Theo học ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?

Trong những năm gần đây, ngành Tài chính ngân hàng trở thành một ngành học “hot” và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy học ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các thí sinh những thông tin liên quan đến ngành học này.

1. Tìm hiểu ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính ngân hàng có tên tiếng Anh là Finance and Banking, đây là một ngành khá rộng, bao gồm các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Trong đó, tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.

Tại các trường đại học và cao đẳng, ngành Tài chính ngân hàng cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, quản trị tín dụng… Bên cạnh đó, ngành học này còn trang bị cho người học một tầng kiến thức về cách quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ hiện đại, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, khi theo học ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên sẽ có hiểu biết về các công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả. Đồng thời nắm rõ về quy trình hoạt động tài chính, cách thống kê, kế toán thuế và lĩnh vực bảo hiểm trong ngân hàng.

tài chính ngân hàng thi khối nàoTheo học ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?

Xem thêm: Những điều cần biết về ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Xem thêm  GoStream là gì? Hướng dẫn LiveStream kiếm tiền từ video có sẵn với GoStream

2. Học ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?

Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo quy định mỗi ngành học sẽ được xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn, có những trường dành 1 – 2 tổ hợp môn xét tuyển. Tuy nhiên, có trường xét tuyển đến 4 tổ hợp môn đối với ngành Tài chính ngân hàng để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Đối với ngành Tài chính ngân hàng, các thí sinh có thể đăng ký dự thi khối A hoặc khối D, tùy theo phương án tuyển sinh của từng trường mà xét tuyển các môn thi khác nhau. Thông thường, các tổ hợp môn xét tuyển gồm:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
  • C02: Ngữ văn, Toán- Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh
  • D11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Sự đa dạng về tổ hợp xét tuyển của ngành Tài chính ngân hàng đã đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho thí sinh. Do đó, các bạn có thể chọn lựa những tổ hợp môn xét tuyển có lợi thế nhất để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường.

Bên cạnh phương thức xét tuyển dựa vào bằng kết quả thi THPT quốc gia, có nhiều trường còn xét học bạ THPT của thí sinh. Trong đó, có trường xét kết quả 3 năm học lớp 12, có trường xét tuyển năm lớp 12 hay xét một số môn và kỳ học nhất định.

Xem thêm  Flagship Store Là Gì? Vai Trò Của Cửa Hàng Flagship Đối Với Thương Hiệu Hải Triều

3. Ngành Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?

Những năm gần đây, ngành Tài chính ngân hàng được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển, với cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hấp dẫn. Do đó, ngành học này đang thu hút đông đảo thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học đào tạo ngành này.

Chính vì vậy, ngành Tài chính ngân hàng luôn nằm trong top ngành có điểm chuẩn cao so với những ngành đào tạo khác. Ở những trường đại học top đầu, điểm chuẩn của ngành luôn ở mức 22 – 24 điểm. Còn với những trường thuộc top dưới, điểm chuẩn dao động ở ngưỡng 15 – 20 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Mức điểm chuẩn của ngành Tài chính ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường nên các sĩ tử cần chú ý tham khảo, tìm hiểu kỹ để có thể chọn cho mình một địa chỉ học tập phù hợp với năng lực bản thân.

tài chính ngân hàng thi khối nàoTheo học ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?

4. Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng

Với những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực Tài chính ngân hàng, bạn có nhiều cơ hội việc làm và có thể đảm nhận được các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
  • Chuyên viên kế toán;
  • Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại;
  • chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán;
  • Chuyên viên định giá tài sản;
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế;
  • Chuyên viên tài trợ thương mại;
  • Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
  • Các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực tài chính;
  • Trở thành giảng viên giảng dạy các môn liên quan đến lĩnh vực Tài chính ngân hàng;
  • Làm việc tại các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp với các vị trí như nhân viên bộ phận phụ trách tiền lương, cán bộ thuế ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
Xem thêm  Liên kết nội bộ,liên kết ngoài-Hướng dẫn SEO onpage[phần 3]

Với những vị trí trên, bạn có thể dự tuyển vào các cơ quan khác như:

  • Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, hay các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính…
  • Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
  • Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
  • Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay các viện nghiên cứu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các thí sinh nắm được ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào cũng như các vị trí công việc của ngành này.

Tổng hợp