Ngành Digital Marketing: Học gì, học ở đâu, ra trường làm gì?

Bạn yêu thích công nghệ và cảm thấy Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người? Bạn mong muốn làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo và không ngừng đổi mới? Vậy thì ngành Digital Marketing có thể là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về một trong những loại hình marketing không thể thiếu trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay nhé.

>> Review trường: Du học thạc sĩ ngành Marketing tại đại học Aston, Birmingham, Anh Quốc

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số) là toàn bộ các hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay Internet để kết nối với khách hàng và quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu của doanh nghiệp. Sự phát triển của Internet cũng như công nghệ trong thời đại 4.0 đã thay đổi hoàn toàn cách thức khách hàng tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua hàng. Điều này đóng vai trò như chất xúc tác cho sự phát triển của Digital Marketing, trở thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing tổng thể của các doanh nghiệp.

Một đặc điểm của Digital Marketing đó là sự liên tục thay đổi, biến động khi làm việc trên những công cụ số bởi tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ. So với các hình thức Marketing truyền thống, Digital Marketing cho phép các doanh nghiệp phân tích và đo lường hiệu quả dễ dàng hơn thông qua dữ liệu trực tuyến từ những hoạt động đó đem lại.

Từ góc độ doanh nghiệp, Digital Marketing thường được xác định bằng những chiến thuật và kênh kỹ thuật số mà doanh nghiệp sử dụng để kết nối với khách hàng khi họ trực tuyến trên Internet. Có thể kể đến website và hệ thống mạng xã hội của doanh nghiệp cho đến những tài sản thương hiệu trực tuyến như quảng cáo kỹ thuật số, email marketing, quan hệ công chúng trực tuyến… Một chiến dịch Digital Marketing luôn nằm trong một chiến dịch Marketing tổng thể và hỗ trợ để đạt được những mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.

Tại sao nên học ngành học này?

Theo báo cáo từ Hootsuite và We are Social về Xu hướng Digital tại Việt Nam năm 2020 – 2021, số người dùng Internet ở Việt Nam là 68,72 triệu người, chiếm hơn 70% dân số. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ sử dụng các nền tảng mảng xã hội cao với hơn 72 triệu người. Trong đó, số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào mảng xã hội cũng ở mức cao với 67.16 triệu người, chiếm 68% dân số.

Xem thêm  Hướng dẫn cách làm Typography trong Illustrator Isometric

Dựa vào báo cáo trên, ta có thể thấy tần suất sử dụng Internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Chính vì thế, việc các doanh nghiệp thực thi digital marketing sẽ tạo cơ hội lớn để tiếp cận với khách hàng, tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng. Đặc biệt, trong tương lai, với sự phát triển của nhiều công nghệ mới như AI, Big Data, Digital Marketing sẽ trở thành một thành phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing của bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào.

>> Du học ngành Marketing ở đâu tốt với chi phí phải chăng?

Học Digital Marketing là học gì?

Đa số các khoá học về Digital Marketing có một lộ trình khá rõ ràng, bắt đầu với những môn học cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này. Sau đó, các khoá học sẽ cho phép sinh viên lựa chọn và theo học những kiến thức cũng như những kĩ năng chuyên sâu như tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị qua email hay quảng cáo trong marketing. Một số phần học chính trong các khoá học Digital Marketing là:

  • Lập kế hoạch và chiến lược: Các khoá học thường kết hợp giữa việc xây dựng chiến lược và áp dụng trong các công cụ digital marketing. Các môn học liên quan đến chiến lược digital marketing sẽ cho phép các bạn học cách lên kế hoạch và thực hiện một chiến dịch marketing thành công, kết hợp giữa các công cụ marketing truyền thống và kĩ thuật số.

  • Truyền thông mạng xã hội: Những môn học chuyên sâu về truyền thông trên mạng xã hội sẽ giúp bạn nắm vững những chiến lược tiếp thị trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm tăng tương tác và xây dựng thương hiệu đối với đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được nghiên cứu về cách đánh giá và đo lượng hiệu quả của những chiến dịch digital marketing thông qua các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights hay Web Analytics.

