Tráp dạm ngõ đẹp 190k đầy đủ Cau rượu thuốc chè HOA TƯƠI

Dạm ngõ là một nghi thức đầu tiên và không thể thiếu trong tục lệ cưới truyền thống, Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước lễ ăn hỏi và lễ đón dâu. Thủ tục nhà trai mang tráp dạm ngõ sang nhà gái giống như một buổi gặp mặt thân mật giữa gia đình 2 bên, đồng thời nói chuyên và tìm hiểu sâu về gia cảnh, con người và điều kiện của 2 bên… để có những đánh giá nhất định rồi mới bàn tính đến chuyện trăm năm của 2 bạn trẻ.

1. Tráp dạm ngõ là gì?

Trong thời buổi hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ không biết thủ tục lễ dạm ngõ để làm gì và bao gồm những gì, cần phải chuẩn bị gì để có buổi lễ dạm ngõ thành công. Bạn có thể hiểu đơn giản “Lễ dạm ngõ là bước đầu gặp gỡ của hai bên gia đình để đặt vấn đề cho 2 bạn trẻ yêu nhau tiến tới một quan hệ nghiêm túc.” Còn tráp dạm ngõ là 1 lễ vật nhà trai cần chuẩn bị để mang sang nhà gái.

2. Lễ dạm ngõ được tổ chức khi nào?

Là một nghi thức quan trọng đầu tiên, nên cả 2 gia đình cùng chọn ra một ngày thật đẹp, quyết định về thời gian, ngày giờ để tổ chức được suôn sẻ nhất. Đặc biệt về mặt thời gian 2 bên cần được thỏa thuận trước để đảm bảo chuẩn bị chu đáo, tránh những sai sót nhỏ làm ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của 2 gia đình dành cho nhau. Tuy vào điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị lễ vật tráp dạm ngõ phù hợp.

Xem thêm  Nên đeo nhẫn cưới tay nào? Vị trí đeo nhẫn cưới của con trai và con gái

3. Các thành phần tham gia trong buổi Lễ chạm ngõ

Vì là buổi lễ thân mậ giữa 2 gia đình nên các thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ chủ yếu là bố mẹ, ông bà, cô chú bác ruột của cô dâu và chú rể. Thường sẽ khoảng 5 đến 7 người bên nhà trai và nhà gái cũng vậy. Để buổi lễ dạm ngõ diễn ra đúng giờ, 2 bên gia đình đều phải thông báo chính xác thời gian cho những người tham gia để chủ động có mặt đúng giờ.

4. Nhà trai cần chuẩn bị tráp dạm ngõ gồm những gì?

Theo phong tục của người Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà, lễ vật tráp dạm ngõ trong lễ dạm ngõ cũng giống như món quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái vậy. Cho nên việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật theo phogn tục địa phương là điều mà bất cứ một lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua. Thường tráp dạm ngõ sẽ bao gồm trầu cau, chè, rượu thuốc, bánh và hoa quả, kèm theo trang trí hoa tươi là đẹp và lịch sự. Nhưng chú ý là toàn bộ sác lễ vật trong tráp dạm ngõ đẹp đều phải là những loại ngon nhất và đẹp nhất để thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái.

5. Nhà gái cần chuẩn bị gì trong buổi chạm ngõ

Trong khi nhà trai chuẩn bị lễ vật tráp dạm ngõ, thì bên phía nhà gái cũng cần phải chuân rbij chu đáo cho việc đón tiếp thể hiện sự cởi mở, quý trọng. Đây cũng là cách để nhà gái tạo ấn tượng với gia đình nhà trai và giúp con gái mình có cuộc sống hạnh phúc về sau.

Xem thêm  Báo giá thuê váy cưới Hà Nội giá rẻ ở Palatino Studio

+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát.

+ Bài trí bàn thờ tổ tiên, bày mâm ngũ quả đầy đủ để mời ông bà về tham gia cùng trong ngày tổ chức lễ dạm ngõ. Mặt khác, khi gia đình nhà trai mang tráp dạm ngõ đến, chú rể sẽ đại diện dâng lên cúng và thắp hương bàn thờ tổ tiên nên cần chú trọng công việc ngày.

+ Chuẩn bị chỗ đậu xe, bàn ghế, trà nước để đón tiếp chu đáo nhất.

+ Nhà gái có thể chuẩn bị sẵn bữa cơm để đãi khách sau lễ thăm hỏi, mâm cỗ không cần quá câu fkyf những vẫn phải tươm tất và đầy đặn để thể hiện sự hiếu khách của gia đình mình.

6. Trình tự buổi lễ dạm ngõ truyền thống

+ Đúng giờ đoàn phía nhà trai tiền hành mang tráp dạp ngõ di chuyển đến nhà gái. Nếu gần có thể đi bộ hoặc đi xe máy, còn xa thì nên đi bằng ô tô sẽ tiện hơn cho cả đoàn.

+ Sau khi gặp mặt chào hỏi, bắt tay và ngồi vào nhà trò tuyện, đại diện bên phía nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu những người tham gia và thưa chuyện với gia đình nhà gái về lý do sang chơi và ngỏ ý muốn của mình. Khi đó cô dâu sẽ là người chủ động tiếp trà nước cho 2 bên gia đình.

+ Tiếp đến là đại diện nhà gái sẽ tiếp lời nhằm bày tỏ cám cơn, giới thiệu và trình bày ý kiến của mình về mong muốn của nhà trai. Nếu 2 bên gia đình cùng thống nhất ý kiến cho đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau thì nhà gái sẽ dẫn chú rể và cô dâu đến trước bàn thờ để thắp hướng trình diện tổ tiên.

Xem thêm  Gợi ý 6 thực đơn mâm cỗ hải sản thơm ngon hấp dẫn dễ làm đãi khách

+ Sau đó 2 bên gia đình tiếp tục trò chuyện và bàn bạc về ngày ăn hỏi, ngày cưới và các lễ vật yêu cầu và đi đến thống nhất chung.

+ Cuối cùng, kết thúc lễ dạm ngõ đại diện nhà gái sẽ đứng lên mời cơm 2 bên gia đình để tạo sự thân mật, tôn trọng đối với các thành viên tham gia trong buổi lễ dạm ngõ.

Qua những chia sẻ hữu ích về lễ dạm ngõ, lễ vật tráp dạm ngõ, các thủ thục trong lễ dạm ngõ truyền thống của người Việt Nam. Hy vọng các đôi bạn trẻ và gia đình đã nắm được mình cần phải chuẩn bị những gì để tổ chức một buổi dạm ngõ thành công tốt đẹp nhằm mang lại hạnh phúc cho con cháu.