A-Z bảng dự trù, chi phí tổ chức đám cưới Chi Tiết, Chuẩn Xác nhất

Bảng dự trù kinh phí đám cưới, chi phí tổ chức đám cưới bao nhiêu luôn là vấn đề được các cặp đôi quan tâm hàng đầu khi có ý định kết hôn. Sự đa dạng về các gói lễ cưới cũng như giá cả thị trường luôn biến động khiến bạn chưa thể tính toán được một con số cụ thể? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để giải tỏa nỗi băn khoăn này nhé!

1. Chi phí tổ chức đám cưới bao gồm những mục gì?

Tại sao cần tính toán kinh phí đám cưới?

Cưới xin là việc trọng đại của cả đời người nên việc chuẩn bị mọi thứ chu toàn không chỉ là nỗi niềm của mỗi cô dâu, chú rể mà còn của cả hai bên gia đình. Chắc hẳn ai cũng muốn có một đám cưới với thật nhiều lời chúc phúc và được nở mày nở mặt với bạn bè, anh em họ hàng và hàng xóm láng giềng phải không nào?

Tại sao cần tính toán kinh phí đám cưới?

Tại sao cần tính toán kinh phí đám cưới?

Để có một đám cưới hoàn hảo, vừa chu toàn vừa tiết kiệm thì việc tính toán chi phí là rất quan trọng. Nếu bạn có được một bảng dự trù kinh phí đám cưới sát thực tế thì sẽ chủ chủ động hơn về kinh tế so với những người không có.

Chi phí tổ chức đám cưới bao gồm những mục gì?

Văn hóa của nước ta rất đa dạng nên mỗi vùng miền sẽ có những tục lệ cưới xin khác nhau. Nhưng nhìn chung trong một đám cưới hoàn chỉnh sẽ có những chi phí sau:

– Nhẫn cưới, trang sức.

– Tiền nộp tài.

– Tiền mua mâm lễ trái cây.

– Thuê đội bưng quả và tiền lì xì.

– Tiền in thiệp cưới

– Phương tiện đi lại: Thuê xe hoa, thuê xe đi nạp tài và rước.

Xem thêm  1 Cách trang điểm đi đám cưới đẹp nhẹ nhàng tự nhiên xinh hơn cô dâu

– Rạp cưới, âm thanh và ánh sáng.

– Thuê trang phục và trang điểm (thường cho cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên gia đình).

– Trang trí bàn thờ gia tiên.

– Trái cây, bánh kẹo, nước uống cho buổi lễ.

– Tiền sửa chữa, mua sắm cho phòng tân hôn.

– Tiền mâm cỗ tiệc cưới.

– Các chi phí phát sinh khác tùy địa phương.

2. Bảng dự trù kinh phí đám cưới chi tiết, chuẩn xác nhất

Tùy vào địa phương và điều kiện tài chính mà bạn nên cân nhắc để làm sao vẫn tổ chức một đám cưới vừa đầy đủ, chu toàn mà vẫn đảm bảo không lãng phí. Sau đây hãy tham khảo bảng dự trù kinh phí đám cưới mới nhất mà …đã tổng hợp.

Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà trai

Nhà trai thường có nhiều phần chi phí để lo cho ngày cưới hơn nhà gái, cụ thể bao gồm:

– Nhẫn cưới, trang sức cho cô dâu: 40-50 triệu đồng.

– Tiền nộp tài: 10-15 triệu đồng.

– Tiền mua mâm lễ trái cây: 1-2 triệu đồng.

– Thuê đội bưng quả và tiền lì xì: 1,5-3 triệu đồng.

– Tiền in thiệp cưới: 1-1,5 triệu đồng.

– Phương tiện đi lại: 10-15 triệu đồng (thuê xe hoa, thuê xe đi nạp tài và rước dâu).

– Rạp cưới, âm thanh và ánh sáng: 20-40 triệu đồng.

– Thuê trang phục và trang điểm (chú rể và bố mẹ): 3-5 triệu đồng.

– Trang trí bàn thờ gia tiên: 1-2 triệu đồng.

– Trái cây, bánh kẹo, nước uống cho buổi lễ: 4-5 triệu đồng.

– Tiền sửa chữa, mua sắm cho phòng tân hôn: 15-20 triệu đồng.

– Tiền mâm cỗ tiệc cưới: 40-100 triệu đồng.

