Có nên trồng xương rồng trong nhà không và trồng ở đâu tốt?

Hầu hết mỗi loại cây cối đều mang tới cho ngôi nhà của chúng ta những giá trị phong thủy riêng. Xương rồng là một trong những loại cây nằm trong số đó, chúng không chỉ có tác dụng trang trí mà còn mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về những nguyên tắc, cũng như lưu ý trong việc trồng xương rồng trong nhà để loài cây này có thể phát huy được hết giá trị của mình.

Tổng quan về cây xương rồng

Ảnh 1: Xương rồng là loại cây được rất nhiều người yêu thích
Ảnh 1: Xương rồng là loại cây được rất nhiều người yêu thích

Xương rồng là loại cây phong thủy được rất nhiều người yêu thích. Có rất nhiều loại xương rồng như: Xương rồng bát tiên, xương rồng ngọc bích, cây sen đá, xương rồng cầu vồng,… mỗi loại đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng biệt.

  • Tên thường gọi: Cây xương rồng
  • Tên khoa học: Euphorbia antiquorum L
  • Thuộc họ: Cactaceae
  • Nguồn gốc: Những cây xương rồng đầu tiên được phát hiện ra tại những vùng sa mạc rộng lớn ở Châu Mỹ. Sau đó, người ta cũng tìm ra những loài xương rồng khác ở những khu rừng nhiệt đới, chúng thường mọc trên những cành cây. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loài cây này nhân rộng nhờ các loài chim di cư mang đi.
  • Đặc điểm hình thái: Cây xương rồng là loại cây chịu hạn tốt, lá cây tiêu biểu biến thành gai để thích nghi với các môi trường sống. Thân cây có màu xanh lục và mọng nước có thể phát triển thành cây lớn hoặc từng bụi. Hoa xương rồng mọc đối xứng 2 bên và trải dài từ trên xuống dưới ở trên thân cây. Hoa có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt với sắc tím, cam, đỏ, hồng,…

Có thể bạn quan tâm: Theo Bạn, Có Nên Trồng Cây Ngâu Trước Nhà Không?

Có nên trồng xương rồng trong nhà không?

Ảnh 2: Xương rồng không phải là loài cây thích hợp để trồng trong nhà
Ảnh 2: Xương rồng không phải là loài cây thích hợp để trồng trong nhà

Cây xương rồng mang ý nghĩa biểu trưng cho sự kiên cường, vươn lên mọi khó khăn, thể hiện lòng kiên trì, tinh thần dũng cảm của con người. Đồng thời, loài cây này còn mang ý nghĩa của tình yêu mãnh liệt, bền chặt, cùng nhau vượt qua mọi chông gai.

Nhưng theo quan niệm phong thủy, dù xương rồng là loài cây mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống thì đây cũng vẫn là loài cây không thích hợp để sử dụng trang trí trong nhà. Vì những lý do sau đây:

  • Người ta thường nói “hình nào khí đấy”, với những loài cây xanh tốt, vươn cao sẽ mang đến cho bạn nhiều sinh khí, tiền tài may mắn. Còn ngược lại, những cây có hình tháp thấp, xù xì, gai góc sẽ mang đến nhiều ám khí. Làm cho con đường sự nghiệp, công danh của gia chủ phát triển không thuận lợi.
  • Theo các chuyên gia phong thủy, trồng xương rồng trong nhà không tốt bởi vấn đề lớn nhất của chúng là những chiếc gai. Gai nhọn lại mang nhiều sát khí, nếu xương rồng trong nhà chĩa gai vào người sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gia chủ.
  • Bởi vậy, khi trồng xương rồng ở trong nhà, chúng ta cần hết sức lưu ý đến việc lựa chọn vị trí thật kỹ lưỡng. Nếu không nắm rõ những lưu ý đó, bạn sẽ gặp phải không ít rắc rối để lại hậu quả khôn lường.
Xem thêm  Cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà, dân không chuyên vẫn làm được
Ảnh 3: Cần lựa chọn vị trí trồng xương rồng trong nhà thật kỹ lưỡng
Ảnh 3: Cần lựa chọn vị trí trồng xương rồng trong nhà thật kỹ lưỡng

Khi tìm hiểu về việc trồng cây xương rồng, bạn nên lưu ý những vị trí nên tránh sau đây:

