Cây Tùng La Hán Giá Bao Nhiêu? Top 10 Các Loại Tùng La Hán Đẹp Nhất

Có rất nhiều loại cây cảnh thích hợp dùng để trang trí trong ngôi nhà của bạn. Một trong số đó phải kể đến cây Tùng La Hán được rất nhiều người lựa chọn bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của nó. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin về loại cây cảnh này nhé!

Thông tin về cây Tùng La Hán(Vạn Niên Tùng)

Cây Tùng La Hán có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, còn có tên gọi khác là vạn niên tùng thuộc họ thông tre. Đây là loại cây thân gỗ lâu năm, có tuổi thọ cao lên đến vài trăm năm. Lá Tùng La Hán quanh năm đều có màu xanh, hình dạng thuôn dài và thường mọc đối xứng hoặc mọc xen kẽ. Đặc điểm của loại cây cảnh này là khi càng nhiều năm tuổi gốc cây sẽ càng đẹp bở lượng rễ xù xì, đan xen nhau rất cổ kính.

Thông tin về cây Tùng La Hán(Vạn Niên Tùng)
Thông tin về cây Tùng La Hán(Vạn Niên Tùng)

Trồng Tùng La Hán sẽ giúp không gian sân vườn trở nên tươi mát, không khí trong lành hơn. Gia chủ sẽ cảm thấy bình yên, giải tỏa được những căng thẳng đang gặp phải trong cuộc sống. Một lý do nữa khiến khách hàng ưa chuộng loại cây này là vì nó có dáng đẹp, tán lá nhỏ, có thể uốn thành các hình dạng như ý thích của người chủ. Đây là một loại cây cảnh phù hợp với nhiều loại không gian và diện tích khu vườn khác nhau.

Tên gọi của cây Tùng La Hán xuất phát từ hình dáng quả nhìn rất giống các vị la hán trong chùa. Vốn được biết là một loại cây có thể trồng ở ngoài trời hoặc làm cây cảnh trong nhà đều phù hợp. Thế nhưng trước đây, khi loại cây này chưa phố biến tại châu Á mà chỉ có Nhật Bản và Trung Quốc có thì nó được mệnh danh là loại cây của giới thượng lưu. Chỉ những gia đình có quyền lực, địa vị giàu có mới có khả năng sở hữu loại cây cảnh này.

Ngày nay, Tùng La Hán được lan truyền, nhân giống trồng phổ biến tại nhiều nơi như Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, cũng nhờ vào những công nghệ nhân giống mà giá thành cây hạ thấp và loại cây cảnh này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó thì còn nhờ vào việc cây dễ thích nghi, sinh trường trong môi trường khắc nghiệt nên có tuổi thọ rất cao.

Đặc điểm của Tùng La Hán

Đặc điểm của Tùng La Hán
Đặc điểm của Tùng La Hán

Có khá nhiều loại Tùng La Hán và chúng được phân biệt với nhau bằng kiểu dáng cây hoặc dáng lá. Là một loại cây thân gỗ có sức sống bền bỉ, mãnh liệt nên ở trong tự nhiên Vạn Niên Tùng có thể cao 10 – 15m. Đối với những cây được chọn làm cây cảnh trồng trong chậu thì sẽ là loài cây chỉ cao khoảng từ 2 – 4m.

Thân cây thuộc dạng gỗ nên vỏ ngoài có màu nâu và khá sần sùi kèm theo nhiều vết nứt ngang dọc có thể tạo thành vảy trên thân. Dù nghe mô tả có vẻ hơi xù xì nhưng thực chất thân cây rất rắn chắc và khỏe khoắn. Với những cây chọn làm cảnh thì hầu hết là dáng đẹp và có thể uốn, giữa thế tốt kèm theo tuổi thọ lâu dài.

