Các loại chính của các rủi ro kinh doanh

Các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các loại rủi ro, vài trong số đó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về lợi nhuận thậm chí là phá sản. Trong khi tất cả các công ty lớn đều có bộ phận chuyên quản lý rủi ro thì các doanh nghiệp nhỏ hơn thường bỏ qua vấn đề này.

Vì vậy, trong bốn phần của bài học này, bạn sẽ được học những điều cơ bản về quản lý rủi ro và làm thế nào để có thể áp dụng chúng cho doanh nghiệp của mình.

Phần đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại rủi ro chính mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải. Doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro chiến lược, rủi ro tuân thủ, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính và rủi ro về uy tín. Bạn sẽ hiểu được các loại rủi ro này là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp của bạn. Tiếp đến, chúng ta sẽ nhận biết các đặc điểm cụ thể và cách đối phó với những rủi ro này trong các phần tiếp theo.

1. Rủi ro Chiến lược

Mọi người đều biết rằng một doanh nghiệp thành công cần một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Nhưng thực tế là mọi thứ đều có thể thay đổi, và kế hoạch hoàn hảo của bạn đôi khi sẽ nhanh chóng bị lạc hậu.

Đây gọi là rủi ro chiến lược. Đó chính là nguy cơ khi chiến lược của công ty bạn trở nên kém hiệu quả và công ty phải cố gắng để đạt được mục tiêu. Đó có thể do sự thay đổi công nghệ, do một đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng vừa bước vào thị trường, do nhu cầu khách hàng thay đổi, do chi phí nguyên vật liệu tăng đột biến hoặc do bất kì thay đổi mang tính quy mô nào khác.

Lấy ví dụ một số công ty đã từng phải đối mặt với rủi ro chiến lược trong lịch sử. Vài trong số đó đã điều chỉnh chiến lược để thích nghi thành công, một số khác thì không.

Một ví dụ điển hình là Kodak, công ty có vị trí thống lĩnh trong thị trường sản xuất phim chụp khi một trong những kỹ sư của họ đã phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số vào năm 1975, phát minh này bị coi là mối đe dọa tới mô hình kinh doanh chủ chốt của Kodak và họ đã thất bại khi không phát triển sản phẩm mới này.

Với nhận thức muộn màng, giả như Kodak có thể phân tích rủi ro chiến lược một cách cẩn thận hơn, nó có thể nhận ra không sớm thì muộn sẽ có một công ty khác bắt đầu nghiên cứu và sản xuất máy ảnh kĩ thuật số, do đó, Kodak đã có thể tự chiếm lĩnh thị trường này thay vì để công ty khác làm hộ.

Không thể thích nghi được với rủi ro chiến lược đã khiến Kodak phá sản. Kodak đã trở thành bài học phá sản cho vô số công ty nhỏ hơn để họ có thể tập trung xây dựng hình ảnh công ty của mình, và nếu như kodak có thể nhận ra sớm hơn, nó đã không đánh mất vị trí thống trị của mình.

Tuy nhiên, đối mặt với rủi ro chiến lược không hẳn là thảm khốc. Hãy nghĩ đến Xerox, đồng nghĩa với nghĩ tới một sản phẩm thành công rực rỡ và duy nhất, đó là máy photocopy của Xerox. Sự phát triển của công nghệ in laze là một rủi ro chiến lược với vị thế của Xerox, nhưng khác với Kodak, nó có thể thích nghi với công nghệ mới và thay đổi mô hình kinh doanh. In laze đã trở thành dây truyền kinh doanh trị giá hàng tỷ đô của Xerox, và công ty này đã vượt qua được rủi ro chiến lược.

Xem thêm  Brochure là gì ? Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure

2. Rủi ro tuân thủ

Doanh nghiệp của bạn có tuân thủ tất cả các điều luật cần thiết trong kinh doanh không?

Tất nhiên là có (Tôi hy vọng thế!). Nhưng luật pháp thay đổi liên tục và doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các luật bổ sung trong tương lai. Khi mở rộng doanh nghiệp, cần tuân theo những quy định mới mà chưa từng áp dụng trước đó.

Ví dụ: bạn điều hành một trang trại hữu cơ ở California và bán sản phẩm của bạn tại các cửa hàng tạp hóa trên khắp Hoa Kỳ. Mọi thứ đều hết sức tốt đẹp khiến bạn quyết định mở rộng sang thị trường Châu Âu và bắt đầu bán sản phẩm tại đây.

