Mâm ngũ quả đặt ban thờ ngày cưới ở ba miền Bắc-Trung-Nam?

Bên cạnh việc chọn lựa những bông hoa có ý nghĩa và phù hợp để cắm dâng lên ban thờ vào ngày cưới, thì chuyện bày mâm ngũ quả để dâng lên cũng là điều cần quan tâm đối với các gia đình.

Với mỗi vùng miền, việc bày trí và lựa chọn loại quả cũng có sự khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau. Hôm nay bài viết này chụp ảnh cưới Ely Wedding sẽ chia sẻ về mâm ngũ quả của ba miền Bắc – Trung – Nam và ý nghĩa của chúng nhé!

I. Tại sao lại phải có mâm ngũ quả đặt trên ban thờ vào ngày cưới?

Tại sao lại phải có mâm ngũ quả đặt trên ban thờ vào ngày cưới?
Tại sao lại phải có mâm ngũ quả đặt trên ban thờ vào ngày cưới?

Lí giải điều này chính là xuất phát từ phong tục trong các ngày lễ tết Việt Nam mình thường sẽ có một mâm ngũ quả ( gồm 5 loại quả khác nhau) được dâng lên ban thờ tổ tiên. Và vì vậy với ngày cưới – một ngày trọng đại, thì không thể thiếu điều này.

Việc dâng hoa và quả cùng một vài lễ vật trên ban thờ vào dịp quan trọng chính là cách để con cháu bày tỏ sự tôn kính, “uống nước nhớ nguồn” của con cái đối với ông bà tổ tiên dòng họ. Được lưu truyền và thực hiện từ bao đời nay.

II.Tại sao lại là “mâm ngũ quả”?

mâm ngũ quả đặt ban thờ ngày cưới

Người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn coi trọng và đề cao về vấn đề âm – dương, tín ngưỡng. Nên có rất nhiều ý nghĩa và quan niệm sâu sa liên quan đến tâm linh về vấn đề “mâm ngũ quả” này :

Theo quan niệm Phương Đông, thì “ Ngũ” có nghĩa là “năm”. Số 5 là tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ : Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Với 5 màu sắc khác nhau : “Kim” – màu trắng, màu sáng; “Thủy” – màu xanh da trời; “Hỏa” – màu đỏ; “Thổ” – màu vàng, màu nâu; “Mộc” – màu xanh lá cây.

Xem thêm  Bản vẽ thiết kế nhà hàng tiệc cưới - Tổng quan, tiêu chuẩn, bản vẽ

Bên cạnh đó, “số 5” cũng là đại diện về mặt tín ngưỡng tập quán của người Việt Nam. Trong Phật thì có “ngũ giới” – 5 quy định của đạo Phật. Trong Đạo thì có Đạo Khổng là “ngũ thường”; Đạo Lão là “ ngũ hành”.

Ngoài ra, con số “5” cũng tượng trưng cho 5 mong muốn về đời sống ấm no hạnh phúc của người dân Việt Nam, thường được gọi là “ngũ phúc lâm môn” bao gồm : Trường Thọ, Phú Quý, Khang Ninh, Hảo Đức, Thiện Chung.

Lý giải cho việc sự lựa chọn những lễ vật đặt lên ban thờ lại là các loại quả, chứ không phải thứ khác. Đó là vì các loại quả có múi, có hạt, hoặc theo chùm. Điều này tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống, hạnh phúc đầy đủ…

III. Mâm ngũ quả và ý nghĩa

Điểm chung giữa các vùng miền khi chọn mâm ngũ quả chính là tuân theo số lượng quả và màu sắc của mỗi loại quả. Nhưng chi tiết là quả gì và cách trang trí thế nào thì sẽ có sự khác nhau, dựa trên quan niệm riêng của từng vùng miền và đặc trưng văn hóa của mỗi nơi

1. Mâm ngũ quả của miền Bắc

Trong mâm ngũ quả để dâng lên ban thờ người miền Bắc thường lựa chọn các loại quả như : Chuối, Bưởi, Quýt, Phật thủ, Hồng xiêm, Đu đủ…

Cách bày trí : Nải chuối sẽ được đặt dưới cùng của mâm ngũ quả, quả bưởi hoặc phật thủ sẽ đặt bên trên nải chuối; những quả khác sẽ được sắp xếp xung quanh, quả quýt nhỏ sẽ được cài xen kẽ ở nải chuối… Sao cho tạo sự hài hòa về màu sắc và bố cục.