  • Phòng khách: Đây là nơi thoáng mát, hội tụ sinh khí, là nơi để các thành viên trong gia đình thư giãn, nghỉ ngơi. Chính vì vậy, việc để cây xương rồng trong phòng khách là một điều không nên làm, bởi những chiếc gai của loài cây này sẽ làm mất đi nguồn năng lượng tốt của gia chủ.
  • Bàn làm việc: Không nên trồng cây xương rồng trên bàn làm việc hay cạnh máy tính vì điều này sẽ làm cho công việc của chúng ta gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Ngoài ra, còn làm cho người lãnh đạo thiếu minh mẫn, sáng suốt trong quyết định mọi công việc.
  • Phòng ngủ: Chúng ta không nên trồng xương rồng trong nhà, lại càng không nên trồng chúng trong phòng ngủ. Đây là một điều cấm kỵ bởi ám khí của gai xương rồng sẽ khiến cho vợ chồng mâu thuẫn, bất hòa, không bao dung, nhường nhịn lẫn nhau. Bởi trong trường hợp này, gai xương rồng mang ý nghĩa đối đầu, ăn miếng trả miếng.
  • Văn phòng: Khi đặt xương rồng trong văn phòng làm việc sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn khó phát triển thuận lợi, dễ gây ra những thất thoát trong công việc. Đây còn là điềm báo xấu khiến những người lãnh đạo, đứng đầu doanh nghiệp không sáng suốt, minh mẫn.
Ảnh 4: Đặt xương rồng trong phòng ngủ sẽ gây bất hòa cho vợ chồng
Ảnh 4: Đặt xương rồng trong phòng ngủ sẽ gây bất hòa cho vợ chồng

Nên trồng cây xương rồng ở đâu là tốt nhất?

Nếu biết lựa chọn vị trí trồng cây hợp phong thủy thì loài cây này sẽ mang đến cho gia chủ những điều may mắn, làm ăn phát triển, thuận lợi. Theo đó, xương rồng sẽ phù hợp và nên trồng ở những vị trí sau:

Xem thêm  Cây Lộc Vừng

Trồng trước cửa, cổng nhà

Ảnh 5: Trồng xương rồng trước cửa, cổng nhà giúp gia chủ xua đuổi được nhiều tà khí
Ảnh 5: Trồng xương rồng trước cửa, cổng nhà giúp gia chủ xua đuổi được nhiều tà khí

Theo quan niệm từ xưa tới nay, việc trồng cây xương rồng trước cửa, cổng nhà sẽ giúp gia đình xua đuổi âm khí tốt, ngăn chặn những điều xấu, cũng như giúp cho gia chủ được bình an. Bên cạnh đó, trồng cây xương rồng ở vị trí này còn mang lại may mắn, thu hút vượng khí, tài lộc cho gia đình.

Sân trước hoặc sau nhà

Ảnh 6: Xương rồng trồng sau nhà sẽ giúp gia chủ tránh được nhiều bệnh tật
Ảnh 6: Xương rồng trồng sau nhà sẽ giúp gia chủ tránh được nhiều bệnh tật

Vì bề ngoài của xương rồng gai góc được ví như lính canh gác, bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Nên việc trồng xương rồng ở sân trước hoặc sau nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi được tà khí, tránh được nhiều bệnh tật, phòng những kẻ trộm cắp, tiểu nhân,… Vì vậy, người cho rằng trồng xương rồng ở vị trí này là rất tốt.

Ngoài ra, đối với những căn nhà có hướng Tây Bắc, đây là một hướng xấu nên nếu đặt xương rồng ở trước cửa nhà sẽ giúp hóa giải được những tà khí mà hướng này mang lại cho gia chủ. Đồng thời, nó còn mang tới những điều may mắn, tài lộc và vượng khí cho các thành viên trong gia đình.

Ban công, sân thượng

Ảnh 7: Góc ban công được trang trí bằng cây xương rồng mang đến nhiều may mắn
Ảnh 7: Góc ban công được trang trí bằng cây xương rồng mang đến nhiều may mắn

Vị trí này cũng mang tới tác dụng giống như 2 vị trí phía trên. Giúp cho gia chủ bảo vệ được ngôi nhà của mình khỏi những điều đen đủi, xấu xa từ phía ngoài ập vào. Đồng thời, giúp cho những thành viên trong gia đình có được tài lộc, thịnh vượng và tránh được nhiều bệnh tật.