Cành Vạn Niên Tùng thường xếp thành những tầng ngang trải dài và rộng ở phía dưới. Càng lên cao thì tán cây sẽ thu hẹp lại có hình rất giống một chiếc ô. Đây chính là một trong những điểm thu hút của loại cây cảnh này khiến người sành chơi cây cảnh lựa chọn. Với những cây càng non, cành sẽ càng dễ uốn tạo kiểu hơn, cấu trúc hình chúp nón cũng giúp sáng tạo ra nhiều thế cây đẹp và lạ.

Lá cây vạn niên tùng thường chỉ dài từ 5 - 7 cm có hình kim nhỏ thuôn dài
Lá cây vạn niên tùng thường chỉ dài từ 5 – 7 cm có hình kim nhỏ thuôn dài

Lá cây vạn niên tùng thường chỉ dài từ 5 – 7 cm có hình kim nhỏ thuôn dài, nhọn và thưa xen kẽ. Khi cây còn non, lá thường có màu xanh nõn chuối nhưng đến độ trưởng thành thì sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Nhưng cũng còn tùy vào hoàn cảnh sinh trưởng, chăm sóc, chất dinh dưỡng cung cấp mà lá cây có độ dài và màu sắc khác biệt. Còn một điểm thú vị nữa là lá cây thay khá chậm, nhiều khách hàng thắc mắc không thấy cây thay lá thì 5 năm cây mới thay lá một lần.

Thêm một bộ phận của cây mà nhiều người thắc mắc đó là hoa Tùng La Hán. Nếu có cơ hội thấy cây ra hoa, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của nó với mày trắng thuần khiết. Và lưu ý có sự khác biệt giữa hoa đực và hoa cái về hình dáng và vị trí mọc. Nếu hoa đực có hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành thì hoa cái có lá bắc và phần lá nõn sẽ dính vào với nhau.

Sau khi đơm hoa thì chắc chắn cây sẽ kết trái vào thời điểm tháng 11, tháng 12 âm lịch. Phần vỏ của quả sẽ có nhiều mắt nhọn lởm chởm như một cách cấu tạo để bảo vệ phần bên trong. Bên cạnh đó thì khi chưa chín quả sẽ có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi chín già.

Một số ưu điểm khiến cây tùng la hán được ưa chuộng

Một số ưu điểm khiến cây tùng la hán được ưa chuộng
Một số ưu điểm khiến cây tùng la hán được ưa chuộng
  • Trong điều kiện khí hậu ấm áp, mát mẻ thì cây sinh trưởng rất tốt với tốc độ tương đối nhanh.
  • Loại cây này có thể dùng để nhân giống dễ dàng bằng nhiều phương pháp như canh quả rụng, chiết ghép cắt cành,…
  • Không chỉ mang lại sự mát mẻ cho sân vườn mà cây tùng La Hán còn giúp làm sạch môi trường xung quanh tạo cảm giác thư thái, thư thái, đầu óc minh mẫn hơn.
  • Cây có tuổi thọ lâu dài và ít bị bệnh nên giảm được rất nhiều chi phí cũng như thời gian chăm sóc.
  • Có thể trồng trong những khu vườn có diện tích nhỏ hay trong nhà mà không sợ phải dọn lá rụng hay thiếu ánh sáng.
Xem thêm  Cây Nha Đam: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc chi tiết

Các loại tùng la hán đẹp được ưa chuộng

Nếu bạn có hứng thú và muốn chọn Vạn Niên Tùng làm cây cảnh trong nhà thì có thể tham khảo một số giống cây đẹp như sau:

Tùng La Hán lá dài

Tùng La Hán lá dài
Tùng La Hán lá dài

Loại Tùng La Hán đầu tiên phải kể đến là cây có dáng lá dài hay còn được gọi với cái tên La Hán Tùng. Đặc trưng của giống cây này là thân gỗ lớn, cành tỏa làm nhiều nhánh mọc dài đến mức thường rủ xuống. Từ lâu tại Nhật Bản và Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều loại cây này để làm cảnh trong công viên, đình chùa và vườn nhà. Hiện nay ở nhiều khu vực công cộng, khu vui chơi ở Việt Nam cũng đang sử dụng loại cây này để trang trí, cho bóng mát.

