Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì và trồng như thế nào? – Nuôi trồng

Cây lưỡi hổ rất dễ thấy xuất hiện ở nhiều nơi, có thể kể đến các địa điểm như công viên, phòng trà, nhà ở,… Ngoài công năng lọc sạch không khí siêu đỉnh loài cây này còn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho người trồng. Hãy cùng oecc.vn tìm hiểu về loài cây lưỡi hổ qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Nguồn gốc cây xuất phát từ vùng Tây Phi nhiệt đới. Chính vì vậy cây có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Ngoài ra cây cũng phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời.

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Với khoảng hơn 70 loài khác nhau, lưỡi hổ phù hợp với khí hậu Việt Nam. Được trồng phổ biến là lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ thái hay lưỡi hổ búp sen. Cây lưỡi hổ không có phần thân trên mặt đất, lá và rễ phát triển cứng cáp.

Cây lưỡi hổ có lá chứa nhiều nước, cây mọc thành búi, sống nhiều năm, chiều cao hay từ 40-100 cm. Cây có bộ lá trông rất bắt mắt, cứng cáp, luôn chọc thẳng lên bầu trời. Lá lưỡi hổ màu xanh, sọc trắng có loại màu xanh, viền vàng, sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn.

Lá lưỡi hổ cứng, trơn bóng, không có gân, viền lá lượn sóng nên trông lá vừa cứng cáp vừa có nét mềm mại.

Cây lưỡi hổ có khả năng lọc không khí rất tốt giống như cây kim ngân, cây kim tiền.

Cây cũng có hoa nhưng rất ít khi gặp. Hoa mọc thành chuỗi dài 3-4 cm trên đỉnh. Mỗi bông có 6 cánh thuôn mềm màu trắng lục nhạt, trắng ngà.

Loài này mọc chậm, phát triển chậm, thích hợp để trồng trong chậu lâu năm. Cây có thể tồn tại trong điều kiện không khí khô, nhiệt độ dao động, thiếu ánh sáng, tưới nước thất thường …

Một số loại lưỡi hổ

Cùng với cây phát tài, cây ngũ gia bì, lưỡi hổ cũng nằm trong những loại cây được trồng trong nhà nhiều nhất hiện nay. Lưỡi hổ có nhiều loại giống để lựa chọn, tùy thuộc vào sở thích. Chúng được phân biệt dựa trên màu sắc của lá.

Cây lưỡi hổ cọp

Đây là loại thường gặp nhất, còn có tên gọi khác là lưỡi hổ vàng. Đặc điểm của cây này đó là cao, lá dài và viền vàng.

Cây lưỡi hổ vàng đen

Trông vẻ bề ngoài bạn sẽ nhận ra những chiếc lá thô, vững chãi, màu xanh đen đậm có viền vàng. Lá có kích thước to hơn lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ đen Robusta

Cây lưỡi hổ

Loại cây này có lá kích thước trung bình với màu xanh đen và đốm bạc xuất hiện trên lá. Nhìn kỹ sẽ giống với màu của hạt cà phê Robusta. Đó cũng là lý do tại sao cây này có tên như vậy.

Cây lưỡi hổ Futura Superba

Cây ngắn, thấp với lá cây xanh nhạt, có nhiều đốm bạc và viền lá có màu vàng. Loài này thích hợp trồng trong những chậu tròn cao sẽ rất phù hợp.

Cây lưỡi hổ Cylindrica

Cây lưỡi hổ

Trong tiếng Anh, Cylindrica có nghĩa là hình trụ. Những chiếc lá của loại cây này có đặc điểm giống như hình trụ và nhìn rất thú vị.

Cây lưỡi hổ vàng Hahnii

Loại lưỡi hổ này có màu vàng làm chủ đạo. Lưỡi hổ vàng Hahnii có lá màu xanh sáng với viền vàng. Nhưng viền vàng của loại cây này rộng hơn, thậm chí chiếm 1/2 lá và màu vàng cũng sáng hơn nhiều so với các loại khác.

Xem thêm  22 loại cây cảnh mini để bàn vừa đẹp lại còn mang đến tài lộc, may mắn (P1)

Cây lưỡi hổ bạc

Cây lưỡi hổ

Hay còn gọi với các tên khác như lưỡi hổ Silver Queen, lưỡi hổ Moonshine.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Ngoài lợi ích tốt cho sức khỏe, cây lưỡi hổ còn được các gia đình hay các tập đoàn tin tưởng để tại khu nhà ở, chỗ làm việc vì ý nghĩa phong thủy của nó.

Trong phong thủy, giống với cây phát tài, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà. Xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều xui xẻo trong cuộc sống. Lá lưỡi hổ mang ý nghĩa đại diện của bậc quân tử. Giữ vững ý chí trong cuộc sống.

