CÓ NÊN CƯỚI TRONG KHI NHÀ CÓ TANG HAY KHÔNG? – TRẠI HÒM MARTINO

Đám cưới được xem là chuyện trọng đại của cả đời người nên có khá nhiều điều kiêng kỵ cần phải tránh. Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, tìm hiểu nhất là cưới khi nhà có tang được hay không? nếu không thì khi nào mới cưới được? Để có được câu trả lời chính xác nhất thì hãy tham khảo ngay trong bài viết hôm nay nhé!

CÓ NÊN CƯỚI KHI NHÀ CÓ TANG ĐƯỢC KHÔNG?

Để lễ cưới được diễn ra một cách êm xuôi, thành công nhất thì hai bên gia đình phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Phải xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ là khi nào, kế hoạch đám cưới sẽ ra sao? Nếu như đàng gái hoặc đàng trai xảy ra bất kỳ khúc mắc hay rắc rối gì thì phải cùng nhau bàn bạc và giải quyết để tránh những điều không mong đợi về sau.

Có nên cưới khi nhà có tang được không?

Có nên cưới khi nhà có tang được không?

Đám cưới được xem là ngày vui nhất trong đời của không chỉ cô dâu, chú rể mà còn cả gia đình của họ. Tuy nhiên, nếu không may, gần đến ngày cưới mà gia đình lại có tang thì phải làm sao? Có nên cưới khi nhà có tang hay không? Hay là phải hoãn đám cưới lại? Sau bao lâu thì mới được tổ chức lại. Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào 2 trường hợp sau đây:

Tang của ông bà, cha mẹ, anh em ruột

Theo quan niệm của ông bà ta từ trước đến nay, nếu nhà có tang thì nên kiêng kỵ tổ chức các cuộc vui, trong đó có đám cưới. Nếu như vẫn tổ chức đám cưới thì cặp đôi sẽ gặp phải nhiều thiệt thòi, không may mắn về sau. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo, việc kiêng cử hiện nay cũng đã rất thoáng khi mà người ta có thể áp dụng hình thức “cưới chạy tang”.

Xem thêm  Bó hoa cưới từ sen đá độc đáo cho cô dâu

Hình thức này sẽ được tiến hành khi mà người trong nhà sắp qua đời, hoặc mới mất nhưng chưa phát tang. Lúc này, đám cưới sẽ được tổ chức một cách nhanh gọn, không mời khách khứa, chỉ có hai bên gia đình nhà gái và trai mà thôi. Nếu là ông bà ngoại mới mất thì lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà trai, còn nhà cái chỉ thực hiện thắp hương đơn giản.

Có nên tổ chức đám cưới khi ông bà mất không

Có nên tổ chức đám cưới khi ông bà mất không

Cha mẹ, người thân bên đàn gái vẫn được phép tham dự lễ cưới hỏi bên phía nhà trai. Tuy nhiên, khi mở tiệc đãi khách thì nhà cô dâu chỉ nên cử từ 1 đến 2 người đại diện đến nhà chú rể mà thôi. Ngoài ra, bố mẹ của cô dâu cũng sẽ không phải là người đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ đến cô, chú, anh em ruột của bố cô dâu để làm lễ và dắt về nhà trai.

Khi làm lễ trước mặt bạn bè, người thân thì bố mẹ cô dâu cũng không được xuất hiện. Sau khi nghi lễ kết thúc thì có thể trao quà nhưng phải diễn ra nhanh chóng và rút về hậu trường ngay. Ngoài ra, số lượng nhà trai sang nhà gái ăn hỏi cũng phải hạn chế đến mức tối đa nhất.

Nếu như trong nhà có cha mẹ, anh em mất thì phương án tốt nhất là trì hoãn đám cưới. Nếu không thì vẫn có thể cố gắng tổ chức lễ cưới theo kế hoạch nhưng phải kiêng kỵ rất nhiều điều để tránh những điều xấu, không may mắn đến với cô dâu và chú rể.

Xem thêm  Marry Blog :: Tất tần tật những kiểu tạo dáng chụp hình cưới theo phong cách Hàn

Tang của cô dì chú bác, anh chị em họ

Nếu trong nhà cô dâu, chú rể có tang nhưng là tang của cô dì chú bác, anh chị em họ thì cũng nên trì hoãn lại đám cưới. Đây được xem là giải pháp tốt nhất để tránh những điều không may mắn diễn ra. Tuy nhiên, vẫn có thể sắp xếp để tổ chức được, nhưng phải kiêng kỵ nhiều thứ. Những người có liên quan đến người vừa mất sẽ không được phép tham dự buổi lễ cưới.

Sau khi đã hoàn thành lễ ăn hỏi và lễ cưới thì cả hai vợ chồng nên chuẩn bị thêm một khay đồ lễ, đến thắp hương và tỏ lòng thành với người vừa qua mất. Điều này cũng có nghĩa là báo cáo chuyện cưới xin với thành viên trong gia đình người đã mất. Vì họ là những người không được tham dự lễ cưới.

Tổ chức đám cưới như thế nào khi nhà có người thân mất

Tổ chức đám cưới như thế nào khi nhà có người thân mất

NHÀ CÓ TANG THÌ KHI NÀO MỚI TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI ĐƯỢC?

Như đã đề cập phía trên, nhà có ba mẹ hoặc anh chị ruột vừa mới mất thì nên kiêng tổ chức đám cưới. Nếu để tang ông bà nội, ông bà ngoại thì là 1 năm, còn với bố mẹ là 3 năm. Đây được xem là cách để giữ đạo hiếu, sự tôn kính với người đã khuất cũng như tránh sự dè bỉu, chê cười của những người xung quanh.

Xem thêm  Đặt tiệc cưới - tổ chức tiệc cưới hỏi trọn gói. - ĐẶT TIỆC TẠI NHÀ

Đám cưới là chuyện trọng đại của cả đời người, vì vậy nếu có thể thì hãy hoãn lại đám cưới khi trong nhà có người mất để tránh gặp phải những chuyện xui xẻo về sau. Nếu không thể trì hoãn thì vẫn có thể làm theo kế hoạch nhưng phải thực hiện đúng lễ nghi và tránh những điều kiêng kỵ. Tuy nhiên, việc chạy cưới này có thể không hưởng được niềm vui trọn vẹn từ gia đình.

Khi nào mới được tổ chức đám cưới khi nhà có tang

Khi nào mới được tổ chức đám cưới khi nhà có tang

Vậy bạn đã biết câu trả lời cho thắc mắc “ cưới khi nhà có tang có được hay không rồi đúng không”. Đám cưới là chuyện hệ trọng của cả đời người, vì thế nếu được thì hãy tránh những điều kiêng kỵ để tương lai về sau tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo tốt nhất cho mọi người.

=> Có thể gia đình quan tâm: Hướng dẫn cách làm cơm cúng cho người đã mất