Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không? Vị trí đặt cây phù hợp

Thân gỗ cứng, kích thước lớn cùng màu sắc hoa nổi bật là những lý do khiến nhiều gia đình lựa chọn cây lộc vừng để trồng khu vực trước sân nhà. Nhưng liệu việc trồng cây lộc vừng trước nhà có thực sự tốt? Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng Chơi Cây Cảnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm cây lộc vừng

Cây lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, có tên khoa học là Barringtonia acutangula thuộc chi lộc vừng. Cây có nguồn gốc từ các vùng đất ẩm ven biển tại Nam Á, Bắc Úc. Khi du nhập vào Việt Nam, cây phân bổ từ Bắc vào Nam.

Cây lộc vừng có chiều cao khi trưởng thành có thể lên tới 15 – 20m và đường kính thân 40 – 50cm. Khi còn non, thân có màu xanh, về già chuyển sang màu xám và nâu, vỏ sần sùi. Thịt vỏ thân cây đỏ hồng, có dịch đỏ. Cây có nhiều nhánh, bởi vậy cây càng cao thì tán càng rộng.

Lá lộc vừng có hình mác, là loại lá đơn, mọc cách nhau, thuôn tròn và khá to. Hoa lộc vừng màu đỏ tươi, khi nở hoa tỏa hương thoang thoảng. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều gia đình yêu thích cây lộc vừng. Thường thì hoa lộc vừng nở rộ vào tháng 3. Lộc vừng từng được xếp vào nhóm bộ tứ quý cảnh.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây tùng la hán bonsai đẹp

Quả lộc vừng hình cầu màu xanh, khi non màu xanh, già chuyển qua màu vàng nâu, mỗi quả cho 1 hạt.

2. Trồng cây lộc vừng trước nhà tốt hay xấu?

Với những ưu điểm của mình, cây lộc vừng được không ít gia đình lựa chọn trồng trước nhà, nhưng cũng vì vậy mà các câu hỏi xoay quanh việc trồng cây lộc vừng trước nhà được đặt ra. Muốn biết cây lộc vừng có tốt hay không, cần dựa vào ý nghĩa phong thủy của loại cây này.

Trong phong thủy, cây lộc vừng có điểm tương đồng với cây vạn lộc vì cả hai đều có chữ lộc trong tên. Mà tiếng Hán, lộc có nghĩa chỉ sự may mắn, phúc báu, tiền tài. Vừng là loại hạt nhỏ, có nhiều hạt khi thu hoạch. Cho nên, lộc vừng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, dồi dào mãi không dứt.

Lá lộc vừng rất tươi tốt xum xuê hàm nghĩa cho phúc lộc đầy đủ. Cây lộc vừng có thể sống đến trăm tuổi nên còn mang ý nghĩa của sự trường tồn. Trồng lộc vừng trong nhà có người cao tuổi như lời chúc bách niên giai lão.

Nếu trong thời gian làm kinh doanh trùng với điểm lộc vừng ra hoa sẽ rất thuận lợi vì hoa lộc vừng mang điềm lành về sự nở rộ của thành công và tài lộc. Hơn nữa, cây lộc vừng còn có khả năng trừ tà, gia tăng dương khí.

Xem thêm  Muốn huệ đỏ ra đúng Tết

Như vậy có thể nhận định trồng cây lộc vừng trước nhà rất tốt.

3. Lưu ý khi trồng cây lộc vừng trước nhà

Sau khi biết được lý do có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không, kế đến bạn phải tìm được vị trí trồng cây. Cây lộc vừng vốn là loài thân gỗ ưa sáng, kích thước lớn nên cần trồng ở vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để quang hợp và đủ không gian phát triển.

Cây lộc vừng có thể tỏa bóng râm che mát cho ngôi nhà, tạo nguồn năng lượng dương, xua bớt âm khí nên vị trí trồng cây phù hợp nhất chính là phía trước cửa nhà. Cửa chính là nơi đón các loại khí quy tụ về và màu đỏ của lộc vừng có khí dương sẽ mang lại hỷ sự, phước lành cho gia chủ.

Bên cạnh vị trí thì mệnh của gia chủ cũng liên quan mật thiết khi trồng cây lộc vừng. Để cây phát huy tốt nhất khả năng của mình, cây lộc vừng hợp với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Một số gia chủ mệnh Hỏa và mệnh Mộc bao gồm: Giáp Thìn 1964, Ất Tỵ 1965, Mậu Ngọ 1978, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987, Giáp Tuất 1994,…

Trên đây là giải đáp cho những thắc mắc liên quan tới việc trồng cây lộc vừng trước nhà. Hi vọng, những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp, giúp cuộc sống thêm may mắn, hạnh phúc.

Xem thêm  Top 13 Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Sống - Dễ Phát Triển Tốt