Mâm ngũ quả đám cưới cần có những gì? – Vua Nệm

Các phong tục cưới hỏi ngày nay đã có sự thay đổi sao cho phù hợp với lối sống hiện đại và điều kiện sống ngày một cao hơn. Tuy nhiên, mâm ngũ quả đám cưới vẫn được giữ gìn như một nét truyền thống và nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Mặc dù đã có sự nâng cao về số lượng và chất lượng nhưng hầu hết đều giữ được ý nghĩa vốn có của nó.

Chính vì ý nghĩa quan trọng của nó mà người Việt rất chú ý tới mâm ngũ quả ngày cưới. Tùy theo vùng miền sẽ có sự biến đổi sao cho phù hợp. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày cưới có ý nghĩa gì? Bao gồm những gì? Và theo từng vùng miền thì mâm ngũ quả sẽ ra sao? Cùng theo dõi để có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị những mâm ngũ quả cưới chuẩn nhất.

Mâm ngũ quả đám cưới
Mâm ngũ quả đám cưới là lễ vật nhà trai chuẩn bị cho nhà gái như sính lễ xin cưới

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả đám cưới

1.1. Nguồn gốc của mâm ngũ quả đám cưới

Xét về nguồn gốc, theo nhiều ý kiến và các tư liệu xưa để lại thì mâm ngũ quả cưới xuất phát từ lễ nạp tài trong đám cưới. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa truyền thống, là phong tục không thể thiếu của người Việt ở cả Bắc, Trung, Nam. Mâm ngũ quả được xem là sính lễ cưới hỏi trước khi được phép rước dâu. Nó bắt nguồn từ đâu, khi nào?

Chúng ta đều biết đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong câu chuyện này, Vua Hùng đã thách cưới Sơn Tinh, Thủy Tinh với những món đồ như: Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao…Đây chính là lễ vật cần có để hỏi cưới công chúa. Sự kiện này đánh dấu cho sự ra đời của tập tục thách cưới.

Mâm ngũ quả đám cưới
Mâm ngũ quả đám cưới không thể thiếu trong đám cưới

Cũng từ tập tục này, người xưa tạo nên một lễ nghi. Khi nhà trai sang nhà gái hỏi cưới, hứa hôn thì cần phải mang theo quà cưới, hay chính là sính lễ. Thông thường, những sính lễ này được dựa trên yêu cầu của nhà gái để chuẩn bị. Tổng hợp sính lễ chính là những mâm ngũ quả cưới hay còn được gọi là các tráp. Số lượng tráp sẽ tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau.

1.2. Ý nghĩa của mâm ngũ quả đám cưới

Không phải ngẫu nhiên mà mâm ngũ quả lại được xem trọng và chú ý nhiều đến vậy trong các đám cưới. Vốn dĩ nó mang những ý nghĩa nhất định nên càng được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Trước hết, mâm ngũ quả là quà cưới được nhà trai chuẩn bị và trao cho nhà gái vào ngày ăn hỏi. Những tráp đồ sẽ được bày biện và đặt trước bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Nó thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.

Xem thêm  Top 9 Studio chụp ảnh cưới đẹp nhất tại TP Vũng Tàu - oecc.vn

Tiếp đến, khi được đặt trước bàn thờ tổ tiên nhà gái, nó cũng thể hiện cho sự ra mắt và khẳng định mối quan hệ bền chặt, gắn kết của hai hai đình cũng như hôn nhân của đôi bạn trẻ trong gia đình.

Mâm ngũ quả ngày cưới đặt trước bàn thờ
Mâm ngũ quả ngày cưới đặt trước bàn thờ tổ tiên nhà gái thể hiện sự tôn trọng của nhà trai

Ngoài ra, mâm ngũ quả đám cưới còn là biểu tượng của sự bắt đầu một ngày quan trọng – ngày hai người về chung một nhà. Đánh dấu sự bắt đầu của cuộc sống hôn nhân khi đã chính thức được công nhận bởi hai bên gia đình và tổ tiên.

Hơn nữa, những mâm tráp cưới còn thể hiện cho sự coi trọng và trách nhiệm của hai bên gia đình, con cái đối với cuộc hôn nhân này. Với những ý nghĩa thiêng liêng đó, mâm ngũ quả là lễ vật đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong các lễ cưới.

