Nên trồng cây gì trước nhà và 7 gợi ý cho bạn tham khảo

Trồng cây trước nhà không chỉ giúp không gian sống của gia đình bạn thêm xanh mát, trong lành, mà còn mang lại nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Hãy cùng khám phá 7 gợi ý cho câu hỏi “Nên trồng cây gì trước nhà” ở bài viết sau đây nhé.

1. Những lưu ý khi chọn cây trồng trước nhà

Khoảng không gian phía trước nhà (tiền sảnh) là nơi lưu thông sinh khí quan trọng của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy, để không cản trở vượng khí đi vào cửa chính, khi lựa chọn cây trồng trước nhà gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên trồng các cây cổ thụ trước nhà vì cành lá xum xuê sẽ che hết ánh sáng làm ngôi nhà thiếu dương khí, tối tăm, bất lợi cho chủ nhân.
  • Trường hợp không thể chặt bỏ cây cổ thụ lâu năm trước nhà. Điều mà gia chủ cần làm là cắt tỉa bớt cành lá thắp đèn sáng trước nhà để hóa giải.
  • Không nên để cây trồng trước nhà bị khô héo và chết dần vì cây xanh thì khí vượng, cây hao thì vận suy. Nếu không may cây chết phải trồng thay thế bằng cây khác để gia chủ không phải sống cô đơn hoặc chịu nhiều điều buồn đau,…
cây trồng
Gia chủ nên lựa chọn kỹ lưỡng trước khi trồng cây trước nhà. Ảnh Internet

1.1. Nên trồng cây gì trước cửa nhà

  • Nhà là bộ mặt thể hiện phong cách cũng như cá tính của gia chủ. Nên trồng cây gì trước cửa nhà chúng ta cần hết sức thận trọng. Tránh những dòng năng lượng xấu vào nhà. Cổng vào và tiền sảnh là nơi quan khách đầu tiên bước vào.
  • Đối với cửa bằng kim loại chúng ta nên chọn những cây có lá nhỏ. Còn đối với nhà làm bằng gỗ chúng thì những cây thân hình trụ ống tròn để tăng cường tính mộc. Nên trồng cây có thân mảnh khảnh. cao ráo. để đón gió như cây cau cây dừa. Như các cụ có câu:” Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam trước trồng cau sau chồng chuối”.
  • Chúng ta nên trồng cây có dáng khỏe khoắn với những tên gợi lên sự sung túc tài lộc như cây sung cây lộc vừng. Những cây hình dáng ủ rũ như: Cây liễu, cây dương…trước cửa nhà thường không được trồng.

1.2. Cây phong thủy trước nhà

Khi trồng cây phong thủy trước nhà sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích sau đây:

  • Làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn.
  • Tạo ra mảng xanh, mang lại sự trong lành, thoải mái cho môi trường sống xung quanh.
  • Một số loại cây còn có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng, mang lại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
  • Lựa chọn cây phong thủy trước nhà phù hợp, giúp mang lại may mắn, tài lộc, bảo vệ gia chủ khỏi những điều không may, tránh những mâu thuẫn không đáng có.
  • Việc trông cây là điều nên làm. Đây là hành động xanh và cũng là một trong những lời khuyên cho Ngày Trái Đất . Hành động này vừa giúp cho bạn vừa giúp môi trường ngày một xanh sạch đẹp hơn.
lợi ích
Không chỉ đem lại không gian tươi mới, cây trồng trước nhà còn giúp gia chủ vượng khí, vượng tài. Ảnh Internet

2. Nên trồng cây gì trước cổng nhà?

2.1. Nên trồng cây cau cảnh trước nhà

  • Cây cau cảnh với những đặc điểm sau: Thân cây mảnh mai, thẳng tắp, không ngăn cản ánh sáng và những làn gió mát lành thổi vào nhà. Bên cạnh đó, lá cây cau cảnh ít rụng nên sẽ không làm ảnh hưởng đến cảnh quan trước nhà.
  • Theo quan niệm của người xưa, cây cau cảnh còn có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ đó mang đến may mắn cho chủ nhân. Với dáng thẳng, vững chãi, cây cau cảnh là một trong những loại cây đem lại sự bình yên và an toàn cho toàn bộ ngôi nhà.
Xem thêm  Cây lưỡi bò: cây thuốc trị táo bón - YouMed

Cách chăm sóc cau cảnh:

  • Nên trồng cau cảnh ở nơi có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Môi trường sống thông thoáng, đất dễ thoát nước.
  • Cây ưa nước nên phải tưới nước thường xuyên, không để đất quá khô hạn nhưng không để đất bị ẩm ướt hay ngập úng lâu.
  • Định kỳ 2 tháng tưới cây bằng nước phân chuồng để cây phát triển và đảm bảo độ xanh lá.
  • Nếu trồng cây trong chậu thì sau 2 – 3 năm, cây sẽ phát triển cao lớn hơn. Bạn nên thay đất cho cây, bởi nếu sống trong môi trường thiếu dinh dưỡng, cây sẽ vàng lá và trở nên héo úa.
cây cau
Cây cau cảnh được nhiều người lựa chọn trồng trước nhà, trước cơ quan, xí nghiệp. Ảnh Internet

