8 nghi lễ tiệc cưới tại nhà hàng không thể thiếu khi đãi tiệc. – webdamcuoi

Đây là những nghi lễ tiệc cưới tại nhà hàng không thể thiếu khi đãi tiệc cưới. Những nghi lễ này giúp tiệc cưới của bạn thêm hoành tráng và lãng mạn.

Rất nhiều người chọn đãi tiệc tại nhà hàng tiệc cưới vào buổi tối sau khi lễ cưới đã hoàn tất vào buổi sáng. Tại đây, nhà hàng sẽ thực hiện nhiều nghi thức và chương trình để làm cho tiệc cưới của bạn thêm sôi động và náo nhiệt. Các nghi thức thực hiện tại nhà hàng đều mang không khí hoành tráng và huyên náo chứ không trang nghiêm như các nghi lễ cưới thực hiện tại tư gia.

Một khi bạn đã đãi tiệc tại nhà hàng tiệc cưới thì bạn nên yêu cầu bên đó thực hiện đầy đủ các nghi thức lễ cưới tại nhà hàng sau đây. Những nghi thức này đều là những nghi thức cơ bản khi bạn đãi tiệc tại nhà hàng tiệc cưới. Tất cả các nghi thức này đều được những người phụ trách quay phim, chụp ảnh bắt trọn để tạo ra nhưng tấm ảnh, những thước phim đầy giá trị cho tiệc cưới của bạn.

Đón khách

Đón khách là nghi thức đầu tiên trong nhiều nghi thức lễ cưới tại nhà hàng tiệc cưới mà bạn sẽ thực hiện. Nhà hàng lúc nào cũng bố trí sẵn một khu vực đón khách cho cô dâu và chú rể. Khu vực này thường là ngay trước sảnh tiệc cưới. Tại khu vực đón khách, sẽ có một bàn được trang trí rất đẹp được đặt ngay khu vực này. Bàn này gọi là bàn ký tên. Trên bàn sẽ có 2 người phụ trách hỗ trợ khách dự tiệc ký tên lưu niệm, bên cạnh đó còn đặt thùng thư để chứ các tiền mừng của khách dự tiệc tặng cho cô dâu chú rể nữa.

Kế bên bàn ký tên là khung hình chụp phóng lớn của cô dâu và chú rể. Rất nhiều khách dự tiệc sẽ tìm thấy được sảnh tiệc của bạn khi nhìn vào khung hình phóng lớn này.

Cô dâu và chú rể cũng nên đứng tại khu vực đón khách này để đón khách và chào mừng khách mời đến dự tiệc cưới của mình.

Nghi lễ tiệc cưới ra mắt khách mời.

Trước khi bước vào phần phục vụ tiệc cưới thì bao giờ nhà hàng tiệc cưới cũng có phần làm lễ cưới cho cô dâu và chú rể. Phần này được khởi đầu bằng điệu múa khai mạc của các vũ công. Sau đó MC sẽ giới thiệu phần ra mắt của cô dâu và chú rể.

Xem thêm  Những kiêng kỵ trong phòng tân hôn

Cô dâu và chú rể sẽ ra mắt khách mời từ cửa ngoài sảnh tiệc và cùng nhau tiến lên sân khấu trên con đường được trải thảm ngay trung tâm sảnh tiệc. Khi đó, tất cả đèn trong sảnh đều tắt chỉ tập trung đèn tại sân khấu để thu hút sự chú ý của mọi người. Đèn follow sẽ theo chân cô dâu và chú rể từng cửa sảnh lên đến sân khấu.

Nghi lễ tiệc cưới rót rượu vào tháp ly

Nghi thức rót rượu vào tháp ly là một trong những nghi lễ tiệc cưới lãng mạn nhất. Cô dâu và chú rể sẽ tay trong tay cùng nhau rót đầy những ly rượu được xếp theo hình tháp đặt bên trái của sân khấu. Điệu nhạc nhẹ nhàng và lãng mạn cũng được xướng lên trong quá trình thực hiện nghi lễ này.

Mỗi chiếc ly trong tháp ly đều được nhà hàng đặt đá khói vào. Khi rượu được rót vào ly phản ứng với đá khói sẽ tạo nên những làn khói trắng nhẹ nhàng. Đây là giây phút mà tất cả những người phụ trách chụp ảnh và quay phim đều phải nắm bắt và đưa vào khung hình của mình.

Mời trà hoặc rượu cha mẹ

Đây là nghi lễ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn công dưỡng dục của cô dâu và chú rể dành cho song thân của hai bên. Cô dâu và chú rể theo sự hướng dẫn của MC sẽ dùng hai tay bưng trà hoặc rượu mời bố mẹ của chú rể và bố mẹ của cô dâu.

Trước khi diễn ra nghi thức thì bên nhà hàng đã chuẩn bị sẵn sàng những ly thức uống này cho cô dâu và chú rể mời cha mẹ. Thức uống được sử dụng ở đây có thể là trà hoặc là bia rượu tùy theo sự sắp xếp của nhà hàng.

Những bản nhạc về tình cha mẹ sẽ được cử lên khi thực hiện nghi lễ này. Hoặc cũng có thể không sử dụng nhạc, thay vào đó MC sẽ đọc những bài thơ liên quan đến tình cha mẹ để làm nền cho nghi lễ mời trà cha mẹ

Nghi lễ tiệc cưới uống rượu giao bôi

Nghi lễ uống rượu giao bôi của cô dâu chú rể thường được cử hành sau nghi lễ mời rượu cha mẹ. Cô dâu và chú rể đứng trên trung tâm của sân khấu. Mỗi người cầm một ly rượu hoặc ly bia trên tay. Tay bắt chéo và giao tay với nhau cùng uống cạn ly bia.

