Cưới vợ, cần có bao nhiêu tiền mới đủ làm đám cưới? – webdamcuoi

Đám cưới là việc trọng đại nhất trong một đời người, ai cũng muốn mình có một đám cưới thật ấn tượng. Điều này không chỉ xảy ra với những người giàu có, với những người nổi tiếng như ca sĩ, MC…, đó là những người có khả năng tổ chức những lễ cưới với chi phí lên đến hàng tỉ đồng, mà nó còn là niềm khát khao của những người có thu nhập khiêm tốn hay các bạn trẻ mới tốt nghiệp và đi làm. Vậy có bao nhiêu tiền mới đủ để cưới vợ? Cùng xem bài viết sau và phân tích nhé.

Ai cũng đã từng có một mối tình thật đẹp và mong muốn kết thúc mối tình đó bằng một đám cưới thật đình đám. Tuy nhiên đời không như mơ, có thể nói đám cưới sẽ tốn của bạn một khoản chi phí khổng lồ. Nó đòi hỏi bạn phải có kế hoạch tích lũy và chi tiêu cặn kẽ nếu không muốn bị thiếu trước hụt sau.

Hành trình để chuẩn bị cho một đám cưới. Để có một đám cưới trọn vẹn thì bạn bắt buộc bạn phải chuẩn bị đủ ngân sách để chi tiêu cho các dịch vụ không thể thiếu trong đám cưới . Nó sẽ bao gồm 2 giai đoạn là các chi tiêu trước đám cưới và các chi tiêu trong ngày cưới

Giai đoạn 1: các chi tiêu trước đám cưới

Mua nhẫn cầu hôn

Để có thể tổ chức lễ cưới, đương nhiên bạn cần có sự đồng ý và chấp nhận của nàng. Vì thế chi phí đầu tiên là mua nhẫn cầu hôn. Một chiếc nhẫn cầu hôn dạng thường bằng vàng có đính thêm hạt đá quý có giá khoảng 3 triệu đến 4 triệu đồng.

>>> Tham khảo giá nhẫn cầu hôn tại đây

>>> Ý nghia của chiếc nhẫn cầu hôn. Khi nào thì nên tặng nhẫn cầu hôn

Mua nhẫn cưới

Nếu bạn không có màn cầu hôn và không phải mua nhẫn cầu hôn thì bạn cũng phải mua nhẫn cưới khi cưới vợ.

Có rất nhiều loại nhẫn cưới có kiểu dáng và giá cả khác nhau. Thường thì các loại có đính thêm hạt đá quý sẽ có giá cao hơn so với các loại nhẫn cưới không đính hạt. Ngoài ra nếu bạn muốn khắc tên của 2 vợ chồng lên nhẫn cưới, bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản chi phí nữa.

Một cặp nhẫn cưới giá trung bình có giá từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/cặp

>>> Tham khảo giá và kiểu nhẫn cưới tại đây

>>> Những điều lưu ý khi chọn và bảo quản nhẫn cưới

Mua trang sức cưới cho cô dâu

Ngoài nhẫn cưới, bạn còn phải sắm thêm trang sức cho cô dâu, trang sức cưới cô dâu 1 bộ thường bao gồm: bông tay, dây chuyền, lắc tay…

Những người có khả năng tài chính thì có thể tặng thêm cho cô dâu bộ vòng kiềng bằng vàng nữa

Một bộ trang sức cưới bằng vàng phổ thông như thế giá từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng

>>> Tham khảo giá bộ nữ trang cưới tại đây

>>> Trang sức cưới bằng vàng và cách phân biệt các loại vàng

Xem thêm  Những mẫu nhẫn cưới đơn giản mà đẹp

Chụp album ảnh cưới

Chụp ảnh cưới là việc không thể thiếu vì nó lưu giữ lại kỷ niệm tình yêu đẹp nhất của 2 bạn. Thường thì chi phí chụp ảnh cưới được tính theo gói, nó bao gồm chi phí chụp hình cưới, trang điểm, trang phục, hoa cầm tay, chỉnh sửa ảnh, in ra album và phóng 1 tấm ảnh cỡ lớn ép lên gỗ …

Thông thường có 3 dạng chụp ảnh cưới phổ biến nhất là:

Chụp ảnh cưới tại studio với giá khoảng 3 triệu đến 5 triệu

Chụp ảnh cưới tại phim trường ảnh cưới 8 triệu đến 10 triệu

Chụp ảnh cưới ngoại cảnh giá khoảng 15 đến 20 triệu hoặc cao hơn nữa nếu địa điểm chụp ảnh ở xa địa điểm bạn sinh sống.

Chụp ảnh cưới ngoại cảnh tốn khá nhiều chi phí của bạn
Chụp ảnh cưới ngoại cảnh tốn khá nhiều chi phí của bạn

Chi phí cho việc mua nội thất cưới

Bạn cần một giường cưới mới cho 2 vợ chồng, một bàn trang điểm cho vợ, đó là 2 nội thất bắt buộc phải sắm. Ngoài ra, bạn còn cần sắm bộ nệm drap, gối, mền mới cho cả 2 vợ chồng. Nếu muốn phòng tân hôn mình đẹp, bạn cũng phải trang trí, sơn phết lại.

