Cây Trà Xanh: 5 Bước Trồng Tại Nhà Đơn Giản | Danh Trà

Trồng cây trà xanh ở nhà để nấu nước trà xanh là xu hướng đang được ưa chuộng. Vì cây trà xanh rất dễ trồng. Mà đồ nhà trồng thì bao giờ cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không lo dư lượng thuốc trừ sâu hay bón dư phân hoá học.

Nhiều người ngại trồng cây trà xanh ở nhà thì sợ cây dễ chết. Thế nhưng bạn đừng lo. Gia đình mình trồng và sản xuất trà mấy đời rồi. Mình sẽ chỉ cho bạn cách trồng tại nhà rất đơn giản.

Trồng cây trà xanh để chế biến thành phẩm thương mại thì khó. Chứ trồng để lấy lá trà xanh nấu nước uống ở nhà thì không có gì khó cả. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn làm lá trà xanh khô để trữ uống dần luôn.

CÁCH TRỒNG CÂY TRÀ XANH TẠI NHÀ

1. Mua cây trà xanh giống

Để trồng cây trà xanh (hay còn gọi là cây chè xanh) ở nhà thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là mua cây trà xanh giống. Đừng tin hướng dẫn trên mạng là bạn có thể trồng từ hạt giống trà xanh. Vì trồng từ hạt rất là khó chứ không đơn giản đâu.

Kể cả người trồng trà họ cũng chọn cách là mua cây giống hoặc chiết cành cho đơn giản. Chứ không nhiều người chọn cách trồng cây trà xanh từ hạt nữa đâu.

cây chè xanh, cây trà xanh
Cây trà xanh cổ

Mua cây trà xanh giống nhanh nhất là ra các cửa hàng bán cây cảnh gần nhà bạn. Nếu bạn ở TP.HCM thì sẽ hay mua được cây giống từ Củ Chi hay Lâm Đồng. Nhiều địa chỉ bán cây trà xanh ở TP.HCM có thể dễ dàng tìm thấy ở Google. Còn Hà Nội thì sẽ hay có cây giống từ Thái Nguyên hoặc Phú Thọ.

Một số người bạn của mình ở TP.HCM rất thích cây trà xanh giống từ Thái Nguyên. Vì ai cũng biết trà xanh Thái Nguyên nổi tiếng như thế nào rồi. Nên lâu lâu mình cũng mang ít cây giống vào TP.HCM để tặng.

Trà xanh Thái Nguyên được xem là vùng trà xanh trung du có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Để tìm hiểu về loại trà này thì bạn có thể đọc bài sau:

Trà Xanh Thái Nguyên: Vùng Đất ‘Đệ Nhất Danh Trà’

Nếu bạn ở TP.HCM thì có thể đặt cây trà xanh giống ở trên Shopee và Lazada. Tìm sản phẩm “cây chè xanh giống” thì sẽ có kết quả chính xác hơn. Nhiều nơi bán cây chè xanh trên mạng lắm nên rất dễ kiếm.

vườn chè thái nguyên, vườn trà thái nguyên, vườn trà tân cương

Nên chọn mua cây trà xanh đã lớn một chút. Cao khoảng 30-40cm trở lên. Đừng ham rẻ mua cây nhỏ vì khi ship rất dễ chết. Cũng không nên mua cây chè xanh cổ thụ. Giá cây chè xanh cổ thụ vừa cao, lại vừa khó vận chuyển, lại rất khó chăm sóc ở miền Nam.

Nếu ship khoảng 1 tuần thì không lo gì hết. Bảo đảm sẽ không chết. Nếu không an tâm thì bạn nên mua vài cây cho chắc. Thời tiết ở TP.HCM thì trồng cây trà xanh Thái Nguyên sẽ hơi lâu lớn một chút.

Mình có trồng vài cây ở chi nhánh công ty ở TP.HCM thì cây lớn rất ổn. Mặc dù mình cũng chẳng chăm bón gì nhiều. Chủ yếu bón bằng bã trà và tưới nước mà thôi.

Xem thêm  Cách Trồng Rau Thơm SIÊU ĐƠN GIẢN ngay tại nhà

2. Mua đất và chậu

Bạn có thể mua đất sạch và chậu cây ở các cửa hàng bạn cây cảnh. Mua chậu vừa thôi đưng mua to quá. Chậu chu vi tầm 40-50cm là quá đủ rồi. Cây trà xanh lớn chậm nên mua chậu nhỏ thôi. Chừng vài năm nếu muốn có thể thay chậu to hơn.

Và quan trọng nhất là bạn nên mua thêm sỏi hay đất nung để lót dưới đáy chậu. Cây trà xanh là loài cây thích nghi rất tốt với môi trường. Nhưng cây lại rất sợ úng. Thế nên bạn cần lót sỏi hay đất nung để thoát nước cho dễ.