Tùn La Hán dáng trực

Tùng La Hán dáng trực
Tùng La Hán dáng trực

Cây Tùng La Hán dáng trực thuộc họ thông có hạt. Đặc điểm nhận dạng cây là dáng thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Thực tế được xếp vào loại cây tùng la hán là bởi hạt cây nằm trên đế mập nhìn rất giống tượng La Hán. Nghe đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ dáng cây này khá bình thường, không có gì đặc sắc. Nhưng từ xa xưa tại Trung Quốc đây là loại dáng cây hay gặp và xuất hiện nhiều trong các gia đình quyền lực, giàu có.

Tùng La Hán bonsai

Tùng La Hán bonsai
Tùng La Hán bonsai

Tiếp theo là dáng cây phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất trong giới cây cảnh. Cây Vạn Niên Tùng dáng bonsai thường được trồng trong chậu và tạo dáng từ khi cây còn non. Với kích thước của cây không quá lớn nên gia chủ có thể dễ dàng di chuyển, chăm sóc. Cây Bonsai là một cách thể hiện sự sáng tạo vô hạn của người trồng cây cảnh. Bởi không có một giới hạn nào trong cách tạo thế cây bonsai. Bạn có thể chọn các dáng đẹp như dáng thác đổ, dáng đứng, dáng ngang,… Điểm chung của loài cây này là kiểu dáng phóng thoáng, cuốn hút và mang một ý nghĩa rất riêng của chủ sở hữu.

Tùng La Hán dáng thác đổ

Tùng La Hán dáng thác đổ
Tùng La Hán dáng thác đổ

Nghe đến cái tên dáng thác đổ chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung ra được hình dáng của cây. Người nghệ nhân sẽ uốn nắn, tạo cho cây thế thác đổ từ phía trên xuống rất mềm mại. Trong phong thủy thì dáng uốn cây này có thể đem lại sức sống và sinh lực dồi dào cho người trồng. Ngoài ra thì cũng thể hiện được sự mạnh mẽ, uy phong của tự nhiên. Người xưa chơi cây cảnh thường ví dáng thác đổ như những bức tranh thủy mặc sống động về sông nước, thiên nhiên hùng vĩ.

Tùng La Hán dáng huyền

Tùng La Hán dáng huyền
Tùng La Hán dáng huyền

Thêm một dáng cây cũng hết sức đặc biệt nữa của cây Tùng La Hán đó là dáng huyền. Bạn có thể hình dung cây được đặt trong chậu, để trên một chiếc đế khá cao, lúc đó gốc cây sẽ nằm hoàn toàn ở trong chậu nhưng thân cây lại trườn xuống, đổ nghiêng xuống tới đáy chậu. Theo các chuyên gia phong thủy cây cảnh thì dáng huyền biểu thị sự kiên định, bất khuất dù gặp những khó khăn, thử thách hay bị vùi dập thì vẫn bám trụ kiên cường.

Tùng La Hán cổ thụ

Tùng La Hán cổ thụ
Tùng La Hán cổ thụ

Cây dáng cổ thụ chắc hẳn cũng không quá xa lạ với nhiều người yêu thích cây cảnh. Thông thường loại cây này nên đặt trong những không gian rộng lớn, có đủ diện tích cho cây phát triển. Bộ rễ và thân cây cổ thụ phát triển mạnh mẽ, tán cây cũng vương dài và ôm trọn cả không gian. Theo người xưa, cây tùng la hán cổ thụ biểu thị cho sức khỏe và sự trường thọ. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn loại cây này để trồng trong nhà mình.

Ý nghĩa của Tùng La Hán

Là một loại cây cảnh được ưa chuộng nên Tùng La Hán mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy theo góc độ cảm nhận và mục đích sử dụng của mỗi người mà nó sẽ mang một ý nghĩa riêng.

