thế có thể coi lá là thời trang của cây.

Lá cùa các loài cây lá rộng thường có các hình dạng như: lá hình tim, hình thuần, lá xẻ thuỳ; cũng có nhiều loại lá xẻ thuỳ khác nhau như lá xẻ 3 thuỳ, lá xẻ 5 thuỳ v.v… Song để thích hợp với việc trồng trong chậu (chậu cảnh cây xanh) thì những cây có lá nhỏ thuận tiện hơn, vì cây cảnh trong chậu thường nhỏ; các cây đó là Cần thăng, Ngâu, Nguyệt quế, Mai chiếu thủy, Duối, Sơn liễu, Trắc dây, Phi lao v.v… Các cây lá kim nói chung đều thích hợp cho việc làm cây trong chậu như một số loại Thông, Trắc bách, Bách xanh v.v… Thông 5 lá là cây đẹp, cụm có 5 lá, vì vậy người Trung Quốc thường ghép Thông 5 lá trên cây 2 lá (cây 2 lá mọc nhanh hơn) để tạo ra cây Thông 5 lá đẹp mắt.

Xem thêm  Bật mí cách trồng và chăm sóc cây trúc Phật bà đúng cách