Tóm tắt ngắn gọn thì khi ra cửa hàng cây cảnh thì bạn cần phải mua 3 thứ: đất sạch, chậu cây và sỏi. Đất sạch hay đất trồng cây cảnh là nhà sản xuất đã trộn sẵn tỷ lệ tạm ổn rồi. Bạn không cần mua thêm gì khác nữa.

3. Trồng cây trà xanh

Khi đã có cây trà xanh giống, đất và chậu. Thì chúng ta sẽ tiến hành trồng cây trà. Đầu tiên đó là bạn cần rải một lớp sỏi mỏng tầm 2 cm là được. Sau đó cho đất sạch vào đầy 1/2 chậu.

Để cây trà xanh vào chính giữa chậu. Sau đó tiếp tục đổ đất vào gần đầy chậu là được. Để chậu cây ở nơi có nhiều nắng sớm hoặc nhiều ánh sáng nhất trong khu vực nhà bạn.

4. Chăm sóc cây trà xanh

Đối với cây trà xanh thì bạn chỉ cần tưới nước hàng ngày và để cây ở nơi có nhiều nắng sớm là được. Việc cho cây quang hợp là điều bắt buộc. vì khi cây quang hợp thì mới chuyển hoá amino acid sang polyphenol nhiều.

Mà polyphenol của cây trà xanh chính là những thành phần có ích cho sức khoẻ nhất. Tuy nhiên, cây quang hợp quá nhiều thì nước trà sẽ rất đắng. Thế nên để cây ở nơi mà chỉ có nắng tầm vài tiếng trong ngày mà thôi.

Chăm bón cây thì bạn nên bón phân hữu cơ là tốt nhất. Phân hữu cơ bao gồm phân bò, phân dê hay trùn quế. Phân bò là rẻ nhất nhưng khi mua phải hỏi chỗ bán là ủ hoai hay chưa. Nên mua loại đã ủ hoai rồi. Hoặc chưa ủ thì bạn mang về nhà tự ủ.

Phân bò chưa ủ hoai mà bón cho cây trà xanh là hư luôn bộ rễ vì quá nóng. Khi bón phân bò thì nên rải sát miệng chậu. Đừng ném thẳng vào gốc. Bất kỳ phân bón rễ nào cũng phải rải xa gốc 15-20cm.

Cầu kỳ hơn thì bạn có thể bón thêm đạm hay phân vô cơ NPK. Bón theo tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn. Hoặc hỏi tư vấn từ người bán.

Thường bón đạm thì cây trà sẽ rất sai lá. Chưa kể nước nấu cũng rất xanh. Thế nên nhiều người cứ thích thúc đạm để có nhiều lá mà uống. Nhưng nước trà bị thúc đạm sẽ rất đắng.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Nếu nhà uống nhiều thì nên trồng 2-3 cây cùng lúc để hái lá trà xanh. Chứ không nên thúc đạm. Mình uống về chất chứ không uống về lượng. Trà thúc đạm chẳng có bao nhiêu chất cả.

Nếu muốn bạn có thể mua thêm phân bón lá. Nhưng không nên hái lá ngay sau khi bón. Đợi vài ngày rồi hái là tốt nhất.

5. Thu hái lá trà xanh

Khi hái lá trà xanh thì bạn nên hái phần lá non ở trên và giữa thân trở lên. Lá non không chỉ vừa uống ngon mà lại có nhiều thành phần chống oxy hoá nhất.

Sau khi hái thì nên nấu ngay thì lá trà ngay khi lìa cành là đã bắt đầu oxy hoá dần dần. Để lâu không nấu thì lá trà sẽ tự ‘lên men’ và mất đi các nhóm chất catechin cũng như diệp lục tốt cho sức khoẻ.

CÁCH NẤU LÁ TRÀ XANH TƯƠI

Trà xanh có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Người già hay trẻ khi uống trà xanh cũng đều tốt, nhất là phụ nữ. Tác dụng của chè xanh đối với phụ nữ bao gồm việc góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư vú và tử cung. Rồi tốt cho tim mạch lẫn tăng cường chức năng não.

Cây Trà Xanh: 5 Bước Trồng Tại Nhà Đơn Giản 3

Thế nên để tận dụng tốt nhất lợi ích từ lá trà xanh tươi thì bạn cần nấu lá trà xanh tươi đúng cách. Cách nấu lá trà xanh tươi để uống:

  1. Hái trà: khi hái trà thì ưu tiên hái những lá non ở trên trước. Tầm 10-12 lá trà xanh tươi thì có thể hãm được 1 lít nước trà.
  2. Vò lá trà: sau khi hái thì rửa sạch lá trà. Sau đó lấy một vài lá trà, cuộn tròn rồi cho vào giữa hai lòng bàn tay để bóp và vò nhẹ. Lúc này lớp biểu bì cũng như các tế bào của lá trà bị phá vỡ. Nhờ vậy khi nấu trà sẽ dễ ra chất và thơm ngon hơn.
  3. Nấu nước trà xanh: có thể nấu nước trà xanh bằng ấm nhôm hay bằng nồi. Cho khoảng 1 lít nước đun đến khi sôi. Nước sôi thì cho lá trà đã vì vào nấu chừng 5 phút rồ tắt bếp.
  4. Thưởng thức: đợi nước trà nguội đi một chút là bạn có thể thưởng thức được rồi. Có thể thêm đá để dễ uống hơn.