Ngoài ra, đặt cây lưỡi hổ còn mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.

Người Trung Hoa trồng loại cây này trong nhà như một cây quý có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh. Họ tin rằng tám vị thần sẽ ban tặng 8 đức tính quý giá của họ cho người sở hữu cây lưỡi hổ: thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Lưỡi hổ là cây cảnh có tác dụng rất hữu đối với sức khỏe, nhưng liệu có hợp tuổi hợp mệnh của gia chủ khi sở hữu chúng?

Do là loại cây cảnh phổ biến nên lưỡi hổ được cho là phù hợp với hầu hết các mệnh. Dù vậy, lá lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Những người mệnh kim và mộc trồng cây sẽ có nhiều lợi ích bởi hai màu của lá cây,

Ngoài ra, không theo phong thủy hoặc có sở thích sưu tầm, trồng cây cảnh thì bạn vẫn có thể sở hữu. Hóa giải không hợp bằng các màu sắc của chậu cây và đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.

Cây lưỡi hổ nên đặt ở vị trí nào?

Để cây lưỡi hổ phát huy hết tác dụng về phong thủy, bạn nên tìm vị trí phù hợp để đặt cây. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam và trong không gian gia đình cũng vậy.

Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có thể trồng cả trong nhà hoặc ngoài vườn, trồng trong đất hoặc thủy sinh. (Riêng về kỹ thuật trồng lưỡi hổ thủy sinh để cây không bị thối rễ, oecc.vn xin được phép giới thiệu ở phần sau).

Khi trồng trong nhà, chậu cây cần chắc chắn đảm bảo rễ không bị gãy trong quá trình cây phát triển. Chậu cần được đục lỗ để thoát nước tốt để tránh bị úng vì quá nhiều nước có thể làm thối cây.

Khi trồng trong vườn, khu vực trồng cần thoát nước tốt và có độ pH tối ưu khoảng 4,5 – 7,5. Nên trồng cây ở nơi có bóng râm nhưng đủ ánh sáng. Che mát đảm bảo cây không bị úng nếu có mưa lớn. Cần làm cỏ thường xuyên để ngăn chặn cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại.

Xem thêm  Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết - oecc.vn

Cách trồng

Đất trồng

Đất trồng cần có độ tơi xốp, thoát nước nhanh. Loại đất trồng lưỡi hổ thích hợp nhất là đất có tính kiềm, khô cằn, đất cát pha. Nếu trồng cây trong nhà thì nên trộn đất phù sa với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ để tạo cho cây môi trường phát triển tốt nhất.

Nước

Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt. Chỉ nên tưới khi đất trong chậu khô hẳn, kiểm tra khoảng hai tuần một lần. Tưới dạng phun ẩm cho cây.

Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao làm cho lá bị sẹo, cây phát triển mạnh nhất trong nhiệt độ ấm áp từ 22-30 độ C. Nhiệt độ thấp dưới 10 độ C thì cây phát triển chậm. Cũng cần chú ý lau lá cho cây bằng khăn ẩm để có thể tăng cường khả năng trao đổi chất và giữ sự tươi mới.

Ánh sáng

Là cây có khả năng phát triển trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khoảng 2,3 tháng bạn mang cây ra ngoài trời một lần, thời gian từ 7h-9h sáng rồi lại mang vào trong nhà là được.

Dinh dưỡng

Có thể bổ sung phân bón cho cây trong giai đoạn đang phát triển, bón lượng nhỏ phân NPK, khoảng 3 tháng bón một lần. Không cần bón phân vào mùa đông.

Bầu và thay chậu

Khi làm bầu nên chọn chất liệu cứng cáp, thoát nước tốt vì rễ khỏe dễ làm nứt, vỡ bầu yếu. Cây lưỡi hổ nói chung hiếm khi cần thay chậu, nhưng nếu phát triển tốt cần thay chậu hoặc chia hàng năm. Thay chậu vào mùa xuân. Khi thay chậu, luôn sử dụng đất bầu mới.

Tham khảo thêm:

  • Cách chăm sóc cây phát tài
  • Trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì
  • Chăm sóc cây kim ngân

Cách nhân giống lưỡi hổ

Nhân giống lưỡi hổ không khó khăn. Có thể tiến hành tách từ các bụi trưởng thành để trồng hoặc chọn các lá rồi đem giâm. Để giâm tốt nhất là vào mùa xuân đến hè, chọn lá khỏe, xanh non cắt ngang gốc.

Ngoài cách giâm bạn có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Khi cắt bạn nên cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo. Sau đó trồng các khúc khoảng 1/2 chậu. Khi mới trồng bạn nên tưới ít nước và đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao.

Sâu bệnh thường gặp

Cây lưỡi hổ chống chịu sâu bệnh rất tốt, tuy nhiên do nhiều yếu tố thỉnh thoảng vẫn bị mắc bệnh.