Phòng tắm

Ảnh 8: Trang trí phòng tắm bằng những cây xương rồng dễ thương
Ảnh 8: Trang trí phòng tắm bằng những cây xương rồng dễ thương

Khi đặt những chậu xương rồng trong phòng tắm vừa giúp trang trí cho phòng tắm thêm đẹp mắt, vừa giúp tiêu diệt những tà khí cũng như năng lượng xấu. Tuy nhiên, nếu bất cẩn bạn có thể bị thương do gai của xương rồng, vì vậy hãy đặt ở những vị trí cao, không gây vướng víu trong quá trình sử dụng không gian.

Những lưu ý khi trồng cây xương rồng

Trong phong thủy, ý nghĩa của xương rồng rất lớn, nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này để trang trí cho không gian sống. Việc bạn trồng cây xương rồng trong nhà, hay sử dụng chúng làm cây trang trí nội thất,… sẽ mang tới những điều không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc cũng như tài lộc của bạn.

Bản mệnh phù hợp

Ảnh 9: Trồng xương rồng cần phải xem bản mệnh phù hợp để tránh những điều xui rủi
Ảnh 9: Trồng xương rồng cần phải xem bản mệnh phù hợp để tránh những điều xui rủi

Cây xương rồng được cho là hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy. Bởi vì cây thuộc hành Kim nên mang ý nghĩa tương hợp với mệnh Kim và tương sinh với mệnh Thủy. Những người mệnh này khi xương rồng trồng trong nhà sẽ mang tới những điều tốt cho bản thân. Nó sẽ giúp cho gia chủ hóa giải được những tà khí, tiêu trừ vận đen, tránh được những kẻ tiểu nhân, bội bạc, và đặc biệt là mang tới những điều may mắn, tài lộc cho chủ nhà.

Xem thêm  Ý nghĩa cây Huyết dụ trong phong thủy

Cách chọn cây xương rồng

Ảnh 10: Xương rồng bát tiên là một trong những loại xương rồng phổ biến nhất
Ảnh 10: Xương rồng bát tiên là một trong những loại xương rồng phổ biến nhất

Để trồng xương rồng trong nhà, bạn nên chọn những loại xương rồng nào vừa đẹp vừa dễ chăm sóc như: xương rồng sen đá, xương rồng bát tiên, xương rồng kim hổ, xương rồng khế bụi,… Vì xương rồng là loài cây vốn dĩ rất dễ chăm sóc và thích nghi rất tốt, nên chúng ta sẽ không cần quá kỹ lưỡng khi chọn cây. Nên chọn cây nào phù hợp với vị trí đặt và tùy theo sở thích của mỗi người.

  • Loại cây xương rồng phổ biến: Xương rồng bát tiên, ngọc bích, cầu vồng, Astro, thạch trụ thiên, Echino, thanh sơn, xương rồng trứng chim Xương rồng bóng vàng, hồng ngọc,…
  • Cách trồng cây xương rồng: Khi trồng cây xương rồng cần đảm bảo đất đầy đủ dưỡng chất, tơi xốp, thoáng khí. Nếu không mua được đất, sỏi trồng xương rồng, bạn có thể trồng cây bằng tro, mùn cưa, trấu hun,… Có 2 hình thức trồng cây xương rồng, đó là trồng bằng hạt và trồng bằng nhánh, thân.

Có thể bạn quan tâm: Cách tính đòn tay nhà 2 mái theo phong thủy bạn cần biết

Cách chăm sóc cây xương rồng

Cây xương rồng không cần nhiều nước vẫn có thể sống, tuy nhiên để cây phát triển mạnh và chống sâu bệnh hại, bạn nên thường xuyên tưới nước. Cây thiếu nước sẽ bị giảm sức đề khác, kém phát triển, dễ bị bệnh. Xương rồng rất ưa ánh sáng, nên đặt cây ở ban công, sân thượng, nơi có nhiệt độ từ 15 – 28 độ C.

Cây không nên để trong nhà lâu ngày, những nơi thiếu ánh sáng. Vì những cây này lâu ngày đem ra phơi nắng sẽ bị cháy cây, bị đen hoặc nám vàng.

Bài viết chia sẻ về việc có nên trồng xương rồng trong nhà hay không và những lưu ý khi trồng cây xương rồng. Do nội dung chủ yếu mang tính chất tham khảo, để biết được chính xác bạn nên tham gia tư vấn trực tiếp tại các chuyên gia trong lĩnh vực này.