Ý nghĩa Tùng La Hán
Ý nghĩa của Tùng La Hán

Từ xưa, cây Vạn Niên Tùng vốn dùng để ngợi ca ý chí quân tử, thanh cao, nhã nhặn. Trong 4 loại cây mang ý nghĩa to lớn “ Tùng, Cúc, Trúc, Mai” thì cây Tùng được đặt ở vị trí đứng đầu. Điều này càng thể hiện ý nghĩa lớn lao mà loại cây này sở hữu. Cây Tùng đại diện chi những phẩm chất cao quý, tư thế đẹp và hiên ngang như trung thực, thẳng thắn, cứng cỏi khí thế. Dù gặp bao khó khăn, thử thách thì cây tùng vẫn thẳng đứng không hề xiêu vẹo.

Nhiều người còn quan niệm Vạn Niên Tùng sẽ đem lại an lành, phúc lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Dương khí toát ra từ cây sẽ góp phần xua đuổi tà khí và khí độc, đem lại vượng khí tốt, vận may về tiền bạc.

Đối với môi trường, cây tùng la hán góp phần thanh lọc không khí, hút bụi và loại bỏ độc tố. Khoảng sân vườn là nơi sinh hoạt thường xuyên của các thành viên trong gia đình nên việc này còn góp phần bảo vệ sức khỏe của con người.

Cây tùng la hán góp phần thanh lọc không khí
Cây tùng la hán góp phần thanh lọc không khí

Với đặc điểm là tuổi thọ cao, Tùng La Hán còn đại diện cho sự trường thọ, sức khỏe. Lá cây xanh tốt suốt 4 mùa mưa nắng cũng thể hiện sức sống, sinh lực cao kiên cường của loài cây này. Nhiều gia đình trồng cây này để cầu sức khỏe và trường thọ cho các thành viên. Ngoài ra, cây Tùng La Hán còn được dùng để tặng cho người lớn tuổi, những bậc bề trên vào dịp mừng thọ với ý nghĩa chúc sức khỏe cho người được tặng.

Người xưa còn có một niềm tin rằng Tùng La Hán là loài cây có linh khí, có khả năng cản gió độc, trừ tà. Bởi hình cây có quả hình thù như các vị la hán nên được coi như hiện thân của phật pháp, cứu độ chúng sinh. Chính vì thế mà ai sở hữu Tùng La Hán giống như có được tấm bùa hộ mệnh may mắn, bảo vệ bản thân và gia đình, giúp ngôi nhà trở nên thanh tịnh.

Xem thêm  Cây Si - Ý nghĩa Tác dụng Cách trồng và Chăm sóc - Xanh Bonsai

Kỹ thuật trồng, chăm sóc Tùng La Hán

Kỹ thuật trồng, chăm sóc Tùng La Hán
Kỹ thuật trồng, chăm sóc Tùng La Hán

Kỹ thuật trồng, chăm sóc Tùng La Hán đúng không phải là đơn giản mà tương đối hơi phức tạp. Với người đam mê, thích khám phá cây cảnh thì việc tạo ra cây Tùng La Hán đẹp, độc đáo thì không phải là chuyện khó.

Để được chậu cây Tùng La Hán ưng ý và có sức sống tuyệt vời. Người chơi cây khi chăm bón cần phải lưu ý tới những điều kiện tự nhiên như:

Về yếu tố nhiệt độ:

cây Tùng La Hán là cây có sức chịu hạn tốt. Nó thích hợp khí hậu nóng ẩm nhiệt độ từ 18 đến 25 độ C. Bên cạnh đó Tùng La Hán là cây chịu thời tiết lạnh kém nên vào mùa đông giá rét lá của cây thường cằn cỗi.

Đối với yếu tố đất trồng

Trồng Tùng La Hán
Trồng Tùng La Hán

cây Tùng La Hán thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tốt nhất thì người trồng nên để cho cây ở trên đất thịt. Mục đích khi bứng cây Tùng La Hán thì không bị rã bầu. Lưu ý khi giữ cây con trong bầu, người trồng có thể trộn thêm phân hữu cơ. Với tỉ lệ chiếm 20 – 30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu và 40-50% xơ dừa.

