Bưng quả trong lễ cưới hỏi và những điều bạn nên biết – webdamcuoi

Bưng quả là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Hãy cùng khám phá những điều thú vị của nghi lễ này ngay sau đây nhé.

Bưng quả là gì?

Một trong những phong tục truyền thống trong cưới hỏi của người Việt Nam không thể thiếu được đó chính là phong tục bưng quả. Tại nhiều địa phương, phong tục bưng quả còn có những tên gọi khác như bê tráp, bưng lễ.

Đội bưng quả là những người được chọn ra từ nhà trai và nhà gái với số lượng nhất định để tiến hành nghi lễ trao và nhận tráp trong lễ cưới hỏi.

Đội bưng quả nam của nhà trai sẽ tiến hành đem những lễ vật của nhà trai đã chuẩn bị sang bên nhà gái. Sau đó những lễ vật này sẽ được đội bưng quả của nhà trai trao cho đội bưng mâm quả nữ của nhà gái.

Phong tục bưng quả thường được thực hiện trong lễ ăn hỏi. Tuy vậy, hiện nay các nghi lễ cưới hỏi đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Chính vì vậy, lễ hỏi và lễ cưới đã được mọi người kết hợp lại và thực hiện luôn vào cùng 1 ngày, đó cũng chính là ngày đám cưới. Do đó lễ bưng quả cũng được thực hiện luôn trong ngày cưới.

Đội bưng quả họ gồm những là ai?

Đội bưng quả của nhà trai

Đội bưng quả của nhà trai bao gồm những nam thanh được tuyển chọn từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của chú rể. Đội này chỉ bao gồm nam giới và là những người nhỏ tuổi hơn chú rể và chưa lập gia đình

Đội bưng quả của nhà gái còn được gọi là đội nhận tráp của nhà gái

Tương tự như đội bưng mâm quả của nhà trai, đội nhận mâm quả của nhà gái là những cô gái được chọn ra từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của cô dâu. Đội nhận mâm quả của nhà gái chỉ bao gồm nữ giới. Họ là những người nhỏ tuổi hơn cô dâu và chưa lập gia đình.

Em gái có được bưng mâm quả cho chị gái không?

Theo phong tục truyền thống của người Việt thì những người bưng mâm quả là con trai chưa vợ và nhỏ tuổi hơn chú rể. Đội đỡ tráp bên nhà gái phải là gái chưa chồng và trẻ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu.

Tùy vào mỗi địa phương mà có quan niệm việc em gái bưng mâm quả cho chị gái khác nhau. Có vùng cho rằng em gái bưng quả cho chị gái là điều kém may mắn và người em sẽ có tình duyên trắc trở. Tuy nhiên cũng có nhiều vùng cho em gái được bưng quả cho chị gái. Tốt nhất là bạn cứ tuân theo quan niệm của địa phương mình ở để tránh những tiếng tăm về sau.

Nhiệm vụ của đội bưng quả

Nhiệm vụ của đội bưng mâm quả bên nhà trai

Đội bưng quả của nhà trai có trách nhiệm mang những lễ vật của bên nhà trai đã chuẩn bị sang bên nhà gái. Khi tiến hành bưng quả, dàn bưng quả của nhà trai phải mặc trang giống nhau. Trang phục này phải lịch sự hoặc mang truyền thống dân tộc.

Khi đến nhà gái, dàn bưng mâm quả bên nhà trai sẽ thực hiện nghi lễ trao tráp cho bên đội nhận tráp của nhà gái

Nhiệm vụ của đội bưng quả bên nhà gái

Đội bưng quả bên nhà gái có nhiệm vụ nhận các mâm quả lễ vật của nhà trai từ dàn bưng quả của nhà trai trao cho.

Tương tự như đội bên nhà trai, trang phục của đội bên nhà gái cũng phải giống nhau. Thường thì họ mặc trang phục áo dài .

Mâm quả đám cưới bao gồm những lễ vật gì?

