Kỹ thuật trồng cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao

1. Thời vụ trồng.

– Tùy đặc điểm khí hậu của từng khu vực, diễn biến thời tiết mà lựa chọn thời vụ trồng cho thích hợp.

– Thời vụ trồng thích hợp là thời vụ có các điều kiện thuận lợi nhất cho việc trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sả. Vì vậy, lựa chọn thời vụ thích hợp là công việc rất quan trọng. Nước ta, hai miền Nam và Bắc có 2 kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Vì vậy thời vụ trồng sả cũng khác nhau.

1.1. Thời vụ trồng ở miền Bắc.

– Miền Bắc có 2 thời vụ trồng, vụ tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, 3) và vụ thu (tháng 8, 9).

– Vụ xuân có điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho tép sả đâm chồi, do đó giảm bớt tỷ lệ chết. Hơn nữa, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sả ở giai đoạn đầu rất thuận lợi. Những nơi ít rét và đủ ẩm độ, có thể trồng sớm hơn (từ tháng 1 đến tháng 3).

– Vụ thu (tháng 8, 9): Vụ này, nhiệt độ và ẩm độ giảm, vì vậy cây sả phát triển kém hơn vụ xuân, do đó năng suất thấp hơn.

1.2. Thời vụ trồng ở miền Nam.

– Miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa.

2. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật

– Nếu khai hoang đất thì cần tiến hành khai hoang sớm vào đầu mùa khô ở miền Nam, thu đông và đông ở miền Bắc.

2.1. Mục đích, yêu cầu

– Làm đất dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ trên mặt đất.

– Hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi, cỏ dại tạo điều kiện thuận lợi cho cây sả sinh trưởng, phát triển tốt.

– Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất dốc.

– Tuỳ theo đặc tính của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng mà chọn phương pháp xử lý sao cho triệt để nhất.

2.2. Chuẩn bị

2.2.1. Dụng cụ

– Dụng cụ: Dao phát, búa, cưa, thước dây….

– Các dụng cụ này được mài dũa và bảo dưỡng trước khi sử dụng.

2.1.2. Bảo hộ lao động

– Quần áo, mũ, găng tay, giầy.

2.3. Trình tự các bước dọn cỏ dại và tàn dư thực vật.

– Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức. Nếu sườn dốc quá dài thì chừa lại những băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng từ 6 – 10m; băng chặt rộng 50 – 60 m để trồng cây.

* Quy trình phát dọn cỏ dại và tàn dư thực vật

Xem thêm  Cây trắc đỏ. Cây lấy gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhất 2022

Bước 1: Phát cỏ dại và tàn dư thực vật

– Phát trắng hoặc phát theo băng, băng chừa rộng 6 -10m, băng chặt rộng 50 – 60m.

– Đánh dấu đúng vị trí băng chặt, băng chừa đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết.

– Chặt sát gốc cây rồi vận chuyển ra vị trí quy định.

– Thực bì được xử lý trước khi trồng 15 ngày.

Bước 2: Thu dọn cỏ dại, tàn dư thực vật và đốt

– Làm băng cản lửa trước khi đốt. Băng cản lửa rộng 5 – 10 m.

– Đốt vật liệu đã khô trước khi trồng 15 ngày.

– Thu gom vật liệu chưa cháy hết thành đống song song với đường đồng mức.

3. Làm đất.

– Mục đích của làm đất: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất.

– Có 2 phương pháp làm đất trồng sả là làm đất toàn diện và làm đất cục bộ.

3.1. Làm đất toàn diện.

3.1.1. Điều kiện áp dụng.

– Với những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thấp dưới 200.

– Lượng mưa không quá lớn và không tập trung.

3.1.2. Đặc điểm làm đất toàn diện.

– Làm đất toàn diện có tác dụng cải tạo lớp đất mặt giữ ẩm cho đất.

– Tiêu diệt hầu hết cỏ dại nhưng dễ bị xói mòn

3.1.3. Trình tự các bước làm đất toàn diện.

– Cày theo đường đồng mức, cày sâu 20 – 25cm, không bị lỏi đất.

– Bừa kỹ, đất nhỏ, san phẳng mặt đất.

– Phơi khô đất.

– Lên luống:

+ Yêu cầu với luống trồng sả: Luống trồng sả phải đạt được những yêu cầu sau:

Thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây.

Tiết kiệm đất.

Thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, thu hoạch.

+ Luống rộng khoảng 1,2 – 1,4m, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 30 – 40cm. Mặt luống không trũng ở giữa đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Ở giữa các đầu luống nên cắm cọc để khi kéo dây tưới không làm dập nát cây giống.

+ Với những nơi có địa hình dốc, lên luống theo đường đồng mức. Sau khi lên luống, có thể rạch hàng hoặc bổ hố để trồng.

– Rạch hàng:

+ Trên mỗi luống rạch hai hàng. Mỗi hàng rộng 15 cm, sâu 15cm.

+ Hàng song song với chiều dài luống.

+ Mỗi hàng cách nhau khoảng 0,8 – 1 m.

+ Có thể rạch hàng bằng thủ công hoặc rạch bằng máy tùy thuộc địa hình và tùy thuộc điều kiện gia đình.

+ Hàng song song với mép luống.

Trồng cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trồng cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao

– Cuốc hố:

Xem thêm  Cây Ngọc Ngân thủy sinh trong nước giá chỉ 155k

+ Xác định mật độ, khoảng cách: Tùy thuộc vào loại đất và mức độ thâm canh mà xác định khoảng cách cho phù hợp. Với đất có độ phì cao, thâm canh cao thì cuốc hố với khoảng cách 120cm x 40cm, mật độ khoảng 20.800 hố/ha. Với đất có độ phì trung bình, thâm canh vừa phải, trồng với khoảng cách 80cm x 50cm, mật độ 25.000 hố/ha. Hình 2.5: Cuốc hố trồng Với đất ít màu mỡ, khí hậu ít thuận lợi, trồng với khoảng cách 70cm x 50cm, mật độ khoảng 28.600 hố/ha.