– Các chi phí phát sinh khác tùy địa phương: 10 triệu đồng.

Tổng: Dao động từ 157-269 triệu đồng.

Xem thêm  Ý Nghĩa Của Việc Cưới Xin Trong Đời Sống Xã Hội - Tiệc Cưới Hương Sen

Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà gái

– Trang sức cho cô dâu: 10-20 triệu đồng

– Tiền in thiệp cưới: 1-1,5 triệu đồng.

– Thuê trang phục và trang điểm (cô dâu và bố mẹ): 4-5 triệu đồng.

– Trang trí bàn thờ gia tiên: 1-2 triệu đồng.

– Trái cây, bánh kẹo, nước uống cho buổi lễ: 4-5 triệu đồng.

– Tiền mâm cỗ tiệc cưới: 40-100 triệu đồng.

– Các chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng.

Tổng: Dao động từ 70-144 triệu đồng.

3. Cách tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới

Hiện nay, các cặp đôi trẻ khi kết hôn đều có chung ý tưởng: Càng tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới càng tốt vì khoản tiền tiết kiệm được sẽ được dùng để chăm lo cho cuộc sống hôn nhân sau này.

Vậy làm sao để có thể tiết kiệm chi phí mà bạn vẫn có được một đám cưới vừa ý nhất?

Lên bảng dự trù kinh phí đám cưới theo điều kiện kinh tế

Bạn cần xác định được điều kiện kinh tế của cả hai bên gia đình để có sự lựa chọn phù hợp cho mỗi hạng mục vì trên thị trường có rất nhiều mức giá khác nhau.

Chọn được “gói” chi phí phù hợp với là bạn đã bước đầu tiết kiệm được chi phí tổ chức đám cưới rồi đấy! Bởi vì nó giúp bạn tráng được những lãng phí không cần thiết.

Chỉ mời những người thực sự cần thiết

Thực tế có không ít cặp đôi mời khách theo kiểu dù là người thân hay chỉ quen biết sơ thì đều gửi thiếp mời. Tuy nhiên bạn chỉ nên mời trong gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết ở cơ quan – những người thực sự gắn kết với mình.

Chỉ mời những người thực sự cần thiết để tiết kiệm chi phí đám cưới

Chỉ mời những người thực sự cần thiết để tiết kiệm chi phí đám cưới

Xem thêm  Top 25 Dịch Vụ Trang Trí Tiệc Cưới Hà Nội &34Xịn Xò&34

Việc cắt giảm lượng khách mời không cần thiết sẽ giúp giảm chi phí tổ chức đám cưới. Cụ thể khi it khách hơn bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn như: tiền thiệp, xe cộ và nhiều thứ khác nữa.

Tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới hơn khi tiệc và lễ cũng một địa điểm

Tổ chức lễ cưới và tiệc mừng cùng một địa điểm sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí đi lại hơn đấy. Đặc biết nếu nhà cô dâu và chủ rể gần nhau thì khoản phí xe đưa đón hai bên gia đình sẽ không còn là vấn đề nan giải nữa phải không nào?

Đặt bàn có số người ngồi nhiều hơn

Việc này sẽ giúp bạn giảm được kha khá tiền thiết kế, trang trí bàn như khăn trải bàn, hoa trang trí… Không những thế, đây cũng là một cách thông minh để tiết kiệm được chi phí cho việc đặt món trong bữa tiệc nữa đấy!

Tìm hiểu, tham khảo giá nhiều đơn vị tổ chức sự kiện khác nhau

Tất nhiên việc này không chỉ giúp hai bạn chọn được một đơn vị chuyên nghiệp, chất lượng để tổ chức hôn lễ mà còn giúp bạn so sánh được giá cả để lập bảng dự trù kinh phí đám cưới tiết kiệm nhất.

Các đơn vị này như: Phông rạp, loa đài, hội trường cưới, nhà hàng đặt tiệc, cửa hàng váy cưới,… Hãy nhớ tham khảo giá trước nhé!

Vậy là bài viết trên đã gợi ý cho bạn một bảng dự trù kinh phí đám cưới sát nhất với thị trường hiện nay. Bây giờ thì hai bạn đã có thể dựa vào đó để lên kế hoạch chi phí cho đám cưới của mình rồi đấy.

Chúc hai bạn sẽ có một đám cưới hạnh phúc trọn vẹn!