Tùy thuộc vào từng vùng miền, lễ vật được đặt trong mâm quả có thể có sự khác nhau. Dưới đây là các lễ vật phổ biến nhất tại Việt Nam được nhà trai chuẩn bị và đặt vào trong mâm quả làm lễ vật cưới:

  • Trầu cau
  • Trái cây ngũ quả
  • Heo quay
  • Các loại bánh cưới
  • Rượu
  • Trà
  • Xôi gấc
  • Gà luộc

Ngoài các lễ vật trên, tùy thuộc vào phong tục các miền khác nhau tại Việt Nam, người ta còn đặt thêm các thứ sau vào tráp:

– Khay tem trầu- Bia , nước ngọt, nước giải khát- Bao lì xì tiền nạp tài- Đèn cầy Long Phụng

Ngoài ra còn tùy thuộc vào sự thống nhất của 2 nhà trai và nhà gái mà số lượng tráp nhiều hay ít. Thường thì có 2 dạng:

– Dạng thứ nhất gồm 5 đến 7 tráp- Dạng thứ hai gồm 9 đến 10 tráp

Cách trao lì xì khi bưng mâm quả

Gia đình của nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị sẵn những bao lì xì cho đội bưng quả. Sau khi lễ trao nhận tráp được thực hiện xong thì đội bưng quả của nhà trai và nhà gái sẽ tiến hành trao nhau những bao lì xì đỏ.

Xem thêm  Làm sổ ký tên đám cưới handmade Craft & More Vietnam | oecc.vn

Việc trao lì xì của đội bưng quả được thực hiện một cách thân mật và vui vẻ. Nó như là một lời trao duyên cho nhau của đội bưng quả của 2 nhà. Nó cũng là một lời chúc phúc tương lại giữa các cô gái và các chàng trai bưng quả. Hy vọng họ cũng có một đám cưới và hôn nhân hạnh phúc và thuận lợi.

Thứ tự mâm quả

Thứ tự người bưng mâm quả phụ thuộc vào số lượng tráp mà nhà trai và nhà gái đã thống nhất từ trước lễ cưới. Thứ tự bê quả rất được gia đình 2 bên chú trọng trong lễ cưới.

Thứ tự bưng quả phải được là theo thứ tự từ trước đến sau.

Đối với các lễ có số lượng mâm quả từ 5 đến 7, sẽ thực hiện theo thứ tự sau:

– Mâm quả trầu cau – Mâm quả trà, rượu – Mâm quả ngũ quả/ tráp trái cây – Các loại mâm quả bánh: bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía, bánh kem …

trầu cau là mâm quả không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào
trầu cau là mâm quả không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào

Đối với các lễ có số lượng mâm quả từ 9 đến 10 mâm quả, sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:

– Mâm quả trầu cau – Mâm quả trà rượu – Mâm quả heo quay – Mâm quả trái cây – Mâm quả bia , tráp nước ngọt – Mâm quả xôi gấc – Các loại mâm quả bánh như: bánh phu thê, bánh cốm, bánh kem, bánh pía …

Quy trình bưng quả đám cưới

Như đã nói ở phần trên, lễ trao mâm quả lễ vật sẽ được thực hiện tại lễ hỏi, nghĩa là trước ngày cưới. Tuy nhiên hiện tại với sự đơn giản hóa các nghi lễ nên lễ cưới và lễ hỏi thường được nhập chung và tổ chức chung 1 ngày. Do đó nghi lễ bê và nhận mâm quả cũng sẽ được thực hiện luôn trong ngày cưới.

Quy trình bê quả thường có 6 giai đoạn. Nó bắt đầu từ giai đoạn CHUẨN BỊ từ phía nhà trai và kết thúc bằng giai đoạn LẠI QUẢ từ phía nhà gái. Chúng ta sẽ cùng xem qua từ giai đoạn của quy trình bưng quả đám cưới dưới đây:

Giai đoạn chuẩn bị của quy trình bưng quả

Trước lễ cưới, thông qua Lễ Chạm Ngõ, gia đình 2 bên nhà trai và nhà gái sẽ gặp nhau để bàn bạc và thống nhất một số vấn đề liên quan để việc tổ chức lễ cưới cho đôi bạn trẻ. Các vấn đề nay liên quan đến việc chọn ngày cưới, thời gian rước dâu. Thống nhất về số lượng mâm quả lễ vật mà nhà trai sẽ mang sang nhà gái.

Nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các tráp lễ vật đã thống nhất. Tuyển chọn các chàng trai đại diện cho nhà trai để mang mâm quả qua nhà gái

Tương tự bên nhà gái cũng sẽ chọn ra những cô gái để tiến hành nhận mâm quả từ nhà trai.

