Marketing là gì? Tầm quan trọng của marketing với doanh nghiệp

Mục lục

Ngày nay, khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp luôn không ngừng nắm bắt và cập nhập những xu hướng mới nhất trong thị trường để tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp. Và một trong những phương tiện giúp bạn tiếp cận thị trường và là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp đó là các hoạt động marketing. Vậy marketing là gì? Tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Marketing là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ marketing trong doanh nghiệp, tuy nhiên tại bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến khái niệm marketing được định nghĩa bởi Philip Kotler – Mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại. Ông định nghĩa Marketing như sau:

“ Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp”.

Trong quá trình phát triển của marketing, ban đầu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sau đó dần dần marketing phát triển và áp dụng trong sản xuất công nghiệp, các ngành dịch vụ và phi thương mại. Sau đó, marketing tiếp tục xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh như sức khỏe, chính trị, văn hóa, xã hội,… và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp.

marketing-la-gi Marketing là để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước lập kế hoạch Marketing tổng thể

2. Phân loại marketing

Marketing có thể phân thành hai loại đó là: Marketing truyền thống (marketing cổ điển) hay marketing hiện đại.

– Marketing truyền thống diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông, là hoạt động marketing chỉ làm việc với thị trường và trên các kênh lưu thông. Marketing truyền thống không chú trọng đến khách hàng mà chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và dịch vụ.

Marketing truyền thống bao gồm các hình thức như: quảng cáo bằng tờ rơi, tổ chức Event, tài trợ cho các chương trình, sự kiện, tiếp thị quan điện thoại, quảng cáo trên truyền hình, tiếp thị quan thuq điện tử.

– Marketing hiện đại là marketing chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường khách hàng là quan trọng nhất và nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề then chốt. Marketing hiện đại hoạt động với mục tiêu là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và nhờ đó tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Marketing hiện đại bao gồm các hình thức như: SEO, xây dựng Website, Video Marketing, Social Media Marketing, Search Engine Marketing.

marketing-la-gi Marketing phân thành hai loại Marketing truyền thống và Marketing hiện đại

3. Sự khác biệt giữa Marketing và quảng cáo

Hiểu được khái niệm Marketing là gì, thế nhưng vẫn còn rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.

Marketing là toàn bộ các công việc và quá trình liên quan đến bán hàng và quảng bá thương hiệu đến người dùng. Đó có thể là nghiên cứu sản phẩm, phân tích thị trường, nghiên cứu chiến lược bán hàng, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng mới và cũ.

Xem thêm  Yêu cầu quyền sở hữu Hồ sơ doanh nghiệp - Google Doanh Nghiệp Việt Nam

Marketing quyết định thiết lập khâu bán hàng và phân phối sản phầm. Công việc tiếp thị này cần sử dụng nhiều nền tảng để truyền thông, quảng bá sản phẩm nhằm kết nối bên cung cấp hành hóa dịch vụ và khách hàng. Từ đó tạo sự tương tác và lòng trung thành giữa 2 bên.

Trong khi đó, hình thức quảng cáo chỉ là một phần nhỏ trong chiến dịch Marketing tổng thể nhằm thúc đẩy toàn bộ chiến lược tiếp thị đến đich nhanh hơn.

Quảng cáo muốn đạt hiệu hiệu cao thì doanh nghiệp cần phải trả phí cho các phương tiện truyền thông nhằm tăng cường sự nhận diện của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu.

4. Tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp

Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt ra. Một số lợi ích mà marketing mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

– Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình: Thông qua các hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng mục tiêu và khám phá ra được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp.

– Hiểu rõ môi trường kinh doanh: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu marketing doanh nghiệp có thể hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và xác định được môi trường đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với doanh nghiệp

– Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: các hoạt động nghiên cứu marketing cũng giúp bạn nhận rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó doanh nghiệp của bạn sẽ đưa ra được những phương hướng hoạt động hiệu quả nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.

