SME là gì? Phân loại Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

SME LÀ GÌ?

  • SME, viết tắt của Small and Medium-sized Enterprises, là Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, nhân sự người lao động hay doanh thu.
  • Doanh nghiệp SME có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người
  • Doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống
  • Doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ VNĐ

Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.

Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem thêm  Bản đồ chiến lược của vinamilk

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP SME

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:

  • Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (trên 95%).
  • Giữ vai trò ổn định nền kinh tế – thanh giảm sốc cho nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn.
  • Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
  • Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa SME thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
  • Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Xem thêm  Internet Archive - Wayback Machine là gì và dùng để làm gì?

DOANH NGHIỆP SME Ở MỸ

Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) phân loại các doanh nghiệp nhỏ theo cơ cấu:

  • Sở hữu
  • Số lượng nhân viên
  • Thu nhập
  • Ngành

Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, một doanh nghiệp vừa và nhỏ là một công ty có từ 500 nhân viên trở xuống. Ngược lại, các doanh nghiệp khai thác quặng đồng và quặng niken có thể có tới 1.500 lao động và vẫn được xác định là DN SME.

Giống như EU, Hoa Kỳ phân loại rõ ràng các công ty có ít hơn 10 nhân viên là văn phòng nhỏ / văn phòng tại nhà (SOHO).

Khi nói đến báo cáo thuế, Sở Thuế vụ (IRS) không phân loại các doanh nghiệp thành SME. Thay vào đó, nó tách các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân tự kinh doanh thành một nhóm và các doanh nghiệp lớn đến quy mô vừa thành một nhóm khác. IRS phân loại các doanh nghiệp nhỏ là các công ty có tài sản từ 10 triệu đô la trở xuống và các doanh nghiệp lớn là những công ty có tài sản trên 10 triệu đô la.

TÓM TẮT SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES LÀ GÌ?

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là những doanh nghiệp duy trì doanh thu, tài sản hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định.
  • Mỗi quốc gia có định nghĩa riêng về những gì cấu thành một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sử dụng rất nhiều người và giúp hình thành sự đổi mới.
  • Các chính phủ thường xuyên đưa ra các biện pháp khuyến khích, bao gồm đối xử thuận lợi về thuế và khả năng tiếp cận các khoản vay tốt hơn, để giúp duy trì SME.
Xem thêm  Cách cài đặt WordPress tiếng Việt | oecc.vn tiếng Việt

Nguồn: Wikipedia, Investopedia