Giai đoạn trao mâm quả

Đến ngày cưới, đoàn nhà trai gồm chú rể và ông bà, cha mẹ cùng các người thân, bạn bè tham gia lễ cưới sẽ mang các lễ vật chuẩn bị sẵn sẽ sang bên nhà gái trong lễ cưới.

Sau thủ tục chào hỏi giữa gia đình 2 bên xong thì mọi người dàn bưng quả 2 nhà sẽ tiến hành lễ trao và nhận mâm quả trước cửa nhà. Sau đó cùng nhau đem các mâm quả lễ vào nhà.

Sau khi trao nhận mâm quả xong, dàn bưng quả của 2 nhà sẽ trao đổi lì xì đã được chuẩn bị sẵn cho nhau với mục đích là trả duyên cho nhau.

Giai đoạn nhận tráp và mở mâm quả

Gia đình nhà trai và nhà gái sẽ ngồi xuống trò chuyện và giới thiệu cho nhau các thành viên trong gia đình.

Một đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu. Nội dung đầu tiên là giới thiệu các thành viên trong đoàn nhà trai, tiếp theo là lý do đến đây, giới thiệu các lễ vật cưới và cuối cùng là mời đại diện gia đình nhà gái nhận lễ vật và đồng ý cho 2 bạn trẻ làm lễ kết hôn.

Đại diện bên nhà gái trả lời và cùng đại diện bên nhà trai mở các mâm quả lễ vật.

Giai đoạn cô dâu ra mắt

Cô dâu sẽ được chú rể đón ra khỏi phòng và cùng ra mắt, chào hỏi gia đình nhà trai cũng như gia đình 2 bên.

Giai đoạn làm lễ gia tiên

Mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật trong mâm quả lễ vật của nhà trai mang sang để đặt lên bàn thờ gia tiên của nhà gái để cúng bái tổ tiên nhà gái. Cô dâu và chú rể cũng sẽ đến bàn thờ gia tiên nhà gái để cùng thắp hương cho tổ tiên.

Gia đoạn lại quả của bên nhà gái

Sau khi nhà gái đã nhận hết tất cả các lễ vật trong mâm quả, họ sẽ chia lại một phần các lễ vật cưới cho nhà trai đem về, việc làm này gọi là nghi thức lại quả. Khi chia lại các lễ vật họ sẽ xé bằng tay chứ không dùng dao hay kéo. Đồ lại quả thường là số chẵn. Khi trả lại các mâm quả thì nắp mâm quả để ngửa lên trên chứ không đóng lại.

Xem thêm  NÊN CHUẨN BỊ TRANG PHỤC TỰ DO THẾ NÀO KHI CHỤP ẢNH CƯỚI?

Cách chọn đội hình cho đội bưng mâm quả

Chiều cao đội hình bưng mâm quả

Chiều cao là điều quan trọng nhất trong đội hình bưng quả. Dàn bưng quả bên nhà trai phải có chiều cao tương đương nhau và dàn nhận tráp bên nhà gái cũng vậy.

Nếu cô dâu và chú rể có chiều cao tốt thì nên chọn dàn bưng quả của nhà trai có chiều cao thấp hơn chú rể. Còn dàn nhận tráp của nhà gái có chiều cao thấp hơn cô dâu. Đội hình như thế sẽ nhìn rất hài hòa và khi lên hình, cô dâu chú rể sẽ thật sự nổi bậc hẳn lên.

Có một điều thật tế là đời không như mơ. Không phải cô dâu chú rể nào cũng có chiều cao tốt và không phải bạn bè người thân nào phụ trách bưng quả cũng có chiều cao tương đương nhau. Vì thế có một giải pháp là hãy chọn trang phục của dàn bưng quả ít nổi bật hơn trang phục của cô dâu chú rể cũng là một cách hay.

Vóc dáng của đội hình bưng mâm quả

Tương tự như chiều cao, hình thể của dàn bưng quả nên chọn tương đương nhau là đẹp nhất. Đựng chọn người quá gầy đứng kế bên người quá to béo trong đội hình, nhìn rất mất cân xứng.

Chọn số lượng bưng quả theo vùng miền

Các tỉnh như từ Huế trở ra miền Bắc luôn chọn lễ vật theo số lẽ như 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp… đến 11 tráp và 15 tráp.

Trái lại, phong tục của miền Nam lại yêu cầu số tráp phải chẵn, mang ngụ ý rằng mọi thứ phải có đôi có cặp để không bị chia rẻ. Với miền Nam thì số tráp thường yêu cầu là 6 và 8 tráp, bởi những con số này biểu trưng cho tài lộc.