– Giúp doanh nghiệp xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp: sản phẩm – giá – phân phối – xúc tiến để tạo bước đà tốt nhất giúp những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường và những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường có những điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh.

marketing-la-gi Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp

Marketing là một hoạt động then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn không biết làm Marketing hay bạn đã tốn quá nhiều chi phí Marketing nhưng không hề mang lại hiệu quả, chính vì thế doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing cùng các những hoạt động Marketing mang lại những hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

– Tạo dựng thương hiệu chuyên nghiệp: Hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng nhằm mục đích đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và giúp khách hàng nhận biết rõ ràng hơn. Qúa trình xây dựng và lan tỏa thương hiệu cần thực hiện thường xuyên, xuyên suốt và có sự hỗ trợ của các hoạt động Marketing.

– Nâng cao doanh số bán hàng: Mọi chiến lược kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm điều điều đó, các hoạt động Marketing phải được triển khai hiệu quả, đúng hướng để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của bạn nhiều hơn.

Xem thêm  PBN Là Gì? Cách Xây Dựng PBN Bền Vững Mới 2020

5. Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay

1. SEO

SEO – (viết tắt của Search Engine Optimization) là quá trình thực hiện tối ưu hóa nội dung của website sao cho những bài viết đó xuất hiện ở thứ hạng cao nhất dựa trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Trên thực tế rất nhiều marketer lựa chọn SEO trên công cụ tìm kiếm Google để thu hút khách hàng quan tâm. Việc tối ưu SEO sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng đem lại hiệu quả cao bền vững.

2. Blog marketing

Không nhất thiết cứ phải là website, với các blog doanh nghiệp bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng chúng với mục đích đăng tải các thông tin, kiến thức hữu ích của sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp của bạn, đồng thời còn giúp bạn duy trì, củng cố và vươn tầm sức ảnh hưởng thương hiệu doanh nghiệp tới người đọc.

3. Các kênh Social marketing

marketing-la-gi

Kênh Social marketing

Tiếp cận và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng chính là một trong những công việc quyết định thành công của marketing. Vậy thì hãy đến với những nơi mà khách hàng thường xuất hiện, đó chính là các kênh mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng nâng thương hiệu của mình tới khách hàng, đồng thời đem được sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng tốt nhất.

4. SEM

SEM (viết tắt của Search Engine Marketing) Thông thường mục tiêu sử dụng SEM của doanh nghiệp chính là tăng sự hiện diện của thương hiệu doanh nghiệp nhiều nhất tới các khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt link liên kết đến các trang website của mình.

5. Video Marketing

Vì sao không gộp video marking vào Social marketing? Vì ngày nay khách hàng đã trở nên thông thái hơn, có nhiều lựa chọn và sẽ đắn đo nhiều hơn trước những lựa chọn đó. Việc sử dụng video có đầu tư chất lượng để làm marketing sẽ nhanh chóng thu hút những khách hàng tiềm năng của bạn tới sản phẩm và vui vẻ trả tiền cho những sản phẩm đó. Hơn nữa khả năng video marketing hoàn toàn có thể được sử dụng nhiều trong các chiến dịch.

6. Print Marketing

Thay vì cầm điện thoại/laptop, rất nhiều người lại ưa chuộng việc cầm trên tay những ấn phẩm, tạp chí báo chí. Bạn có thể khai thác thói quen này của khách hàng để đăng tải các bài content liên quan tới khách hàng.

7. Email Marketing

Email Marketing là hình thức để doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm và kết nối với khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp. Ngoài ra công cụ này còn được sử dụng để chăm sóc khách hàng tiềm năng và cuối cùng chuyển đổi họ thành khách hàng. Nội dung của các Email thường là giới thiệu sản phẩm hoặc mục đích thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động nào đó có lợi cho doanh nghiệp.