3.2. Làm đất cục bộ (làm đất theo băng):

3.2.1. Điều kiện áp dụng.

– Những nơi có độ dốc tương đối lơn.

– Những nơi có mưa lớn và mưa tập trung.

– Mùa mưa.

3.2.2. Đặc điểm làm đất cục bộ.

– Cỏ dại không được dọn sạch nên khó khăn trong công tác trồng và chăm sóc.

– Khả năng chống xói mòn cao.

3.2.3. Trình tự các bước làm đất theo băng.

– Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 150 cm, sâu 20 – > 30 cm. Sau đó, dọn sạch rễ cỏ dại, đặc biệt là cỏ tranh. Cày 2 lần. Lần 1, cày lật đất để diệt cỏ dại. Lần 2, cách lần 1 từ 15 – 20 ngày. Sau đó tiến hành phay đất, cho đất tơi, nhuyễn. Dọn sạch cỏ dại, nhất là rễ cỏ tranh.

– Bừa kỹ, để ải sau đó bừa lại.

– San phẳng mặt đất trước khi gieo trồng: Sau khi bừa, đất phải được san phẳng để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, sinh trưởng của cây.

– Lên băng: Mặt băng rộng 3 – 4 m. Chiều cao băng 18 – 20 cm. Rãnh rộng 30 cm để dễ chăm sóc và thoát nước khi mưa lớn.

– Rạch hàng: Tương tự như rạch hàng trên luống ở nơi có địa hình bằng phẳng.

– Cuốc hố: Cuốc hố thành hàng song song với đường đồng mức. Hố sâu 15cm, rộng 15cm. Khoảng cách giữa các hố và các hàng được xác định tương tự như phương pháp làm đất toàn diện.

4. Bón lót

4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu.

4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ.

– Dụng cụ chuyển phân bón: Bộ quang và đòn gánh hoặc xe rùa hoặc xe chuyên chở khác.

– Dụng cụ chứa phân để rải đều ra hố hoặc rãnh trồng.

4.1.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu.

Để bón lót cho 1ha đất trồng sả cần:

– Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn

– Lân xanh: 100kg.

– 500 – 600kg vôi (vôi có thể ở dạng vôi lả, bột đá vôi…)

4.1.3. Cách bón.

– Để đảm bảo tính chất của các loại phân bón, nên bón vôi riêng rẽ và bón trước khi trồng ít nhất 7 ngày.

Xem thêm  Cây vả - Cách trồng và chăm sóc cây vả

+ Cách bón vôi: Rải đều ra mặt luộng. Cần lưu ý: Nếu bón vôi bột thì phải vãi vôi vào ngày lặng gió. + Với phân lân và phân hữu cơ: Nếu tự ủ phân thì nên trộn lẫn lân vào phân hữu cơ rồi ủ. Cách bón: Rải đều phân xuống rãnh hoặc hố trồng. Cũng có thể bón riêng từng loại phân: Rắc phân lân trước rồi rắc phân chuồng lên trên. Không nên rắc phân lân lên trên phân chuồng để đề phòng trường hợp lượng lân vương vãi trên đất dính bám lên hom sả, gây héo và thối hom.

5. Chuẩn bị giống.

– Nếu tự cung về nguồn giống thì cần tính toán diện tích vườn cung cấp giống trước khi trồng cho phù hợp.

– Nếu mua giống, cần phải chủ động điều tra trước về nguồn giống, giá cả giống để chủ động trong chuẩn bị kinh phí và kế hoạch trồng.

6. Cách trồng.

– Trước khi trồng, phủ một lớp đất mỏng 1 – 2cm lên trên phân bón để nhánh sả không bị thối.

– Đặt hom giống vào các hốc hoặc rãnh đã bổ sẵn, đặt nghiêng 30 độ so với mặt đất, lấp kín đất, nén chặt đất quanh gốc gốc sả ngập 4 – 5 cm. Yêu cầu đặt sâu, lấp nông, giậm chặt. Sau khi trồng dùng cỏ khô, rơm rạ, lá sả sau khi chưng cất tủ hai bên hàng cây để giữ ẩm.

7. Tưới nước.

7.1. Mục đích:

– Cung cấp đầy đủ nước cho cây sả để đảm bảo tỷ lệ sống sót, khả năng sinh trưởng đồng đều và cho tiềm năng năng suất cao.

7.2. Số lần tưới, lượng nước tưới, phương pháp tưới.

Sau khi trồng cần tưới nước ngay để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao.

– Số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết – khí hậu, loại đất, lượng tưới cho một lần,….

– Lượng nước tưới: Cây sả mới trồng, khả năng hút nước của rễ còn yếu, lượng nước mất đi do thoát hơi qua lá cũng ít.Vì vậy, lượng nước cần tưới cho mỗi lần thấp.

– Phương pháp: Tưới phun mưa, tưới rãnh. Lưu ý: Vì cây sả mới trồng, chưa có rễ bám hoặc ít rễ, diện tích phủ mặt đất rất thấp, đo đó khi tưới bằng hình thức phun mưa cần phải cẩn thận và nên sử dụng đầu phun dạng sương mù.

Nên tưới nước vào lúc trời mát hoặc nắng nhẹ. Nếu tưới lúc trời nắng to, có thể làm cho vườn sả bị chết hoặc ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.