Xem thêm  Xem tuổi kết hôn đẹp nhất cho nam nữ tuổi Đinh Sửu 1997

2. Mâm ngũ quả của miền Nam

Ở miền Nam, mâm ngũ quả được quan tâm và bố trí kĩ lưỡng và kén chọn hơn. Không chỉ có ý nghĩa về loại quả, mà tên của chúng cũng phải hay, màu sắc phải thật tươi tắn..

Có những loại quả ở miền Bắc sẽ sử dụng, nhưng với người miền Nam thì họ lại kiêng không lựa chọn. Ví dụ như : chuối, lê, quýt, cam.. Lí do của việc này chính là ở cách phát âm và cách dịch từ ngữ của hai vùng miền có sự khác nhau.

Mâm ngũ quả của miền Nam thường được lựa chọn các loại quả mang ý nghĩa sum vầy, sung túc như : mãng cầu, quả dừa, quả sung, quả xoài, quả táo, nho…

Cách bày trí : như mình đã nói, người miền Nam họ khá kĩ tính về mâm ngũ quả dâng lên ban thờ vào ngày cưới. Nếu như miền Bắc sẽ là sự sắp xếp đơn giản hài hòa trong khay hoặc đĩa to, thì miền Nam họ sẽ trang trí một mâm ngũ quả theo hình tháp, hoặc những hình dáng cầu kì bắt mắt hơn.

➡️Tham khảo: Mâm quả hỏi theo phong tục miền Nam gồm những gì?

3. Mâm ngũ quả của miền Trung

Đối với người dân miền Trung, ý nghĩa và cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng rất đơn giản và nhẹ nhàng. Thường họ sẽ lựa chọn những loại quả có sẵn của địa phương.

Các loại trái cây được người miền Trung dùng trong mâm quả ngày cưới là : thanh long, trái thơm ( dứa), mãng cầu, dưa hấu, đu đủ, xoài, sung, quýt…

Xem thêm  Mâm quả cưới trái cây 02 - Thế Giới Trái Cây

Cách bày trí : Với quan điểm hướng đến sự đơn giản và không quá cầu kì, nên người dân miền Trung thường sắp xếp và trang trí những loại quả với màu sắc sao cho có sự hài hòa, hợp lý là được.

IV. Mâm ngũ quả trong những ngày lễ tết và ngày cưới có khác hay giống nhau?

Về điều này cũng sẽ là tùy theo những quan niệm và nền văn hóa tâm linh của mỗi vùng miền.

Như ở miền Bắc và Trung thì mâm ngũ quả của ngày cưới và các ngày lễ tết là giống nhau. Cách bày trí và các loại quả được lựa chọn đều mang những ý nghĩa giống nhau.

Còn ở miền Nam, họ sẽ có sự cầu kì hơn với mâm ngũ quả vào ngày cưới. Vì quan niệm đó là ngày vui, ngày đại Hỷ nên thường mâm ngũ quả ngày đó sẽ được lựa chọ những loại quả cao cấp hơn, cách trang trí cũng cầu kì hơn những ngày lễ tết khác.

Lời kết:

Với mỗi vùng miền, mâm ngũ quả sẽ mang những ý nghĩa và màu sắc khác nhau. Nhưng tổng quan lại thì vẫn sẽ đáp ứng những yêu cầu bắt buộc theo quan niệm chung của người dân Việt Nam từ xưa. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các phong tục và ý nghĩa của mỗi vùng miền trên đất nước ta. Nếu bạn đang muốn chụp ảnh cưới studio Hà Nội hãy liên hệ ngay với Ely Wedding để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí nhé!