Đối với nước tưới

cây Tùng La Hán rất ưa nước, tuy nhiên cây thì không chịu được ngập úng. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây Tùng La Hán bạn cần chú ý điều này. Bạn nên lựa chọn chậu cây Tùng La Hán có lỗ thoát nước, đất trồng thì phải có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.

Yếu tố phân bón

để giữ cây Tùng La Hán ổn định mỗi lần bón phân bạn nên cần bón với liều lượng khá nhỏ. Bạn lưu ý bón hàm lượng nitơ cao sẽ giúp cây giữ lá tốt hơn. Điều đặc biệt bạn cần phải giữ được bộ lá chúng xanh tươi. Vì vậy khi bón phân bạn cần hết sức quan tâm tới bộ lá của chúng.

Để bón phân tốt nhất cho cây Tùng La Hán, bạn có thể liên lạc tới hỏi người trồng cây trước đó. Để có được cách bón phân Tùng La Hán tốt nhất. Ở mỗi vùng miền sẽ có thời tiết riêng, do đó kỹ thuật, chăm sóc cây Tùng La Hán cũng khác nhau.

Phương pháp trồng Tùng La Hán

Phương pháp trồng Tùng La Hán
Phương pháp trồng Tùng La Hán

Nói về kỹ thuật trồng cây bonsai Tùng La Hán người chơi cây có thể áp dụng theo 2 phương phá như sau:

Phương pháp giâm cành

Nếu người chơi cây áp dụng phương pháp này trong bầu đất thì sẽ rất thuận tiện cho việc trồng và chăm sóc cây cảnh. Cành Tùng La Hán dâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt điều kiện từ 15-20cm. Bạn nên đặt cây Tùng La Hán trong bóng râm tầm 30-45 ngày. Sau đó người chăm có thể đưa ra nắng, khi cây Tùng La Hán cao khoảng 80cm trở lên thì hẳn đem trồng xuống đất.

Phương pháp gieo hạt

Người chơi chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ khi đó thì hạt đã già. Lúc đó, người chăm cây nên tiến hành lấy quả Tùng La Hán và gieo toàn bộ chúng vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để chúng vào nơi có bóng râm và hãy nên giữ ẩm thường xuyên. Kể từ khi gieo hạt từ 1-2 tháng thì Tùng La Hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi cho cây Tùng La Hán cứng cáp và đem chúng ra ngoài trồng. Bạn có thể gieo hạt cây Tùng La Hán quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa xuân.

Hướng dẫn cách uốn Tùng La Hán

Hướng dẫn cách uốn Tùng La Hán
Hướng dẫn cách uốn Tùng La Hán

Bước 1

Đầu tiên, bạn muốn tạo tán và thế đẹp cho cây Tùng La Hán. Trước tiên, hãy bắt đầu làm sạch, làm gọn chúng. Bằng cách ngắt bỏ mọi đọt lá nhỏ của Tùng La Hán ở phần thân. Tiếp đó nên ngắt luôn các lá già Tùng La Hán và những chi thứ gập xuống dưới đất.

Ở bước này, bạn nên tiến hành tỉa để cây Tùng La Hán có độ thoáng khí. Và chú ý chỉ nên giữ lại những chi khỏe mạnh nhất khi tỉa chúng.

Bước 2

Muốn được thế bonsai đẹp, độc đáo nhất thì bạn hãy tiến hành bấm ngọn. Những đọt non của cây Tùng La Hán tương đối mạnh mẽ. Bạn nên bấm bỏ các ngọn vượt của cây Tùng La Hán cho đến vùng biên của lá.

Bạn chỉ nên cắt tỉa vào thời điểm cây vừa mới ra đọt non. Vì nếu cây Tùng La Hán không ra đọt non điều đó chứng tỏ cây đang phát triển không tốt. Kết quả là khi bạn áp dụng cách uốn tỉa Tùng La Hán sẽ khiến cây bạn thêm yếu đi hơn.