2. Mâm ngũ quả đám cưới gồm những gì?

Mâm ngũ quả cưới ở từng vùng sẽ có sự biến đổi khác nhau sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của vùng miền đó. Theo phong tục của người miền Bắc thì mâm ngũ quả thường là số lẻ, 5, 7 hoặc 9, 11… mâm. Trong khi miền Trung và Nam thường là 6, 8… mâm.

Mặc dù số mâm khác nhau nhưng số lễ trên mâm lại thường đi theo số chẵn với ý nghĩa vợ chồng đồng lòng có nhau, Chúng ta sẽ tìm hiểu mâm ngũ quả của từng vùng sẽ bao gồm những gì, khác nhau như thế nào.

2.1. Mâm ngũ quả đám cưới miền Bắc

Như đã nói, mâm ngũ quả cưới miền Bắc thường là số lẻ và số lễ là chẵn. Ví dụ, có 5 thì tráp hoa quả sẽ có 6 loại quả khác nhau, tráp rượu trà thì cần có 2 chai rượu hoặc tráp bánh thì có 50 hoặc 100 cái bánh…

Mâm ngũ quả cưới miền Bắc
Mâm ngũ quả cưới miền Bắc thường là số lẻ và số lễ là chẵn

Những mâm ngũ quả cần chính cần có là:

  • Mâm trầu cau
  • Mâm trà
  • Mâm rượu, thuốc lá
  • Mâm bánh phu thê
  • Mâm bánh cốm

Đây là 5 tráp chính không thể thiếu nhất và là những sính lễ không thể thiếu khi ăn hỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình chuẩn bị tới 7 hoặc 9 tráp. Ngoài những mâm sính lễ trên sẽ có thêm các mâm sau đây:

  • Mâm bánh đậu xanh
  • Mâm hạt sen
  • Lẵng hoa quả kết rồng phượng
  • Lợn sữa quay

Theo quan niệm của người miền Bắc, “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên dù có ít lễ hay nhiều thì đều cần phải có mâm trầu cau. Tiếp đến, người Bắc có thói quen uống trà, thưởng trà nên cũng không thể thiếu mâm trà.

Xem thêm  Nhã Phương - Trường Giang tung toàn bộ ảnh cưới tuyệt đẹp

Một mâm khác rất quan trọng là mâm rượu cùng thuốc lá. Khác với miền Nam, thường dùng là mâm trà rượu và nến, người miền Bắc thì lại có mâm rượu và đi kèm thuốc lá.

Mâm ngũ quả đám cưới trầu cau
Mâm ngũ quả đám cưới không thể thiếu trầu cau

Bên cạnh đó, các loại bánh đặc sản của miền Bắc rất được ưa thích và lựa chọn cho mâm ngũ quả đám cưới là bánh cốm, bánh đậu xanh…các loại bánh này có vị ngọt đặc trưng, tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình cảm đôi lứa.

Số lượng tráp và lễ tùy vào từng gia đình, có thể nhiều hoặc ít khác nhau. Loại lễ vật cũng tùy từng nơi mà có sự biến đổi đôi chút.

Ngoài các mâm ngũ quả này, nhà trai thường sẽ chuẩn bị thêm một mâm phong bì tiền được trao cho cô dâu để sắm đồ cưới.

2.2. Mâm ngũ quả đám cưới miền Trung

Nhìn chung, mâm ngũ quả cưới của miền Trung không quá khác biệt so với miền Bắc. Tuy nhiên, xét về hình thức thì nó không quá phô trương và cầu kỳ. Các lễ vật cũng khá đơn giản và còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình.

Mâm ngũ quả trong đám hỏi của người miền Trung không quá khắt khe mâm chẵn hay lẻ. Tuy vậy cần phải đảm bảo có 4 thứ bắt buộc, bao gồm:

  • Mâm trầu cau
  • Mâm bánh phu thê
  • Mâm chè – rượu
  • Nến tơ hồng
Mâm ngũ quả đám cưới miền Trung
Mâm ngũ quả đám cưới miền Trung không thể thiếu trả rượu để thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên

Trong đó nến tơ hồng có thể được đặt trong cùng với mâm chè – rượu. Bên cạnh các mâm chính này thì sẽ có thêm các mâm khác như:

  • Xôi gấc + gà luộc
  • Mâm trái cây
  • Nem chả

Nếu là 5 mâm tráp sẽ không có nem chả, trong khi 6 mâm sẽ có thêm một mâm nem chả này.