>>> Thiết kế phòng tân hôn theo phong cách Zen – Nhật Bản

Các chi phí này sẽ tốn của bạn ít nhất 15 triệu đến 30 triệu đồng, tùy theo chất lượng và thương hiẹu bạn quyết định mua

Bạn có thể xem giá cả và các kiểu nội thất cần trang bị cho đám cưới bên dưới đây:

>>> Xem các kiểu giường cưới tại đây

>>> Xem giá và kiểu dáng các loại nệm cho giường cưới tại đây

>>> Xem mẫu và giá cả drap, gối tại đây

Mua thiệp cưới

Nếu bạn đãi tiệc đạt số lượng bàn nhà hàng tiệc cưới quy định, thì nhà hàng sẽ tặng thiệp cưới cho bạn.Những mẫu thiệp mà nhà hàng tặng thường giống nhau và mẫu mã khá ít. Nếu bạn muốn có 1 tấm thiệp ấn tượng hơn thì bạn phải đặt thiệp từ các nhà thiết kế thiệp chuyên nghiệp bên ngoài. Bạn yêu cầu nhà hàng là bạn sẽ không lấy phần thiệp của nhà hàng tặng mà muốn in thiệp riêng, yêu cầu nhà hàng trừ lại số tiền khuyến mãi thiệp cho bạn.

Giá thiệp cưới loại phổ thông khoảng 4000 đồng đến 7000 đồng/thiệp. Nếu bạn chọn mẫu đặt biệt hoặc mẫu có chất liệu tốt, thiết kế độc đáo thì nó có thể lên đến 20.000 đồng đến 30.000 đồng/ thiệp.

>>> 3 cách viết thiệp cưới đúng chuẩn không phải ai cũng biết

Chọn loại thiệp phổ thông và với 200 khách mời , bạn cần chuẩn bị in ít nhất 220 tấm thiệp để tính khấu hao bạn bị viết sai tên. Vậy bạn phải chi khoảng tầm 900.000 đồng cho đến 1.200.000 đồng cho việc in thiệp mời khách dự tiệc cưới

thiệp cưới ấn tượng
thiệp cưới ấn tượng

Giai đoạn 2: các chi tiêu trong ngày cưới

Giai đoan tiếp theo là các chi phí cho ngày tổ chức đám cưới. Đây là giai đoạn tốn nhiều chi phí nhất. Các dịch vụ sau đây là những dịch vụ thiết yếu mà bạn phải chi để cho lễ cưới được trọn vẹn:

Xem thêm  Đám ăn hỏi: Chú rể nên mặc gì để đẹp nhất?

Thuê trang phục cô dâu chú rể và trang điểm cô dâu trong ngày cưới:

Trong ngày cưới, ngoài trang điểm cho cô dâu, cô dâu và chú rể phải thuê trang phục cưới sử dụng trong ngày cưới của mình, trang phục cưới này được sử dụng trong lễ rước dâu và sử dụng tại tiệc cưới trong nhà hàng.

Cũng giống như chụp album ảnh cưới, thông thường các tiệm thuê đồ cưới sẽ bán theo gói dịch vụ. Một gói sẽ bao gồm:

– 2 bộ váy cưới cho cô dâu , giá thuê váy khoảng 800 ngàn cho đến 1 triệu rưỡi

– 2 bộ vest cho chú rể, giá thuê áo vest khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn

– Hoa cầm tay cô dâu, giá khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn

– Trang điểm cô dâu, giá khoảng 800 ngàn đến 1 triệu đồng

Nếu tính giá trung bình, bạn sẽ tốn khoảng 2 triệu rưỡi cho đến 3 triệu dành cho các dịch vụ kể trên

Hoa cưới cầm tay tốn của bạn khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn đồng
Hoa cưới cầm tay tốn của bạn khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn đồng

>>> Để trở thành cô dâu đẹp như hoa trong ngày cưới

>>> Hoa cầm tay của cô dâu nên chọn hoa tươi hay hoa giả

Chụp ảnh quay phim trong ngày cưới vợ

Đây là dịch vụ chụp ảnh và quay phim trong ngày cưới. Khác với chụp ảnh cưới album, dịch vụ này sẽ quay phim và chụp ảnh từ lúc rước dâu cho đến làm lễ gia tiên tại nhà, sau đó là các cảnh tại nhà hàng tiệc cưới nữa. Các ảnh chụp sẽ được nhà cung cấp rửa ra khoảng 100 tấm và giao file góc cho bạn. Video sẽ được nhà cung cấp biên tập, ghép hình, ghép nhạc và tạo thành 1 DVD giao cho bạn

Bạn sẽ phải chi 1.800.000 cho đến 2.000.000 đồng cho việc chụp ảnh.

Quay phim bạn sẽ phải tốn khoảng 2.500.000 cho đến 3.000.000 đồng

Thuê xe hoa và xe đưa rước khách trong lễ rước dâu

Thuê xe hoa cho ngày rước dâu và bạn cần thuê thêm khoảng 2 đến 3 khách 16 chỗ nữa để chở bà con, bạn bè đi rước dâu.