8. Paid Advertising

Paid Advertising bao gồm nhiều khái niệm Marketing quan trọng. Đó có thể là các cách tiếp cận truyền thông nhứ TVC và quảng cáo trên phương tiện truyền thông in ấn. Hoặc những phương thức quảng cáo nổi tiếng trên Internet như: PPC (trả tiền cho lần nhấp chuôt), Native Advertising (quảng cáo ngữ cảnh), Quảng cáo trên Social Media (Facebook, Tiktok, Google Display Network).

Xem thêm  SEO Audit là gì? Các bước audit 1 website như thế nào?

9. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết. Bằng việc liên kết các hệ thống nền tảng, các doanh nghiệp có thể sở hữu trong tay hàng trăm ngàn đội ngũ bán hàng mà không cần trả lương cho họ. Doanh nghiệp chỉ cần trả một phần hoa hồng cho hệ thống quản lý nền tảng, và người quản lý hệ thống sẽ tự chia lại 1 phần hoa hồng cho những người bán hàng.

10. Brand Marketing

Brand Marketing hay Marketing thương hiệu là hình thức Marketing dựa trên quá trình định hình nhận thức của khách hàng và kết nối với đối tượng mục tiêu. Brand Maketing sử dụng cách kể chuyện sáng tạo, nhiều cảm xúc, cảm hứng để kết nối cảm xúc với khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Brand Marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Quảng bá hình ảnh thương hiệu qua các chương trình tài trợ, tham dự triển lãm, tổ chức sự kiện tại điểm bán.

>> Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? 4 bước xây dựng chiến lược marketing trực tiếp

6. Bật mí khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing”

Khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing được thầy Thùy Nguyên xây dựng, chắt lọc, đưa ra những vấn đề cốt lõi nhất để người học Marketing có cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về Marketing Online.

Khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing”

Lộ trình khóa học bao gồm 34 bài giảng, được chia làm 10 nội dung chính như sau: Tổng quan về bản chất của Marketing, quy trình Marketing, yếu tố tác doanh nghiệp, phân khúc thị trường, phân tích khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu, quyết định về sản phẩm, quyết định về giá, quyết định về kênh phân phối, truyền thông.

Khóa học này là một khóa đặc biệt, được chia thành 10 modules, trải rộng từ lịch sử marketing, quy trình marketing, các yếu tố tác động đến doanh nghiệp (10 modules được trình bày chi tiết trong phần nội dung). Người học được tiếp cận với lượng kiến thức mà thông thường một người sẽ mất 3 năm để có thể hoàn thành.

Kết thúc khóa học, học viên sẽ được tiếp cận với những kiến thức khổng lồ mà mình còn thiếu, biết cách phân khúc thị trường, định hướng thương hiệu và định giá một cách chính xác nhất về Marketing.

XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

XEM NGAY: 9 bước xây dựng chiến lược Marketing

Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về marketing và tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp. Tham khoả ngay những khóa học marketing online ngay hôm nay để khám phá thế giới kiên thức rộng mở cùng những chuyên gia hàng đầu Unica

Chia sẻ Đánh giá : 1 2 3 4 5 Tags: Marketing

Bài liên quan

  • Marketing quốc tế - Thời cơ hay thách thức đối với doanh nghiệp

    Marketing quốc tế – Thời cơ hay thách thức đối với doanh nghiệp

  • Customer journey là gì? Cách tạo Customer Journey Map cho doanh nghiệp

    Customer journey là gì? Cách tạo Customer Journey Map cho doanh nghiệp

  • Top 5 cách thu hút khách hàng đỉnh cao nhất hiện nay

    Top 5 cách thu hút khách hàng đỉnh cao nhất hiện nay

  • Inbound Marketing là gì? Điểm khác biệt với Outbound Marketing

    Inbound Marketing là gì? Điểm khác biệt với Outbound Marketing

  • Supply chain là gì? Phân biệt Logistics và Supply Chain

    Supply chain là gì? Phân biệt Logistics và Supply Chain

  • Các công cụ Marketing được sử dụng hiệu quả trong thời đại 4.0

    Các công cụ Marketing được sử dụng hiệu quả trong thời đại 4.0