Một số bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ bị ảnh hưởng bởi nấm bệnh, chủ yếu xảy ra do sự hiện diện của hơi ẩm trên lá. Bao gồm bệnh bạc lá và bệnh đốm lá đỏ. Đặc điểm của hai bệnh là có các vết bệnh lõm trên lá có màu nâu đỏ. Các lưới mạng trắng cũng có thể quan sát trên lá, sau đó chuyển sang màu nâu và cứng lại.

Cần thực hiện các biện pháp dự phòng khi có khả năng bị nhiễm nấm vì nhiễm nấm có thể làm thối cây và cuối cùng là chết.

Có thể sử dụng một số phương pháp nhất định để giữ cho cây không phát triển bệnh bao gồm giữ cho lá khô ráo. Tưới nước thích hợp nơi đất phải khô từ lần tưới trước đó và sử dụng đất thoát nước tốt với nhiệt độ trung bình.

Xem thêm  Cây Trang đỏ - Cây Xanh Ngoại Thất - Cây Cảnh Việt Nam

Các tình trạng của cây và hướng khắc phục

Lá phồng lên, bị thối

Cây lưỡi hổ

Đây là kết quả của việc tưới quá nhiều nước hoặc làm vườn bị úng. Nước dư thừa dẫn đến sự bùng nổ của các tế bào thực vật trong lá. Gây ra hiện tượng ứ nước và có mùi.

Cần loại bỏ các lá bị ảnh hưởng và thoát nước kịp thời trước khi ảnh hưởng đến toàn bộ cây.

Lá nâu

Lá màu nâu cũng có thể giòn. Đây là dấu hiệu của việc không tưới cây. Loại bỏ lá nâu và khắc phục vấn đề bằng cách tưới cây bất cứ khi nào đất xung quanh khô.

Đầu lá nâu

Cây lưỡi hổ

Các đầu màu nâu trên lá cây có thể cho thấy việc tưới nước không đều hoặc tưới quá nhiều. Tuy nhiên không cắt bỏ các đầu ngọn vì sẽ dẫn đến việc cây bị sẹo. Thay vào đó điều chỉnh lịch tưới nước và để cây tự phục hồi.

Sẹo

Nguyên nhân là do bạn chạm vào lá hoặc cọ vào lá quá nhiều. Do cây có lá rất nhẵn và nếu để ở những nơi thoáng đãng có người qua lại hoặc trẻ em đang chơi đùa sẽ dễ bị sẹo nếu bị va chạm mạnh.

Mách nhỏ giúp bạn mua được cây lưỡi hổ ưng ý

Nên chọn những cây luõi hổ lớn, tươi tốt, lá không úa, không bị xước xát. Nếu không thì cây lọc được ít không khí, chất lượng lọc cũng thấp. Đồng thời, khí từ cây yếu cũng không mang đến nhiều lợi ích phong thủy như những gì mong đợi.

Khi mua, bạn hãy chú ý chọn những cây có lá xanh đậm, viền vàng sắc nét và mặt lá có độ cứng cáp. Với những lá màu nhạt, cây thường dễ chết. Khi trồng sẽ tốn nhiều công sức cho việc phục hồi.

Nếu đặt lưỡi hổ trong phòng ngủ, bạn nên chọn chậu nhỏ là đủ. Nếu đặt trên bàn làm việc hay phòng làm việc, bạn có thể chọn cây tùy theo diện tích căn phòng. Nhìn chung, cây khi trang trí phải mang tính thẩm mỹ, đảm bảo cân đối với diện tích phòng.

Câu hỏi thường gặp

Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ độc nhẹ. Nó chứa một chất độc có thể gây sưng và tê lưỡi khi dùng liều cao. Mặc dù cây là một nguồn chất xơ tốt nhưng bạn không nên ăn. Tránh xa trẻ em và vật nuôi như chó, mèo có thể nhai lá cây.

Tại sao lá cây cây lại héo rũ?

Cây lưỡi hổ rụng lá là do tưới quá nhiều. Nếu lá rũ xuống tức là lượng nước quá cao. Giảm tần suất tưới và lượng nước cùng một lúc. Không bao giờ tưới nước cho cây trừ khi đất khô hoàn toàn. Nếu để đất ẩm quá lâu, rễ cây sẽ bị thối và cây sẽ chết. Nếu chỉ có lá rũ xuống, để khô và cây sẽ hồi lại sau một vài ngày.

Trên đây là một số thông tin về cây lưỡi hổ mà các bạn có thể quan tâm, tìm hiểu. Cây có thể làm vật trang trí cho ngôi nhà, văn phòng của bạn đồng thời mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể.

Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của oecc.vn để có được những kiến thức trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh bạn nhé!

Theo: Thủy Tiên