CÁCH LÀM LÁ TRÀ XANH KHÔ

Làm lá trà xanh khô là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Thế nên nếu muốn uống trà xanh ngon như trà Tân Cương Thái Nguyên thì bạn nên đi mua về uống là tốt nhất. Vì không thể nào trà ‘nhà làm’ có thể so với trà đặc sản danh tiếng được.

trà thái nguyên, trà tân cương thái nguyên, trà xanh thái nguyên

Thế nhưng nếu bạn muốn làm trà khô để trữ uống dần. Hay có một chút quà handmade dành tặng bạn bè và người thân thì có thể xem hướng dẫn sau.

1. Hấp lá trà

Lá trà xanh muốn trữ khô mà vẫn giữ được hương vị của lá trà tươi thì phải được ‘diệt men’. Đây là công đoạn mà lá trà được xao ở nhiệt độ cao để loại bỏ thành phần ‘men’ hay enzyme ở trong lá trà.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây cảnh bonsai đúng kỹ thuật cho cây phát triển tốt nhất

Thế nhưng công đoạn xao này rất khó làm nếu bạn không có kinh nghiệm. Nên chúng ta sẽ bắt chước cách diệt men của cách làm trà xanh Nhật Bản. Đó là diệt men bằng cách hấp.

Bạn cần hái một rổ đầy lá tươi từ cây trà xanh nhà đang trồng. Sau đó chuẩn bị một xửng hấp và nồi. Cho một ít nước vào nồi. Sau đó đun cho đến khi nước sôi thì cho lá trà tươi vào. Hấp lá trà trong thời gian khoảng từ 2-3 phút là được.

Khi lá trà vừa chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh nõn thì bạn cần lấy lá trà ra ngay. Để lá trà nguội rồi chúng ta sẽ bước đến công đoạn vò.

2. Vò lá trà

Vò lá trà xanh là công đoạn mà bạn cho một ít lá trà vào lòng bàn tay. Sau đó miết 2 tay lại với nhau để lá trà xoăn cuộn lại. Đến khi tất cả phần lá trà cuộn lại thì lại tiếp tục vò thêm vài lần nữa.

Mục đích của công đoạn này lá pha vỡ các tế bào hay ‘thịt’ lá. Nhờ vậy mà thành phần hương vị sẽ thoát ra và hoà quyện với nhau. Tạo nên hương vị đặc trưng của lá trà khô. Đồng thời giúp cho lá trà khô dễ thẩm thấu nước hơn khi pha.

3. Sấy khô

Cách sấy khô lá trà đơn giản nhất là phơi nắng. Rải đều lá trà đã vò lên chiếc khay lớn hay nong bằng tre. Rồi phơi dưới nắng sớm trong vòng từ 1-2 tiếng. Sau đó tiếp tục để lá trà ở nơi râm và thoáng mát để lá trà khô lại.

Nếu nhà có lò nướng hay mấy sấy thì lại càng tốt. Sấy nhanh sẽ giúp lá trà khô nhanh hơn nên nước trà sẽ xanh hơn. Để lò nướng hay mấy sấy ở mức nhiệt độ tầm 100 dộ C. Rồi cho lá trà đã vò vào sấy trong vòng 10 đến 15 phút. Lưu ý là cứ vài phút thì lại dùng đũa trở đều lá trà để trà khô đều.

Lưu ý là làm theo cách này thì lá trà sẽ khô lại như lá khô. Chứ không thể xanh đen rồi xoắn lại đẹp mắt như lá trà xanh của người chuyên làm trà được.

Cây Trà Xanh: 5 Bước Trồng Tại Nhà Đơn Giản 4

5. Bảo quản

Lá trà xanh khô tuỳ theo điều kiện có thể bảo quản trong vòng 6 đến 12 tháng. Bạn nên bảo quản trà trong hũ sứ hoặc nhựa đục kín. Không bảo quản bằng hũ nhựa trong hay hũ thuỷ tinh.

Hoặc có thể cho hũ trà vào tủ lạnh để bảo quản lâu hơn. Lưu ý là lá trà xanh hút mùi rất mạnh. Nên khi bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên chú ý là đóng nắp thật chặt. Nếu không trà sẽ hút mùi thực phẩm có trong tủ lạnh.

6. Thưởng thức

Đối với lá trà xanh khô thì bạn có thể nấu trên bếp hay hãm bằng ấm đều được. bạn cũng có thể mua túi lọc ở trên Shopee để làm trà túi lọc. Mỗi túi bạn cho vài lá vào rồi cột lại là có trà túi lọc rất tiện lợi.