2.2. Các loại tre và trúc đặc biệt là trúc quân tử

  • Tre, trúc là những loại cây quen thuộc, gắn với làng quê Việt Nam nên hình ảnh của chúng gợi sự gần gũi, yên bình và ấm áp.
  • Hình dáng tre trúc thanh mảnh, cao ráo nên trong phong thủy hai loại cây này mang nét vừa mềm mại vừa oai phong của người quân tử, dù gặp mưa gió bão bùng vẫn hiên ngang bất khuất. Nhóm cây này có ý nghĩa xua đi rủi ro, trừ tà đem lại may mắn cho chủ nhân.
  • Về mặt khoa học, tre trúc có bộ rễ tốt, khả năng chịu đựng trong thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy ngay cả lúc trời nóng bức thì ở gần những bụi tre trúc vẫn có cảm giác mát mẻ dễ chịu với bầu không khí trong lành.

Cách chăm sóc tre, trúc:

  • Nên trồng trong loại đất có khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, độ pH từ 5 – 5.7.
  • Nên trồng tre, trúc ở nơi có đầy đủ ánh sáng hoặc nơi đảm bảo được 70% ánh sáng. Nếu trồng trong môi trường thiếu sáng, thân cây sẽ bị muội đen và trở nên yếu ớt hơn nhiều.
  • Các loại tre trúc sẽ bị chậm phát triển nếu như đất quá ẩm hay bị ngập úng, vì thế cần phải tưới nước cẩn thận, đủ liều lượng, đủ độ ẩm cho cây.
tre
cây tre, trúc sẽ tăng tính cương nhu về phong thủy cho ngôi nhà bạn. Ảnh Internet

2.3. Cây họ cam, chanh, quýt

  • Nhắc đến cam và chanh, hầu hết ai trong chúng ta đều cho rằng đây là hai loại cây ăn quả, thích hợp trồng trong vườn nhà. Đây là một trong những loại cây rất thích hợp để trồng trước nhà. Bởi lẽ, hai loại cây này thường xuyên cho nhiều trái, là biểu tượng cho sự viên mãn, tài lộc, thịnh vượng.
  • Nếu lựa chọn trồng cam, chanh tại tiền sảnh, gia chủ nên trồng ở hướng Đông Nam – Hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Khi bạn trồng cây cam, chanh, quýt trước nhà càng sai quả càng mang lại ý nghĩa đại cát, đại lợi.
Xem thêm  Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây Lan Ý để bàn giám đốc

Cách chăm sóc cam, quýt:

  • Cam, quýt có thể sống và phát triển trong khoảng 13 – 39 độ C, cây sẽ ngừng sinh trưởng dưới 13 độ C và chết ở – 5 độ C.
  • Cây không thích ánh sáng chiếu trực tiếp và phù hợp với cường độ ánh sáng vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Vì thế nên trồng cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ nhàng.
  • Đất trồng cam quýt phải đảm bảo độ thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, giàu dinh dưỡng, độ pH thích hợp là từ 5 – 7.
  • Khi mới trồng nên tưới ướt đẫm đất cho cam quýt, sau đó tưới 2 ngày/ lần, khi cây xanh tốt ổn định rồi thì tưới 5 – 7 ngày/ lần. Vào mùa khô hạn nên tưới 3 – 5 ngày/ lần, không để gốc cây khô quá nhưng cũng cần tưới sao cho thoát nước kịp, không bị úng.
  • Hằng năm bạn nên quét vôi để bảo vệ cây, dùng thuốc trừ nấm bệnh cho gốc cây cam, quýt.
cây cam
Cây cam trồng trước nhà mang lại sung túc cho ngôi nhà bạn. Ảnh Internet

2.4. Cây hoa hòe

  • Các cụ xưa có câu “một cây hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc”. Cây hoa hòe tươi tốt luôn đem đến sự giàu sang phú quý và giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trên con đường tiến thủ.
  • Xét về mặt y học, cây hòe có rất nhiều công dụng: Lá và hạt dùng để làm thuốc, làm thực phẩm, làm trà uống.
  • Hạt hòe có giúp sáng mắt, bổ não, mọc tóc, kéo dài tuổi thọ, ích khí. Bởi vậy, cây hòe là một trong những loài thực vật có lích sức khỏe và kéo dài tuổi thanh xuân.