Giá thuê xe hoa loại phổ thông khoảng 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/xe được trang trí hoa vải và thời gian thuê là 4h và chạy không quá 40km.

Còn đối với xe khách 16 chỗ giá khoảng 1.200.000 đến 1.500.000 đồng/xe thời gian thuê cũng là 4h và không chạy quá 40km

>>> Tham khảo giá thuê xe và xe hoa tại đây

Tiền mâm quả cưới vợ

Tùy theo từng vùng miền và khả năng tài chính mà bạn chi cho tiền mâm quả ít hay nhiều. Tiền mâm quả bao gồm tiền mua các loại bánh trái, rượu trà, và heo quay nữa. Ngoài ra còn có tiền nạp tài là tiền mà nhà trai trao tặng cho nhà gái để tỏ lòng biết ơn bên nhà gái đã sinh ra và dưỡng dục cô dâu tượng lại.

>>> Sính lễ truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt

Tiền mâm quả cưới vợ
Tiền mâm quả cưới vợ

Số tiền trung bình bạn chi cho mâm quả và tiền nạp tài sẽ khoảng 8 đến 10 triệu đồng.

>>> Tham khảo giá các loại mâm quả cưới tại đây

Xem thêm  Nhã Phương - Trường Giang tung toàn bộ ảnh cưới tuyệt đẹp

>>> Cách chọn lựa đội bê tráp cho đám cưới đẹp mắt

Tiền trang trí nhà cửa, lễ gia tiên

Bạn có thể tự trang trí nhà cửa và trang trí lễ gia tiên hoặc cũng có thể nhờ bên dịch vụ trang trí, tuy nhiên tất cả đều có 1 điểm chung là đều tốn chi phí.

Nếu bạn tự trang trí bạn sẽ tốn khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng để mua các dụng cụ trang trí

Nếu bạn sử dụng dịch vụ trang trí thì chi phi sẽ cao hơn, có thể là từ 3 triệu đến 5 triệu cho các dịch vụ trang trí nhà cửa và lễ gia tiên

>>> Cách tự trang trí bàn thờ gia tiên đẹp trong ngày cưới

Chi cho nhà hàng tiệc cưới

Chi phí cho tiệc cưới tại nhà hàng, nếu tính trung bình 1 tiệc cưới khoảng 20 bàn (khoảng 200 khách dự tiệc) thì bạn tốn khoảng 80 đến 120 triệu đồng. Ngoài ra bạn cần thêm khoảng 10 triệu đồng để chi cho các dịch vụ làm lễ như MC, nhóm múa khai mạc, pháo kim tuyến …. Tại nhà hàng nữa. Tóm lại nếu đãi khoảng 20 bàn bạn tốn khoảng 100 triệu đồng cho các chi phí đãi tiệc

>>> 5 chi phí đãi tiệc tại nhà hàng tiệc cưới cần phải biết

Dưới đây là bảng tóm tắt chi phí tổ chức đám cưới để trả lời câu hỏi “Bao nhiêu tiền mới đủ cưới vợ?”

Qua bảng tính toán chi tiết trên cuối cùng cũng đã có được con số. Bạn muốn đám cưới, muốn lấy vợ, bạn phải chuẩn bị tài chính và có ít nhất 200 triệu để dành làm chi phí cho đám cưới.

200 triệu này là khoản tiền bạn cần phải có để sử dụng cho việc chi trả các dịch vụ cưới kể trên. Tất nhiên, trong tiệc cưới bạn cũng có thể thu lại tiền lì xì mừng từng quan khách để bù đấp chi phí tổ chức tiệc. Và việc sắm nhẫn và trang sức vàng cũng sẽ là tài sản của 2 bạn, Tuy nhiên các khoản tiền này sẽ đến sau đám cưới chứ không phải trong ngày cưới. Vì thế, bạn vẫn phải đảm bảo tích lũy đủ số tiền chuẩn bị cưới vợ tương đối lớn để không gặp phải những vấn đề không mong muốn liên quan đến tiền bạc và chi phí xảy ra khi tổ chức đám cưới.

Còn một khoản bạn phải chi nữa, nó là chi phí tuần trăng mật. Nó thuộc loại chi phí sau đám cưới nên webdamcuoi sẽ không đưa vào phần chi phí đám cưới. Các bạn thích vẫn thêm chi phí tuần trăng mật vào phần ngân sách của đám cưới. Chẳng hạn, 2 bạn muốn đi trăng mật tại Singapore 4 ngày 3 đêm với tour 14 triệu đồng cho 2 người, bạn cộng thêm 14 triệu vào tổng chi phí sẽ thành 214 triệu đồng cho tổng chi phí đám cưới

>>> Lập kế hoạch tuần trăng mật

>>> 5 Loại khách bạn không nên mời dự tiệc cưới của bạn

chi phí cưới, chi phí đám cưới, chi phí kết hôn, cưới vợ, đám cưới, lấy vợ, ngân sách đám cưới