Theo quan niệm của người miền Trung, trầu cau là sự hòa quyện gắn kết không thể tách rời như tình cảm vợ chồng vậy. Nó thể hiện ý nghĩa trăm năm hạnh phúc. Trong khi đó bánh phu thê lại tượng trưng cho vợ chồng êm ấm, hòa thuận. Chè rượu thể hiện cho lòng thành kính, sự tôn trọng và tri ân đối với ông bà tổ tiên.

Nến tơ hồng là đại diện của hạnh phúc hôn nhân viên mãn. Thông thường sau khi lễ ăn hỏi được tổ chức xong thì sẽ có một người lớn tuổi trong gia đình có hôn nhân hạnh phúc sẽ thổi tắt nến với ý nghĩa cầu chúc cho đôi bạn trẻ cũng có một cuộc sống hôn nhân đến đầu bạc răng long.

Đây cũng chính là lý do mà mâm ngũ quả của người miền Trung không thể thiếu trầu cau, trà rượu, nến, bánh phu thê.

2.3. Mâm ngũ quả đám cưới miền Nam

Khác với miền Bắc, số mâm ngũ quả đám cưới của miền Nam thường có số chẵn. Ví dụ như 4 mâm, 6 mâm, 8 mâm hay 10 mâm…Số mâm được lựa chọn phổ biến nhất thường là 6 hoặc 8. Vì theo quan niệm của người miền Nam thì 6 và 8 tượng trưng cho tài lộc và may mắn, hạnh phúc tràn đầy.

Xem thêm  5 bước tự trang trí nhà cửa đám cưới đẹp hoàn hảo | Bản tin TP.HCM

Trường hợp các gia đình chọn 6 mâm lễ thì sẽ có những mâm sau đây:

Mâm ngũ quả cưới miền Nam
Mâm ngũ quả cưới miền Nam 6 mâm
  • Mâm trầu cau
  • Trà, rượu và nến (loại nến khắc long phụng)
  • Bánh su sê
  • Xôi gấc hình trái tim
  • Hoa quả
  • Heo quay

Nếu là 8 mâm ngũ quả cưới sẽ gồm có những mâm như sau:

  • Trầu cau
  • Trà rượu, nến khắc hình long phụng
  • Bánh phu thê
  • Trái cây
  • Bánh kem
  • Xôi gấc đỏ hình tim
  • Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới
  • Heo quay

Số lượng mâm tùy thuộc vào từng gia đình, tuy nhiên thường sẽ phải có đầy đủ trầu cau – trà rượu, nến khắc hình long phụng – bánh phu thê.

Một điểm khác biệt cơ bản của mâm lễ của người Nam so với người Bắc là mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm quần áo dài và vòng vàng, trang sức vàng để trao cho con dâu. Thường sẽ là một đôi bông tai và bộ quần áo dài để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mẹ chồng dành cho con dâu.

Tùy theo điều kiện của các gia đình chồng, số quà vàng trang sức có thể nhiều hơn. Ví dụ như vòng cổ, lắc tay, dây chuyền vàng…Trong khi người miền Bắc thường là phong bì tiền để con dâu tự mua sắm đồ cưới.

Số lượng mâm
Số lượng mâm tùy thuộc vào từng gia đình

Nói về mâm trầu cau của người Nam, khi xưa người ta sẽ chuẩn bị 60 hoặc 80 trái cau. Nhưng hiện nay, số lượng trái cau được đặt trên mâm trầu cau thường là 105 quả với ý nghĩa trăm năm hạnh phúc. Số lá trầu sẽ phải gấp đôi số quả cau, nếu số quả cau là 105 thì trầu phải là 210 lá.

Ngoài ra, mâm trái cây của người Nam phải chủ yếu là quả ngọt và nhiều loại quả khác nhau. Nó thể hiện cho tình cảm ngọt ngào và luôn tươi mới của cặp vợ chồng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về mâm ngũ quả đám cưới của từng vùng miền ở nước ta. Mỗi một nơi sẽ có những phong tục, tập quán riêng tạo nên nét bản sắc đặc trưng. Theo đó, mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt đôi chút thể hiện rõ nét bản sắc này.

Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã biết rõ mâm ngũ quả cưới gồm có những gì để chuẩn bị sao cho có những mâm sính lễ đúng chuẩn nhất, đẹp nhất trao cho gia đình nhà gái.