Xem thêm  Lời dẫn MC đám cưới hay nhất, duyên dáng nhất 2020 - Luxury Wedding - Chụp Ảnh Cưới Trọn Gói

Về mặt ý nghĩa, rượu giao bôi đại diện cho hình ảnh phu thê đồng lòng, trong vợ có chồng và trồng ta có vợ. Nó còn tượng trưng cho hình ảnh vợ chồng đồng cam cộng khổ, cùng bên nhau vượt quá tất cả các khó khăn của cuộc sống.

Cùng lúc đó MC cũng mời tất cả khách mời dự tiệc cùng nâng ly lên để chúc mừng cho hôn lễ hạnh phúc và trọn vẹn của cô dâu, chú rể ngày hôm nay. Khoảng khắc này cũng là một trong những khoảng khắc lãng mạn nhất mà các nhà hàng tiệc cưới đầu tư thực hiện dành cho khách hàng của mình.

Nghi lễ tiệc cưới cắt bánh cưới

Song song với nghi thức tiệc cưới rót rượu vào tháp ly thì nghi thức tiệc cưới cắt bánh cưới cũng là một nghi thức lễ cưới tại nhà hàng mà những người quay phim và chụp ảnh cần nắm bắt để đưa vào khung hình.

Tất cả các bánh cưới tại nhà hàng đều là dạng bánh cưới nhiều tầng. Tối thiểu thì nó cũng có ít nhất là 3 tầng. Cần lưu ý một điều là có 2 dạng bánh cưới khác nhau là bánh cưới thật và bánh cưới giả.

Bánh cưới thật là tất cả các tầng bánh cưới đều là bánh thật, có thể ăn được. Còn bánh cưới giả thì chỉ có cái bánh của tầng trên cùng là bánh thật. Còn lại các tầng bên dưới đều là bánh giả. Người ta dùng mâm hoặc những thao nhựa để làm khung, sau đó trang trí kem, hoa văn lên đó. Bánh cưới giả thường rất to và hoành tráng nhưng đương nhiên nó không thể cắt và cũng không thể ăn được.

Nếu bánh cưới của bạn là bánh thực thì khi thực hiện nghi lễ cắt bánh, bạn sẽ cắt hết toàn bộ các bánh từ tầng trên cùng cho đến tầng thấp nhất. Còn nếu bánh cưới của bạn là bánh giả thì bạn chỉ cắt cái bánh trên cùng thôi.

Về nghi thức cắt bánh, cũng giống như nghi thức rót rượu vào tháp ly, cô dâu và chú rể sẽ tay trong tay cùng cầm dao từ từ cắt chiếc bánh cưới. Chiếc bánh cưới thường được nhà hàng xếp bên tay phải của sân khấu, ngược lại với hướng của chiếc tháp ly.

Nghi thức cắt bánh cũng là một trong những nghi thức cuối cùng trên sân khấu của cô dâu và chú rể. Sau nghi thức này thì tiệc cưới chính thức được diễn ra, các món ăn sẽ được phục vụ cho tất cả các khách mời dự tiệc.

Xem thêm  Hình ảnh nhẫn cưới tuyệt đẹp

Chào bàn

Sau khi kết thúc chương trình nghi lễ cưới trên sân khấu tại nhà hàng tiệc cưới, cô dâu và chú rể có thể vào phòng nghỉ ngơi 1 chút. Cô dâu có thể thay đổi trang phục váy cưới nếu có kế hoạch mặc nhiều kiểu váy khách nhau trong buổi tiệc. Sau đó họ sẽ thực hiện nghi thức chào bàn.

Nghi thức chào bàn tiệc cưới là cô dâu, chú rể cũng những người thân của mình như anh chị em và cha mẹ sẽ đến từng bàn tiệc mời rượu và chụp ảnh với các vị khách dự tiệc. Đây là dịp cô dâu và chú rể có thể tiếp cận và trò truyện ngắn gọn với các vị khách mời. Nghi thức chào bàn cũng giúp cho cô dâu và chú rể lưu lại hình ảnh tất cả những vị khách mời dự tiệc của mình vào album đãi tiệc cưới của mình.

Sau này, khi mở album ra, họ có thể thấy được hình ảnh những người đã đến dự tiệc và chúc phúc cho mình trong bữa tiệc cưới trọng đại nhất của đời người.

Tiễn khách

Tiễn khách là nghi thức tiệc cưới cuối cùng của buổi tiệc. Cô dâu và chú rể sẽ đứng tại cửa ra vào của sảnh tiệc để tiễn khách và cám ơn sự hiện diện của các vị khách mời đã đến tham dự, chia vui với họ trong bữa tiệc cưới.

Khách ra về thường theo từng nhóm, đó có thể là nhóm đồng nghiệp, nhóm bà con, nhóm bạn học …Vì thế, thời gian tiễn khách cũng là thời gian cô dâu và chú rể chụp ảnh lưu niệm ngày cưới của mình với từng nhóm khách dự tiệc.

Sau ngày cưới, những bức ảnh này có thể được gửi cho từng người qua các ứng dụng điện thoại. Hoặc có thể đăng lên trên mạng xã hội của cô dâu và chú rể để mọi người đều có thể xem.

>>> Xem thêm: 5 dịch vụ cưới không thể thiếu khi đãi tiệc tại nhà hàng

>>> Xem thêm: 5 chi phí đãi tiệc phải hiểu rõ khi đặt nhà hàng tiệc cưới

nghi lễ cưới tại nhà hàng, nghi lễ cưới tại nhà hàng tiệc cưới, nghi lễ tiệc cưới, nghi thức lễ cưới, nghi thức lễ cưới tại nhà hàng, nhà hàng tiệc cưới