Thật tuyệt vời, nhưng bạn lại phải chịu rủi ro tuân thủ nghiêm ngặt. Các quốc gia Châu Âu có các quy tắc an toàn riêng đối với thực phẩm của họ, nguyên tắc thương hiệu và nhiều hơn nữa. Nếu bạn thành lập chi nhánh ở Châu Âu, bạn sẽ phải tuân thủ các quy tắc về thuế và kế toán ở khu vực đó. Doanh nghiệp của bạn sẽ mất một khoản chi phí lớn để đáp ứng tất cả các yêu cầu bổ sung này.

Thậm chí khi doanh nghiệp của bạn không mở rộng ra khu vực khác thì bạn vẫn có thể gặp phải rủi ro tuân thủ ngay cả khi bạn chỉ mở rộng dòng sản phẩm của mình. Giả sử,ngoài thực phẩm, trang trại ở California của bạn bắt đầu sản xuất rượu vang. Những quy định mới với việc bán rượu có thể khiến bạn tốn kém một khoản.

Và cuối cùng, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn chẳng có gì thay đổi thì bạn vẫn có thể gặp phải những quy định mới bất cứ lúc nào. Ví dụ như quy tắc bảo vệ giữ liệu mới đòi hỏi bạn phải tăng cường bảo mật trang web. Hay là quy định về an toàn cho nhân viên khiến bạn phải đầu tư thiết bị mới và an toàn hơn cho nhà máy của mình. Hoặc vô tình bạn vi phạm một quy tắc nào đó và bạn sẽ phải nộp phạt vì điều đó. Tất cả những điều này liên quan đến chi phí và rủi ro tuân thủ đối với doanh nghiệp của bạn.

Trong những trường hợp cực đoan, rủi ro tuân thủ có thế ảnh hưởng đến tương lai doanh nghiệp của bạn và biến thành rủi ro chiến lược. Hãy nghĩ đến những công ty thuốc lá, họ phải đối mặt với việc bị hạn chế quảng cáo sản phẩm, hay ví dụ như những dịch vụ chia sẻ âm nhạc trực tuyến vào cuối những năm 1990 bị kiện vì vi phạm bản quyền và không thể tiếp tục hoạt động. Chúng tôi đang chia các rủi ro này thành các loại khác nhau nhưng dường như chúng bị trùng lặp.

Xem thêm  Bật mí cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Internet

3. Rủi ro hoạt động

Từ đầu đến giờ, chúng ta tìm hiểu về những rủi ro do nguyên nhân khách quan. Nhưng chính công ty của bạn cũng là một nhân tố rủi ro.

Rủi ro hoạt động là lỗi không mong muốn trong hoạt động thường ngày của công ty bạn. Đó có thể là do lỗi kỹ thuật như mất điện hay do nhân công hoặc quy trình sản xuất.

Trong một số trường hợp, có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động. Ví dụ, hãy thử xem xét rủi ro mà một trong những nhân viên của bạn viết sai số tiền trên séc, thanh toán USD100,000 thay vì USD10.000 từ tài khoản công ty bạn.

Đó là lỗi từ “nhân sự” nhưng cũng là lỗi của “quy trình hoạt động”. Chúng ta có thể hạn chế lỗi này bằng một quy trình thanh toán an toàn hơn, ví như nên có nhân viên thứ 2 kiểm tra lại mọi vấn đề thanh toán hoặc sử dụng một hệ thống điện tử có thể đánh dấu lại các khoản đáng ngờ để xem xét lại.

Trong một số trường hợp, rủi ro hoạt động còn do những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, ví dụ như thiên tai, cắt điện, trục trặc với trang chủ website của doanh nghiệp. Bất cứ điều gì làm gián đoạn hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi rủi ro hoạt động.

Dù các yếu tố dẫn đến rủi ro hoạt động có vẻ chẳng là gì khi so sánh với rủi ro chiến lược mà chúng ta đã đề cập ở phần trước nhưng những rủi ro hoạt động vẫn ảnh hưởng lớn tới công ty bạn. Rủi ro hoạt động không chỉ cần chi phí để khắc phục sự cố mà còn làm gián đoạn liên lạc với công ty bạn hay không thể giao hàng cho những đơn hàng đặt trước, hậu quả là sự sụt giảm doanh thu cũng như ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.