Bước 3

Qua các thao tác trên thì lúc này cành Tùng La Hán đã được gọn sạch. Tiếp đến, bạn hãy buộc dây chúng lại với nhau. Thông thường, người trồng cây sẽ sử dụng cỡ dây khoảng 1,5 mm buộc khắp các chi thứ của cành cây. Nhờ xếp chi trên cây Tùng La Hán tỏa đều, sẽ tạo điều kiện để cây Tùng La Hán phát triển một cách tốt nhất có thể.

Chỉ với 3 bước không quá khó thì bạn có thể hoàn thành tác phẩm uốn tỉa cây Tùng La Hán ngay tại gia. Bạn hãy tuân thủ những kỹ thuật trên chắc chắn rằng bạn sẽ có được một cây cảnh cây Tùng La Hán mang tính nghệ thuật cao tô điểm trong không gian sống thêm hoàn hảo.

Xem thêm  Cách chăm sóc cây cảnh bonsai đúng kỹ thuật cho cây phát triển tốt nhất

Lưu ý khi chăm sóc cây Tùng La Hán bị sâu bệnh

Những cây Tùng La Hán trồng rợp hay bị đen lá và thân, rễ. Bạn hãy đưa chúng từ từ ra ánh nắng rồi sang chậu. Tiếp theo bón phân Dinamic với điều lượng vừa phải. Đồng thời nên thay lá già và thân sạch dần ra. Đó là giai đoạn loai bỏ lớp địa y- rêu những vi khuẩn mốc bám ra khỏi cây thì bạn không có gì phải lo lắng nữa.

Lưu ý khi chăm sóc cây Tùng La Hán bị sâu bệnh
Lưu ý khi chăm sóc cây Tùng La Hán bị sâu bệnh

Bệnh 1: Bệnh mốc trắng rễ

Bệnh mốc trắng rễ đối với những cây để rợp hay bị bệnh này. Nó sẽ xuất phát từ nguyên nhân hệ đất không sạch sẽ, hoặc lý do từ lây từ cây khác. Từ đó chúng ta nên cạo hết lớp trắng bằng bàn chải mềm. Để chúng chỗ khô thoáng hoặc bạn có thể đến nhà thuốc mua những loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc diệt nấm. Sau đó, bạn nên cạo hết mốc trắng rồi bôi kĩ thuốc vào chỗ đó, cuối cùng để chúng chỗ thoáng là hết! Vì nấm mốc hầu hết khá sợ ánh nắng, Tùng La Hán khỏe trong chậu chịu nắng cực tốt.

Bệnh 2: Bệnh rệp trắng lá

Bệnh rệp trắng lá Tùng La Hán. Điều chú ý là bệnh này rất nguy hiểm đối với Tùng La Hán. Nhiều cây Tùng La Hán bệnh nặng có thể chết. Vì những con rệp trắng ký sinh lâu ngày trên Tùng La Hán chúng sẽ ăn hết đọt non, làm cây suy dần. Bạn nên tìm mua những loại thuốc diệt rệp hãng Đầu Trâu. Chúng là những loại có bọt sủi mạnh khi pha với nước phun dần vào bông Tùng La Hán thì chúng sẽ tự khắc hết dần.

Bệnh 3: Thối rễ

Bệnh thối rễ ở Tùng La Hán, nếu lá non đang ra thì cây Tùng La Hán đang phát triển còn tốt. Bạn chỉ cần cắt tiệt rễ thối, sau đó trồng lại như trên là được. Khi chúng nặng quá bạn mới cần đến sự hỗ trợ thuốc phục hồi dần.

Tùng La Hán giá bao nhiêu?

Tùng La Hán giá bao nhiêu?
Tùng La Hán giá bao nhiêu?

