MUA BÁN DATA KHÁCH HÀNG LÀ GÌ, BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

Bán data khách hàng, mua bán data khách hàng, bán data, mua bán data, mua data khách hàng, mua thông tin khách hàng, cần bán data khách hàng, dữ liệu khách hàng, data khách hàng, data khách hàng là gì, bán dữ liệu khách hàng.

Chỉ cần bạn tìm kiếm từ khóa “data khách hàng” hay các từ đại loại như dữ liệu thông tin của khách hàng trên trang tìm kiếm thì hàng loạt kết quả sẽ hiện ra. Như vậy cho thấy việc bảo mật thông tin khách hàng hiện nay chưa được đảm bảo, thông tin khách hàng bị công khai nhiều như vậy, phần lớn là do hành vi mua bán data khách hàng quá phổ biến, việc này làm ảnh hưởng và gây ra một số phiền phức cho khách hàng. Vậy, hành vi mua bán data này có vi phạm pháp luật không? Và pháp luật xử lí như nào đối với hành vi này? Trong bài viết này công ty Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ cho bạn đọc tham khảo.

Hành vi tự ý bán data của khách hàng có vi phạm pháp luật không?

Bạn đã bao giờ bị nhiều cuộc gọi làm phiền như mời mua bảo hiểm, mua đất, mua bảo hiểm, mời tham gia các khóa học tiếng anh giá rẻ cam kết đầu ra, hay thậm chỉ là nhận những cuộc gọi lừa đảo là bạn đã trúng thưởng chiếc xe, chiếc điện thoại, chiếc đồng hồ là một trong những người may mắn nhất chưa? Việc này là do thông tin của bạn đã bị bán cho các tổ chức khác, như vậy hành vi bán data này có vi phạm pháp luật không?

Xem thêm  Xét nghiệm CRP là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm

Hành vi bán data khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật được quy định theo Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, luật an ninh mạng cụ thể dưới đây

a) Theo Bộ luật dân sự 2015

Theo Điều 38 về quyền riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân và khoản 2 Điều 387 thông tin trong giao kết hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015 quy định thì hành vi mua bán data khách hàng chính là hành vi cung cấp thông tin riêng tư của khách hàng như các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của khách hàng, các bí mật về gia đình, bí mật về cá nhân mà khách hàng không muốn công khai cho bất kì người nào hoặc tổ chức nào khác.

Việc tổ chức hoặc người nào đó sử dụng, lưu giữ, thu thập, công khai thông tin của khách hàng mà liên quan đến đời sống riêng tư của kháng hay bí mật của họ thì phải được người đó đồng ý, còn liên quan đến bí mật gia đình của họ thì phải được các thành viên trong gia đình đồng ý. Quy định tại Điều 38 này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được sự tôn trọng đời sống của mỗi cá nhân.

Trong quá trình giao kết hợp đồng thì các thông tin mà khách hàng cung cấp có thể là các thông tin bí mật của khách hàng không thể tiết lộ. Trong đó bao gồm số điện thoại riêng, hay số máy bàn của gia đình, hay địa chỉ nhà, hay địa chỉ email …nếu chưa được cá nhân đó đồng ý thì không được công khai. Tức là khi bên giao kết nhận được thông tin của khách hàng thì phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin cho khách hàng, không được sử dụng để mua bán thương mại hay vì mục đích trái luật khác.

Xem thêm  Doanh Nghiệp B2B Ở Việt Nam, Ví Dụ Mới Nhất Về Mô Hình B2B B2C Ở Việt Nam

Hiện nay nhiều trường hợp như xin số điện thoại của khách hàng khi mua quần áo để làm thẻ VIP, mua bán nhà đất thì xin các thông tin như số điện thoại, email, địa chỉ, …và nhiều trường hợp khác để tiến hành thu thập thông tin khách hàng nhằm rao bán data khách hàng với mục đích thương mại, hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống của khách hàng.

mua bán data khách hàng

b) Theo Bộ luật hình sự 2015

Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 quy định nếu việc rao bán data khách hàng mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng cả về vật chất và phi vật chất thì chủ thể thực hiện hành vi bán data sẽ có thể bị xử lí hình sự với tội danh là đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

c) Theo Luật an toàn thông tin mạng 2015:

Theo Điều 7 của Luật an toàn thông tin mạng 2015 thì nghiêm cấm các hành vi sử dụng, thu thập, kinh doanh, phát tán trái pháp luật các thông tin cá nhân của người khác; cấm các hành vi lợi dụng điểm yếu, sơ hở của hệ thống thông tin để khai thác, thu thập thông tin cá nhân,… các hành vi này được xem là vi phạm pháp luật

Pháp luật xử lí thế nào đối với hành vi mua bán data của khách hàng?

  • Trước hết, nếu hậu quả gây ra chưa thực sự nghiêm trọng thì hành vi này sẽ bị xử lí vi phạm hành chính, cụ thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu đồng, ngoài ra còn buộc phải tiêu hủy tang vật có chứa thông tin của khách hàng (Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP) hoặc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu- 70 triệu nếu thuộc khoản 5 Điều 66 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP
  • Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán Data sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 triệu- 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc chủ thể này có thể bị phạt tù từ 06 tháng- 03 năm
Xem thêm  Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Như vậy, hành vi mua bán data của khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào từng mức độ của hành vi thì chủ thể thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các mức xử phạt khác nhau sao cho thích đáng. Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn, cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.