4. Rủi ro Tài chính

Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi phí phát sinh hay sụt giảm doanh thu. Nhưng rủi ro tài chính lại phản ánh cụ thể dòng tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột.

Ví dụ: Giả sử phần lớn doanh thu của doanh nghiệp bạn là từ một khách hàng lớn và bạn gia hạn thời hạn thanh toán cho khách đến 60 ngày (để biết thêm về việc gia hạn thời hạn thanh toán và đối phó với việc lưu thông tiền tệ, hãy xem bài hướng dẫn trước đó của chúng tôi)

Trong trường hợp này, bạn đang phải đối mặt với rủi ro tài chính nghiêm trọng. Nếu khách hàng đó không thể thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán vì bất cứ nguyên nhân gì thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ gặp rắc rối lớn.

Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nếu đó là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả 8% thì bây giờ bạn phải trả tới 15%. Đó là khoản chi phí phát sinh lớn đối với doanh nghiệp của bạn và đó được coi là một rủi ro tài chính.

Xem thêm  SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Rủi ro tài chính sẽ tăng lên khi bạn kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Chúng ta hãy trở lại với ví dụ về trang trại ở California khi họ bán sản phẩm của mình ở Châu Âu. Khi họ bán hàng ở Pháp hay Đức, doanh thu là đồng euro, ở Anh là bảng Anh. Tỷ giá luôn giao động, điều này nghĩa là tổng thu bằng tiền đô la cũng sẽ thay đổi theo. Ví như công ty có thể bán được nhiều hàng hơn trong tháng tới nhưng khoản doanh thu bằng đô la lại ít hơn. Đó là rủi ro tài chính nghiêm trọng với doanh nghiệp của bạn.

5. Rủi ro về uy tín

Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: dù bạn kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì uy tín của doanh nghiệp là thứ quan trọng bậc nhất.

Nếu uy tín doanh nghiệp của bạn bị tổn hại, bạn lập tức bị mất doanh thu vì khách hàng sẽ thận trọng hơn khi làm ăn với bạn. Ngoài ra nó còn có những ảnh hưởng khác nữa. Nhân viên của bạn có thể bỏ việc. Bạn sẽ khó tìm được người thay thế khi những ứng cử viên tiềm năng không muốn ứng tuyển vào công ty nếu họ nghe được những điều tiếng không hay về công ty bạn. Các nhà cung cấp sẽ giảm bớt ưu đãi. Các nhà quảng cáo, nhà tài trợ hay đối tác có thể quyết định không hợp tác với bạn nữa.

Rủi ro uy tín từ những vụ kiện tụng, từ việc thu hồi sản phẩm, từ những thông tin tiêu cực về bạn hay nhân viên của bạn, hoặc từ những lời chỉ trích nặng nề về sản phẩm và dịch vụ công ty bạn. Vào thời điểm này, thậm chí đó không chỉ là sự tổn hại về uy tín mà có thể là cái chết từ từ khi hàng nghìn bình luận và phản hồi tiêu cực trực tuyến về sản phẩm của bạn

Các bước tiếp theo

Giờ bạn đã biết những rủi ro chính mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải. Chúng tôi đã đề cập đến năm loại rủi ro kinh doanh và đưa ra ví dụ về ảnh hưởng của nó đến hoạt động doanh nghiệp của bạn.

Đây là nền tảng của chiến lược quản lí rủi ro với doanh nghiệp nhưng tất nhiên còn rất nhiều thứ phải làm. Bước tiếp theo là tìm hiểu kĩ hơn về từng loại rủi ro và xác định cụ thể điều gì có thể xảy ra sai sót và tác động của chúng đến doanh nghiệp.

Điều này không được sử dụng nhiều, ví dụ, để thông báo “doanh nghiệp của chúng tôi có thể đối mặt với rủi ro hoạt động”. Bạn cần phải có cái nhìn sâu sắc, hiểu rõ từng khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp mình để nhận thấy có thể xảy ra sai sót ở khâu nào. Sau đó bạn mới có thể đề ra chiến lược để đối phó với những rủi ro ấy.

Chúng tôi sẽ giới thiệu những điều này ở phần hướng dẫn sau, vì vậy hãy theo dõi loạt bài về cách quản lí rủi ro kinh doanh trong phần sau. Tiếp theo sẽ là bài hướng dẫn cách đánh giá các loại rủi ro khác nhau.