Với Tùng La Hán thì trên thị trường có rất nhiều mức giá khác nhau để bạn tham khảo. Có thể nhiều cây vài triệu, nhưng cũng có khi cây Tùng La Hán lên đến giá vài chục, vài trăm. Cũng có thể nó lên đến vài tỷ cho giá của một cây Tùng La Hán. Để dễ dàng xác định giá trị của cây bonsai Tùng La Hán, người chơi thường dựa vào những yếu tố sau đây:

Tuổi đời: giá cây thường là tỉ lệ thuận với tuổi đời của chúng. Bởi Tùng La Hán chủ yếu được trồng làm cảnh bonsai. Vì thế chúng có tuổi đời lâu năm thì vỏ cây Tùng La Hán sẽ càng sần sùi. Chúng tạo nên vẻ huyền bí, cổ kính và uy nghi cho thế cây Tùng La Hán. Bên cạnh đó, có những cây Tùng La Hán Nhật tuổi đời chỉ tầm mấy tháng hay thường là vài năm thường thì giá sẽ không quá cao. Chúng chỉ khoảng từ vài triệu đồng, còn những cây khoảng từ 20-50 hay 100 tuổi thì giá của chúng sẽ lên đến hàng tỷ đồng.

Thế và dáng của cây Tùng La Hán: điều mà bất kỳ ai có thú vui chơi cây cảnh đều quan tâm đặc biệt tới thế cây Tùng La Hán bonsai. Mỗi dáng riêng của từng cây bonsai hàm ý riêng và có những giá trị khác nhau. Tùy thuộc vào thẩm mỹ của từng người chơi để định giá cho cây Tùng La Hán. Đối với những thế cây bonsai Tùng La Hán độc đáo đẹp, mức giá của chúng cũng không hề nhỏ. Vì thế rất khó để người chơi đánh giá chính xác giá trị của cây Tùng La Hán này.

  • Giá Tùng La Hán loại lớn: 10.000.000đ – 20.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán Nhật: 100.000.000đ – 1.000.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán Đài Loan: 3.000.000đ – 50.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán dáng trực loại nhỏ: 3.000.000 – 5.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán dán trực cỡ lớn: 20.000.000đ – 30.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán dán trực huyền: 50.000.000đ – 100.000.000đ
  • Giá Tùng La Hán cổ thụ dáng hoành đường kính 40cm gốc: 100.000.000đ – 200.000.000đ

An Gia Quý – Cung cấp Tùng La Hán tại vườn

An Gia Quý - Cung cấp Tùng La Hán tại vườn
An Gia Quý – Cung cấp Tùng La Hán tại vườn

An Gia Quý Chuyên Cung cấp các dịch vụ mua bán Cây Xanh Ngoại Thất, Cây Tùng La Hán (Tùng Vạn Niên) với đa dạng kích thước, size từ to đến nhỏ. Hãy tới An Gia Quý, quý khách sẽ được tham khảo và tư vấn các dịch vụ về cây xanh chất lượng nhất, tốt nhất.

An Gia Quý cung cấp các loại cây xanh ngoại thất và phân phối cây xanh trên khắp cả nước. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tham quan chiêm ngưỡng từng khu mua bán cây Tùng La Hán tuyệt đẹp và giá phải chăng nhất. Bên cạnh đó cùng với đội ngũ nhân viên nhiều lâu năm, kinh nghiệm về cây xanh, cây cảnh. An Gia Quý sẽ mang đến các loại cây cảnh đảm bảo chất lượng, uy tín nhất cho quý khách hàng.

Trên đây là tổng quan về kỹ thuật, chăm sóc cây Tùng La Hán. Đây là loại cây bonsai đẹp độc đáo dễ trồng và dễ hầu như chăm sóc. Hơn thế nữa, cây Tùng La Hán có giá trị kinh tế rất cao. Bạn hãy chọn thêm cây Tùng La Hán vào bộ sưu tập vườn bonsai nhé.

Mọi thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ tư vấn hay bạn có nhu cầu thiết kế cảnh quan sân vườn, tiểu cảnh,… Thì hãy liên lạc qua hotline. Đội ngũ tư vấn tận tâm cùng chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu của chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi và yêu cầu của quý khách hàng. Với An Gia Quý, sự nhiệt huyết tận tâm và chất lượng tốt của sản phẩm tạo nên thương hiệu uy tín lâu dài.