Cách chăm sóc cây hoa hòe:

  • Hòe có rễ cọc, khả năng chịu hạn tốt nên không cần phải tưới nước nhiều. Cần nhất là tưới đủ nước cho cây vào mùa khô.
  • Khi cây cao khoảng 1.2 – 1.5 m thì nên tiết hành cắt ngọn cho cây ra cành. Sau đó tiếp tục bấm ngọn cho cây ra cành cấp 2. Cây càng ra nhiều cành thì hoa nở càng nhiều, càng đẹp hơn.
  • Hòe cũng ít bị sâu bệnh. Vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch là thời gian cây ra lộc. Cành lá còn non nên có thể mắc một số bệnh như nấm thân, thối rễ, rệp xám, nhện đỏ, bọ cánh cứng hay sâu đục thân. Có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để loại trừ.
trồng cây trước cổng nhà
Không chỉ có ý nghĩa trong phong thủy mà cây hòe còn đem lại nhiều công dụng về y học. Ảnh Internet

2.5. Cây thiết mộc lan

  • Theo phong thủy cây cảnh, thiết mộc lan hay cây phát tài là loài cây có thể hấp thu những luồng khí xấu, xua đi điều rủi ro và đem lại tài lộc, may mắn.
  • Cây thiết mộc lan có khả năng khử độc gây ra bởi hiệu ứng nhà kính, các khí do sử dụng điều hòa lâu ngày, đem lại bầu không khí trong sạch có lợi cho sức khỏe.
  • Cây có dáng vẻ tươi tốt với sắc màu xanh bóng, rìa lá vàng tươi, sinh động giàu sức sống. Đặc biệt, lá thiết mộc lan xanh tốt quanh năm nên rất tốt cho phong thủy. Trồng thiết mộc lan trước cửa nhà là lựa chọn vô cùng đúng đắn của mọi nhà.
Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan vanda, tưởng không dễ mà dễ không tưởng

Cách chăm sóc thiết mộc lan:

  • Cây thiết mộc lan có khả năng sống tốt và sống lâu nếu được trồng ở nơi có ánh sáng râm mát.
  • Nên có chế độ chăm sóc định kỳ cho cây, 2 ngày tưới nước 1 lần và bón phân lân hàng tháng.
  • Cây thiết mộc lan có sức sống tốt, ít bị sâu bệnh, chỉ cần chăm sóc và theo dõi thường xuyên.
Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có khả năng khử độc gây ra bởi hiệu ứng nhà kính mang lại bầu không khí trong lành. Ảnh Internet

2.6. Cây ngũ gia bì

  • Theo quan niệm ngày xưa thì cây ngũ gia bì đem lại sự trường thọ, may mắn.
  • Hơn thế nữa loại cây này còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ trong y học. Nhánh lá xanh của ngũ gia bì có khả năng hấp thụ nhiều loại khí độc, xua đuổi muỗi. Chính vì vậy, ngũ gia bì luôn nằm trong danh sách những loại cây trồng trước nhà được nhiều gia đình lựa chọn nhất, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
  • Còn trong phong thủy, cây ngũ gia bì mang ý nghĩa của sự trường thọ, may mắn.

Cách chăm sóc ngũ gia bì:

  • Cũng là loại cây ưa sáng nên trồng ngũ gia bì cần lựa chỗ có thể hứng nhiều ánh sáng. Không bị che khuất bởi những cây cao lớn khác.
  • Cây không chịu được đất ẩm ướt, ngập úng nên cần chú ý tưới nước với lượng vừa đủ, có thể 2 ngày tưới nước một lần cho cây.
  • Lân và Kali là hai loại phân bón thích hợp cho ngũ gia bì. Khoảng 25 – 30 ngày tưới 1 lần theo tỉ lệ Lân : Kali là 1 : 1.5 và tưới đẫm. Khi cây có hiện tượng vàng lá, héo úa có thể tưới thêm Dinamic để cây chóng hồi phục.
trồng cây trước nhà
Cây ngũ gia bì đem lại sự trường thọ, may mắn cho gia chủ. Ảnh Internet

2.7. Nên trồng cây vạn niên thanh trước nhà

  • Hình dáng thân cây vạn niên thanh uốn lượn mềm lại. Trồng vạn niên thanh trước nhà sẽ tạo nét đẹp bình yên, nhẹ nhàng cho những mọi người.
  • Đối với sức khỏe, cây vạn niên thanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc, trị suy nhược cơ thể. Cây còn khả năng như một máy lọc khí, có khả năng hấp thụ một số loại khí độc có trong tự nhiên.
  • Vạn niên thanh mang lại sung túc cho gia chủ, sự hòa hợp trong hôn nhân và lời chúc sống thọ, sống lâu.

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh:

  • Vạn niên thanh có thể tích nước ở thân và lá nên vấn đề về nước không quá quan trọng. Có thể tưới nước 2 lần/ tuần và mỗi lần tưới đủ ẩm 1/2 đất.
  • Nên trồng cây ở nơi tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa. Hứng được ánh sáng vào buổi sáng và chiều tối.
  • Cây phát triển nhanh, tốt ở nơi đất mùn có nhiều dinh dưỡng, có độ thoáng khí.
nên trồng cây gì trước nhà
Vạn niên thanh với dáng thân leo mềm mại giúp ngôi nhà trở nên thư thái. Ảnh Internet

Trồng cây trước cổng nhà vì vấn đề phong thủy là vô cùng quan trọng. Vì thế, để hạn chế mang tới những xui xẻo cho gia đình, bạn buộc phải nghiên cứu kĩ nên trồng cây gì trước cổng nhà trước lúc quyết định trồng một loại cây nào đó. Chuyên mục Mẹo vặt chúc các bạn có 1 ngôi nhà vừa đẹp vừa hợp phong thủy, đem đến nhiều may mắn tài lộc!

Tuyến Đinh tổng hợp