Vì vậy, trước khi chọn số lượng đội hình bưng tráp thì hai gia đình phải thống nhất bao nhiêu sính lễ mang sang trước đã nhé.

Trang phục của đội bưng quả

Điểm lưu ý khi chọn trang phục cho dàn bưng mâm quả của nhà gái lẫn nhà trai là:

– Chọn trang phục trang trọng, lịch sự hoặc sử dụng trang phục truyền thống Việt Nam- Trang phục phải đồng bộ về màu sắc.- Trang phục phải đồng bộ về kiểu dáng

Trang phục cho đội bưng quả nhà trai

Với đội nhà trai thì cực kỳ dễ. Chỉ cần mang trang phục áo sơ mi trắng, thắt chiếc cà vạt trang trọng cùng quần âu chỉnh tề và thêm một đôi giày tây thanh lịch nữa là hoàn hảo.

Tuy nhiên, màu sắc của cà vạt, quần âu và giày tây cũng phải đồng bộ để tạo nên hiệu ứng hài hòa.

Hoặc là các chàng bưng quả cũng có thể mặc trang phục áo dài truyền thống với đồng nhất về kiểu dáng và màu sắc cũng rất phù hợp

Trang phục cho đội bưng quả nhà gái

Áo dài là trang phục phù hợp và phổ biến nhất cho đội nhận mâm quả nhà gái. Con gái luôn cầu kỳ và điệu đà trên nhiều phương diện, vì vậy việc lựa chọn những tà áo dài bưng tráp cũng nên được các tân nương tương lai quan tâm và chăm chuốt.

Với trang phục áo dài, các nàng nhận tráp có thể kết hợp với giày cao gót và các phụ kiện cho áo dài khác như khăn đóng …

Một điều cần chú ý là tính đồng bộ trong màu sắc và kiểu dáng của chiếc áo dài dành cho đội bê quả. Màu sắc và kiểu dáng đồng bộ sẽ làm hình ảnh đội bê mâm quả thêm phần đẹp hơn.

Có thể chọn một số kiểu dáng áo dài sau:

Áo dài truyền thống: Là một loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài , che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối – Áo dài cách tân: Thực chất nó bắt nguồn từ áo dài truyền thống nhưng đi theo xu hướng mới mẻ của thời đại , quần áo dài được thay bằng váy qua đầu gối, tay áo ngắn hơn và mẫu mã cổ áo đa dạng chứ không chỉ còn là cổ cao. – Áo dài cổ điển: như những chiếc áo dài bình thường nhưng hoa văn của chúng sắc sảo hơn, màu sắc rực rỡ hơn

Những lưu ý khi chọn trang phục cho đội bưng quả đám cưới

Khi chọn trang phục cho đội hình bưng quả cần lưu ý như sau:

– Màu sắc không rực rỡ hơn cô dâu chú rể. – Không lựa chọn trang phục cầu kỳ lấn át cả cô dâu, chú rể. – Trang phục nhà trai và nhà gái phải có sự tương đồng: Nếu nhà trai mặc áo dài truyền thống thì tương tự nhà gái cũng vậy nhé. – Không lựa chọn cùng màu với trang phục cô dâu, chú rể.

Xem thêm  Top 10 Địa chỉ cho thuê váy cưới đẹp nhất Nha Trang - oecc.vn

Những điều cần tránh khi bưng quả

Từ thời xa xưa, người Việt đã có truyền thống cho rằng nếu đám cưới được tổ chức vào ngày tốt thì cô dâu và chú rể sau này mới có cuộc sống hạnh phúc, an lành. Chính vì lý do đó mà ngày nay, khi quyết định làm đám cưới, mọi người hay tìm thầy để chọn ngày lành tháng tốt.

Thậm chí người ta còn xem cả thời gian tốt trong ngày để tiến hành lễ rước dâu, lễ gia tiên cũng là vì lí do như vậy. Một số điều kiêng kỵ khi thực hiện lễ bưng quả theo người xưa truyền lại như sau:

– Những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng thì tuyệt đối không được tổ chức lễ cưới hỏi. Họ cho rằng nếu tổ chức đám cưới trong những ngày này thì không chỉ cô dâu mà những người tham gia bê quả sau này sẽ cô quạnh và khó có con.