  • Hành vi/Tâm lí người tiêu dùng: Các môn học này tập trung vào lí thuyết cũng như kĩ năng để nghiên cứu và thấu hiểu người tiêu dùng, từ đó giúp bạn có thể hoạch định chiến dịch digital marketing hiệu quả hơn, gây ảnh hưởng lớn hơn đến với người tiêu dùng trong môi trường kĩ thuật số

Xem thêm  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Dưới đây là một ví dụ về khoá học Thạc sĩ Digital Marketing tại Đại học Southampton, Anh Quốc:

Học Digital Marketing ở đâu?

Nếu bạn muốn trải nghiệm ngành học Digital Marketing trong một môi trường quốc tế, bạn có thể tham khảo các khoá học về Digital Marketing trên Hotcourses Vietnam. Với công cụ tìm kiếm của Hotcourses Vietnam, bạn có thể tìm kiếm các chương trình học Digital Marketing bậc cử nhân và thạc sĩ tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Đồng thời, bạn có thể tìm kiếm các khoá học dựa trên điểm đến, bậc học cũng như chi phí du học.

Hiện nay, có một số khoá học Digital Marketing miễn phí, kéo dài vài giờ hoặc vài tuần nhằm cung cấp cho bạn một số kiến thức và kĩ năng cơ bản về Digital Marketing. Trước khi quyết định du học về Digital Marketing, bạn có thể tham khảo một số khoá học trực tuyến để biết rằng mình có thực sự phù hợp và muốn theo đuổi ngành nghề này trong tương lai hay không. Bạn có thể tham khảo một số khoá học uy tín từ Facebook, Google hoặc các khoá học trực tuyến về Digital Marketing trên Udemy, Coursera. Bạn cũng có thể tìm hiểu về Digital Marketing qua các blog, trang web và diễn đàn.

>> Yêu cầu tư vấn chọn trường du học ngành Marketing (miễn phí)

Mức lương ngành Digital Marketing

Theo báo cáo từ First Alliances về mức lương trung bình các ngành nghề tại Việt Nam năm 2021, mức lương của vị trí Digital Marketing Manager với khoảng 3 năm kinh nghiệm là từ 1500 đến 2000 USD (tương đương 34 đến 46 triệu VNĐ). Với số năm kinh nghiệm 10 năm trở lên, vị trí Marketing Director có mức lương từ 5000 đến 7000 USD (tương đương 115 đến 161 triệu đồng).

Xem thêm  7P Trong Marketing là gì? Chiến lược, Quy trình Triển Khai - Tmarketing

Triển vọng nghề nghiệp chuyên ngành Digital Marketing

Với tấm bằng về Digital Marketing, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn. Digital Marketing là một khái niệm rất rộng và được chia nhỏ thành nhiều công cụ marketing khác nhau. Tuỳ theo nguyên vọng và năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn làm việc chuyên sâu tại các marketing agency về một trong những công cụ của digital marketing như:

  • Social media marketing: tiếp thị truyền thông xã hội là việc sử dụng các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn hay Zalo để quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ.

  • Content marketing: đây là một hình thức marketing tập trung vào việc tạo ra nội dung hữu ích cho khách hàng mục tiêu, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp.

  • Search engine optimization (SEO): tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là việc tăng khả năng hiển thị và thứ hạng của một website trên các trang kết quả của cộng cụ tìm kiếm, ví dụ như Google.

  • Digital Advertising: hình thức quảng cáo về một thông điệp sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua Internet. Có 3 hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến là: quảng cáo trả tiền trên mỗi click chuột (PPC), Quảng cáo hiển thị (đặt banner trên các website, quảng cáo trên điện thoại hay ứng dụng điện thoại) và quảng cáo trên các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube).

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các phòng ban liên quan đến marketing nói chung và digital marketing nói riêng của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), điện tử, du lịch và dịch vụ, công nghệ, giáo dục, ngân hàng,…

Nguồn tham khảo: Prospect, Top Universities, Hubspot