– Để tránh việc hiếm muộn và hôn nhân không lâu bền thì không nên tổ chức lễ cưới vào năm cô dâu đang ở tuổi Kim Lâu.

– Không nên cưới vào tháng Cô Hôn, tức là tháng 7 âm lịch. Người ta cho rằng tháng này dưới Địa Phủ mở quỷ môn quan. Nếu tổ chức cưới vào tháng này cô dâu, chú rể và cả những người tham gia lễ cưới như dàn bê quả dễ bị ma ám.

– Những người tham gia bưng quả phải là những nam thanh, nữ tú. Những người này phải là người còn trẻ, độc thân. Tuyệt đối không được chọn những người đã lập gia đình, đã có con hoặc lớn tuổi hơn cô dâu, chú rể.

Có nên thuê dịch vụ bưng quả đám cưới

Thực tế, với những yêu cầu cho đội bưng quả thì nhiều cặp đôi không dễ dàng tìm đủ số lượng người đỡ tráp. Đặc biệt, khi lễ cưới hỏi của bạn không tổ chức vào ngày nghỉ, ngày lễ thì cô dâu chú rể khó có thể nhờ họ bỏ lỡ công việc, học tập để đi đỡ tráp cho bạn. Hơn nữa, quan niệm bưng quả quá 7 lần sẽ mất duyên khiến người được nhờ bưng quả có tâm lý xao động, e dè.

Vì nhiều lý do, nhiều gia đình lựa chọn đến dịch vụ thuê người bưng quả ăn hỏi để giảm tải công việc trong ngày trọng đại. Bạn chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ bố trí đầy đủ số người bưng quả trong ngày ăn hỏi.

Nếu gia đình có người thân, bạn bè nhiều ở độ tuổi chưa lập gia đình thì có thể nhờ họ đỡ tráp để gắn kết tình cảm. Chắc chắn được giúp bạn, họ cũng sẽ rất vui. Tuy nhiên, khi đám hỏi diễn ra vào ngày thường và không chủ động được số lượng người bưng quả thì chúng tôi khuyên bạn nên thuê người bưng quả ăn hỏi là phù hợp nhất.

Ưu điểm của việc thuê dịch vụ bưng quả

Gia đình có thể thuê được đội hình bưng quả đẹp đồng đều về chiều cao, tuổi tác,…Ngay cả trang phục, cách trang điểm cũng được họ chuẩn bị chu đáo và đồng điệu với nhau.

Không xảy ra vấn đề đến phút chót thiếu người bưng quả do bạn bè có việc đột xuất.

Nhược điểm của việc thuê dịch vụ bưng quả

Tốn 1 khoản chi phí trả cho công ty môi giới dịch vụ. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp thì sẽ mất thêm một khoản phí. Điều này gây khó khăn vì đám cưới có rất nhiều khoản cần chi tiêu.

Đặc biệt, bạn cũng sẽ tốn thời gian để tìm nơi cung cấp dịch vụ thuê người bưng quả ăn hỏi uy tín. Cần kí kết hợp đồng và thỏa thuận cụ thể về số lượng người, trang phục, giá cả để tránh tranh chấp ngoài ý muốn.

Giá dịch vụ bưng quả.

Qua khảo sát thị trường một số dịch vụ bưng quả tại Hà Nội của webdamcuoi trong đầu năm 2020, thì giá trung bình như sau:

– Trang phục nam áo sơ mi, quần tây. Nữ áo dài thì có giá khoảng 80.000 đến 100.000 đồng/người/show. – Trang phục nam và nữ đều áo dài và khăn đóng thì có giá cao hơn khoảng 100.000 đồng đến 120.000 đồng/người/show.

Nếu một đám cưới thuê trọn gói 18 người cho dàn bưng quả (9 nam và 9 nữ) thì sẽ tốn khoảng 1.800.000 đến 2.000.000 đồng cho 1 show.

>>> Xem thêm: Lại quả là gì? Ý nghĩa của lại quả trong cưới hỏi.

>>> Xem thêm: 9 cách kiếm thêm tiền cưới vợ ngoài thu nhập chính

áo dài bưng quả, bê tráp, bưng quả, bung qua dam hoi, bưng quả đám cưới, dàn bưng quả, đội bưng quả, mâm quả cưới, mâm quả cưới gồm những gì, nghi lễ bưng quả, quà cưới, quá trình bưng quả, trang phục bưng quả